Truy cập

Hôm nay:
3775
Hôm qua:
4937
Tuần này:
18999
Tháng này:
109749
Tất cả:
8081569

Phát huy giá trị lễ hội truyền thống mùa xuân

Mỗi mùa xuân đến, cùng với sự bừng sắc của vạn vật, cỏ hoa xua tan đi giá lạnh u ám của mùa đông, truyền hơi ấm của đất trời vào lòng người khiến ai nấy đều rạo rực, vui tươi, thì thời điểm ấy lễ hội mùa xuân cũng mở.

Ba Doi.jpg
Lễ rước kiệu tại lễ hội truyền thống Sòng Sơn - Ba Dội.


Tiếng trống, chiêng rộn rã bồi hồi thúc giục những bước chân nhanh về hội. Quần áo mới thắm tươi muôn màu sắc tưởng như một dòng sông hoa đang dồn tụ về.
Trong không gian của lễ hội mùa xuân mơ mà thực, ta bắt gặp các cụ già phơ phơ mái đầu bạc, chống gậy trúc lên chùa, tay lần tràng hạt, miệng niệm “Nam mô” thành kính. Những người trung niên đội lễ lên đền, lòng thầm ước một năm mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh. Từng tốp các cô thôn nữ xúng xính áo váy, khăn thêu, thoắt ẩn thoắt hiện, chen chân trong dòng người nườm nượp kéo về hội lễ, với tiếng cười khúc khích, trẻ trung như mùa xuân tràn đầy sức sống. Lễ hội mùa xuân in dấu trong ta suốt cả một đời.
Theo quy luật chuyển dịch của tạo hóa, của đất trời, hàng năm cứ vào tháng Giêng âm lịch, khắp mọi vùng miền ở xứ Thanh đều diễn ra lễ hội mùa xuân. Lễ hội được bắt nguồn từ xa xưa với một niềm tin có tính cộng đồng: đời sống của con người ở một mức độ nào đó có thể bị chi phối mạnh mẽ bởi các hiện tượng siêu nhiên, vô hình, bởi vậy con người thành kính với thánh thần, họ tin rằng lực lượng siêu nhiên có thể giúp họ tránh được tai ương, bất trắc và có được một cuộc sống yên ổn, đủ đầy, sinh sôi nảy nở. Với niềm tin tín ngưỡng chân chất, nguyên sơ ấy, lễ hội ra đời đáp ứng đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp thời tối cổ. Lễ hội chính là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với những người có công với dân, với nước và đã hóa thân thành sông núi; tri ân tiền nhân, trời, phật và bách thần phù cho quốc thái, dân an, cuộc sống sung túc, một năm an lành, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Xứ Thanh - miền đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của các triều vua chúa và anh hùng hào kiệt rạng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, với 1.553 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gắn liền với lễ hội cổ truyền nhiều nghìn năm lịch sử. Thanh Hóa có tới hàng trăm lễ hội hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và quy mô lớn bé khác nhau. Lễ hội mùa xuân náo nức, tưng bừng ở xứ Thanh kéo dài từ tháng Giêng cho tới tận tháng Ba âm lịch.
Cũng như các lễ hội khác diễn ra trong năm, lễ hội mùa xuân thường có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức mang tính tâm linh của những người đang sống đối với tổ tiên, thần linh, những người có tên và không tên có nhiều công lao đối với đất nước, quê hương, làng xóm, dòng tộc. Phần hội là những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống mà hệ thống trò xoay quanh những tích, truyện hoặc phong tục vốn có từ xa xưa gắn liền với di tích phong phú và đặc sắc.
Lễ hội mùa xuân ở xứ Thanh gắn liền với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và sống bằng nghề nông, nghề biển, nghề rừng. Lễ hội đều tập trung vào thời điểm nông nhàn, quy mô rộng cả một vùng và liên vùng, lại vừa có quy mô trong một làng, một bản, một dòng tộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giao lưu văn hóa, nhu cầu giải trí và ngưỡng vọng tâm linh, giải tỏa những tình cảm dồn nén. Đây chính là dịp để con người thăng hoa trong tâm thức, được hòa đồng vào không gian thiêng, đảm bảo sự cân bằng về tâm lý, tình cảm giúp họ lao động, sản xuất tốt hơn.
Lễ hội mùa xuân còn thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng trong mối quan hệ giữa con người với con người. Mọi người có quyền bàn bạc, đóng góp, tự giác tham gia lễ hội, vui chơi, ca hát không phân biệt giàu nghèo, tinh thần dân chủ ấy được phát huy với những giá trị tốt đẹp cho mỗi người dân và cả cộng đồng.
Lễ hội mùa xuân là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Thanh Hóa. Thời gian gần đây, mặt trái của kinh tế thị trường cũng len lỏi, ảnh hưởng tới đời sống và lễ hội. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của lễ hội mùa xuân, thời gian qua một số yếu tố mê tín, dị đoan có cơ trỗi dậy. Hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động di tích, lễ hội, gây ảnh hưởng lớn, làm giảm tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa truyền thống. Tệ rút thẻ, bói toán, xem tử vi, lôi kéo, chèo néo khách hành hương, tranh giành giữ xe, kinh doanh dịch vụ quà bánh, nước giải khát và hái lộc... làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường... khiến cho người dân và du khách bất bình.
Để lễ hội mùa xuân đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của Nhân dân, gìn giữ phát huy vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Thanh Hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội,... nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành và ban quản lý di tích lễ hội ở các địa phương cần phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản lý và tổ chức lễ hội làm cho mọi người dân có ý thức làm chủ, tự giác và chấp hành tốt trong việc bảo vệ và đóng góp công sức, vật chất, làm cho di tích phát huy tốt tác dụng vốn có. Nhằm sớm lập lại trật tự nền nếp, trả lại cho di tích lễ hội những nét đẹp và những giá trị văn hóa vốn có, đòi hỏi ngành văn hóa, thể thao, du lịch từ tỉnh đến cơ sở, ban quản lý di tích lễ hội và những người thủ từ, thủ đền cần phải tham mưu tích cực và sát hợp cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để có những biện pháp chỉ đạo quản lý, phát huy hiệu quả di tích, lễ hội gắn với phát triển du lịch.
Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn mọi người dân thực hiện tốt Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị, thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và quản lý lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành nhằm tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, vùng, miền, dân tộc; phổ biến sâu rộng trong Nhân dân về Luật Di sản văn hóa do Quốc hội ban hành và Nghị định số 92/CP của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa.
Cần phân loại và xác định quy mô của từng lễ hội giúp cho việc quản lý và tổ chức tốt, trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp. Ví như nghi lễ nào cần giữ nguyên, khôi phục, lễ hội nào phải loại bỏ những nghi thức và tập tục phiền hà, lạc hậu. Quy hoạch và bố trí hợp lý các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động lễ hội như sân bãi đỗ, gửi xe, bán hàng văn hóa phẩm, đồ lưu niệm, dịch vụ... nền nếp, bảo đảm cho không gian lễ hội vừa nghiêm trang, thành kính vừa lịch sự, văn minh.
Làm tốt việc giới thiệu về lịch sử, tính chất, ý nghĩa và các nghi lễ đặc sắc của lễ hội, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, trong các ấn phẩm văn hóa, hoạt động truyền thanh; bố trí đội ngũ thuyết minh am hiểu và tinh thông nghiệp vụ, giúp cho mọi người hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, nét đặc sắc của di tích, danh thắng nhằm nhân lên niềm tự hào và ý thức gìn giữ và đóng góp công sức làm đẹp cho di sản văn hóa của đất nước và của quê hương.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích, lễ hội, tăng cường và thường xuyên kiểm tra, giám sát, hoạt động di tích và lễ hội. Ban quản lý di tích lễ hội ở các địa phương làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, làm cho mọi người dân nâng cao ý thức làm chủ trong việc tham dự lễ hội. Bên cạnh đó, nghiêm cấm việc lợi dụng lễ hội để kinh doanh trục lợi, hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè cũng như các biểu hiện trái với thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc. Vận động Nhân dân tích cực bảo vệ cảnh quan môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh trong khu vực di tích, lễ hội.
Lễ hội mùa xuân đã và đang làm cho đời sống tinh thần của người dân tỉnh Thanh ngày càng thêm hương sắc. Tổ chức, quản lý và phát huy tốt lễ hội chính là làm sống lại lịch sử hào hùng của dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông và đó cũng chính là góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.


Minh Tường

Phát huy giá trị lễ hội truyền thống mùa xuân

Mỗi mùa xuân đến, cùng với sự bừng sắc của vạn vật, cỏ hoa xua tan đi giá lạnh u ám của mùa đông, truyền hơi ấm của đất trời vào lòng người khiến ai nấy đều rạo rực, vui tươi, thì thời điểm ấy lễ hội mùa xuân cũng mở.

Ba Doi.jpg
Lễ rước kiệu tại lễ hội truyền thống Sòng Sơn - Ba Dội.


Tiếng trống, chiêng rộn rã bồi hồi thúc giục những bước chân nhanh về hội. Quần áo mới thắm tươi muôn màu sắc tưởng như một dòng sông hoa đang dồn tụ về.
Trong không gian của lễ hội mùa xuân mơ mà thực, ta bắt gặp các cụ già phơ phơ mái đầu bạc, chống gậy trúc lên chùa, tay lần tràng hạt, miệng niệm “Nam mô” thành kính. Những người trung niên đội lễ lên đền, lòng thầm ước một năm mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh. Từng tốp các cô thôn nữ xúng xính áo váy, khăn thêu, thoắt ẩn thoắt hiện, chen chân trong dòng người nườm nượp kéo về hội lễ, với tiếng cười khúc khích, trẻ trung như mùa xuân tràn đầy sức sống. Lễ hội mùa xuân in dấu trong ta suốt cả một đời.
Theo quy luật chuyển dịch của tạo hóa, của đất trời, hàng năm cứ vào tháng Giêng âm lịch, khắp mọi vùng miền ở xứ Thanh đều diễn ra lễ hội mùa xuân. Lễ hội được bắt nguồn từ xa xưa với một niềm tin có tính cộng đồng: đời sống của con người ở một mức độ nào đó có thể bị chi phối mạnh mẽ bởi các hiện tượng siêu nhiên, vô hình, bởi vậy con người thành kính với thánh thần, họ tin rằng lực lượng siêu nhiên có thể giúp họ tránh được tai ương, bất trắc và có được một cuộc sống yên ổn, đủ đầy, sinh sôi nảy nở. Với niềm tin tín ngưỡng chân chất, nguyên sơ ấy, lễ hội ra đời đáp ứng đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp thời tối cổ. Lễ hội chính là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với những người có công với dân, với nước và đã hóa thân thành sông núi; tri ân tiền nhân, trời, phật và bách thần phù cho quốc thái, dân an, cuộc sống sung túc, một năm an lành, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Xứ Thanh - miền đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của các triều vua chúa và anh hùng hào kiệt rạng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, với 1.553 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gắn liền với lễ hội cổ truyền nhiều nghìn năm lịch sử. Thanh Hóa có tới hàng trăm lễ hội hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và quy mô lớn bé khác nhau. Lễ hội mùa xuân náo nức, tưng bừng ở xứ Thanh kéo dài từ tháng Giêng cho tới tận tháng Ba âm lịch.
Cũng như các lễ hội khác diễn ra trong năm, lễ hội mùa xuân thường có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức mang tính tâm linh của những người đang sống đối với tổ tiên, thần linh, những người có tên và không tên có nhiều công lao đối với đất nước, quê hương, làng xóm, dòng tộc. Phần hội là những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống mà hệ thống trò xoay quanh những tích, truyện hoặc phong tục vốn có từ xa xưa gắn liền với di tích phong phú và đặc sắc.
Lễ hội mùa xuân ở xứ Thanh gắn liền với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và sống bằng nghề nông, nghề biển, nghề rừng. Lễ hội đều tập trung vào thời điểm nông nhàn, quy mô rộng cả một vùng và liên vùng, lại vừa có quy mô trong một làng, một bản, một dòng tộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giao lưu văn hóa, nhu cầu giải trí và ngưỡng vọng tâm linh, giải tỏa những tình cảm dồn nén. Đây chính là dịp để con người thăng hoa trong tâm thức, được hòa đồng vào không gian thiêng, đảm bảo sự cân bằng về tâm lý, tình cảm giúp họ lao động, sản xuất tốt hơn.
Lễ hội mùa xuân còn thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng trong mối quan hệ giữa con người với con người. Mọi người có quyền bàn bạc, đóng góp, tự giác tham gia lễ hội, vui chơi, ca hát không phân biệt giàu nghèo, tinh thần dân chủ ấy được phát huy với những giá trị tốt đẹp cho mỗi người dân và cả cộng đồng.
Lễ hội mùa xuân là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Thanh Hóa. Thời gian gần đây, mặt trái của kinh tế thị trường cũng len lỏi, ảnh hưởng tới đời sống và lễ hội. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của lễ hội mùa xuân, thời gian qua một số yếu tố mê tín, dị đoan có cơ trỗi dậy. Hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động di tích, lễ hội, gây ảnh hưởng lớn, làm giảm tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa truyền thống. Tệ rút thẻ, bói toán, xem tử vi, lôi kéo, chèo néo khách hành hương, tranh giành giữ xe, kinh doanh dịch vụ quà bánh, nước giải khát và hái lộc... làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường... khiến cho người dân và du khách bất bình.
Để lễ hội mùa xuân đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của Nhân dân, gìn giữ phát huy vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Thanh Hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội,... nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành và ban quản lý di tích lễ hội ở các địa phương cần phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản lý và tổ chức lễ hội làm cho mọi người dân có ý thức làm chủ, tự giác và chấp hành tốt trong việc bảo vệ và đóng góp công sức, vật chất, làm cho di tích phát huy tốt tác dụng vốn có. Nhằm sớm lập lại trật tự nền nếp, trả lại cho di tích lễ hội những nét đẹp và những giá trị văn hóa vốn có, đòi hỏi ngành văn hóa, thể thao, du lịch từ tỉnh đến cơ sở, ban quản lý di tích lễ hội và những người thủ từ, thủ đền cần phải tham mưu tích cực và sát hợp cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để có những biện pháp chỉ đạo quản lý, phát huy hiệu quả di tích, lễ hội gắn với phát triển du lịch.
Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn mọi người dân thực hiện tốt Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị, thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và quản lý lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành nhằm tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, vùng, miền, dân tộc; phổ biến sâu rộng trong Nhân dân về Luật Di sản văn hóa do Quốc hội ban hành và Nghị định số 92/CP của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa.
Cần phân loại và xác định quy mô của từng lễ hội giúp cho việc quản lý và tổ chức tốt, trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp. Ví như nghi lễ nào cần giữ nguyên, khôi phục, lễ hội nào phải loại bỏ những nghi thức và tập tục phiền hà, lạc hậu. Quy hoạch và bố trí hợp lý các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động lễ hội như sân bãi đỗ, gửi xe, bán hàng văn hóa phẩm, đồ lưu niệm, dịch vụ... nền nếp, bảo đảm cho không gian lễ hội vừa nghiêm trang, thành kính vừa lịch sự, văn minh.
Làm tốt việc giới thiệu về lịch sử, tính chất, ý nghĩa và các nghi lễ đặc sắc của lễ hội, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, trong các ấn phẩm văn hóa, hoạt động truyền thanh; bố trí đội ngũ thuyết minh am hiểu và tinh thông nghiệp vụ, giúp cho mọi người hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa, nét đặc sắc của di tích, danh thắng nhằm nhân lên niềm tự hào và ý thức gìn giữ và đóng góp công sức làm đẹp cho di sản văn hóa của đất nước và của quê hương.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích, lễ hội, tăng cường và thường xuyên kiểm tra, giám sát, hoạt động di tích và lễ hội. Ban quản lý di tích lễ hội ở các địa phương làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, làm cho mọi người dân nâng cao ý thức làm chủ trong việc tham dự lễ hội. Bên cạnh đó, nghiêm cấm việc lợi dụng lễ hội để kinh doanh trục lợi, hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè cũng như các biểu hiện trái với thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc. Vận động Nhân dân tích cực bảo vệ cảnh quan môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh trong khu vực di tích, lễ hội.
Lễ hội mùa xuân đã và đang làm cho đời sống tinh thần của người dân tỉnh Thanh ngày càng thêm hương sắc. Tổ chức, quản lý và phát huy tốt lễ hội chính là làm sống lại lịch sử hào hùng của dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông và đó cũng chính là góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.


Minh Tường

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC