Truy cập

Hôm nay:
2291
Hôm qua:
5508
Tuần này:
37048
Tháng này:
113108
Tất cả:
8239589

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi: Cần sự vào cuộc của người chăn nuôi

Xuất hiện vào ngày 21/5/2019 tại hộ gia đình ông Mai Văn Thưởng, thôn 1, xã Quang Trung, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan đến 20 hộ của 11 thôn, khu phố tại 5 phường, xã. Mặc dù các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch, song hiệu quả vẫn chưa đạt được như mục tiêu đề ra.

Thực tế này đòi hỏi những giải pháp cơ bản, kịp thời và đặc biệt là sự vào cuộc của chính người chăn nuôi để khoanh vùng, dập dịch, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và ổn định sản xuất.

Là địa phương đầu tiên phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, song hiện nay tình hình dịch bệnh tại xã Quang Trung vẫn diễn biến phức tạp, đã có trên 10 hộ chăn nuôi lợn trong xã lợn bị mắc dịch. Hiện tại dịch đã phát sinh các ổ dịch mới đến các phường: Đông Sơn, Ngọc Trạo, Bắc Sơn và Phú Sơn. Tính đến 18 giờ ngày 13/6/2019, tổng số lợn bị dịch phải tiêu hủy trên toàn địa bàn thị xã là 403 con, với trọng lượng 27.152 kg.

Để thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và tiêu hủy lợn dịch, Thị xã đã cấp 6,1 tấn vôi bột, 487 lít hóa chất, 190 áo bảo hộ mặc một lần, 115 đôi ủng ca su, 800 m2 bạt ni lông cho các phường, xã. Cùng với việc phun thuốc khử trùng tiêu độc, tổng vệ sinh khu vực chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, Thị xã đã lập 13 chốt kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trên các trục đường giao thông chính, cũng như các ngõ xóm địa phương đã xuất hiện dịch, để chống dịch...

Thực tế cho thấy, công tác phòng, chống dịch bệnh còn một số bất cập, khó khăn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị xã, nguyên nhân chính dẫn đến việc khó khăn trong công tác phòng chống dịch là do tập quán chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong dân nên khả năng kiểm soát dịch bệnh hạn chế. Cùng với đó thời tiết những ngày qua nắng nóng bất thường nên càng làm cho dịch bệnh gia tăng. Một nguyên nhân nữa là do chính người chăn nuôi còn chủ quan trong công tác phòng chống dịch, cụ thể như: Người chăn nuôi không phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột theo hướng dẫn của cơ quan thú y; vẫn có thói quen chăn nuôi bằng các loại thức ăn tận dụng, nhằm tiết kiệm đầu vào cho việc chăn nuôi; lấy cám từ hộ có lợn bị dịch và một số hộ là cơ sở giết mổ lợn,… là điều kiện để dịch bệnh lây lan nhanh.

Theo ông Phạm Ngọc Thắng – Phó Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Bỉm Sơn: Virus có trong thức ăn thừa bà con thường lấy ở các nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Nếu thức ăn thừa mà chưa đủ độ sôi khiến virus chết thì vẫn có nguy cơ xâm nhập vào đàn lợn của gia đình. Mặt khác, dịch tả lợn Châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Hơn nữa, vi-rút này có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác, qua phương tiện vận chuyển..., dẫn đến dịch lan nhanh.

Ðể ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan ra diện rộng trên địa bàn Thị xã, các địa phương cần kiểm soát được mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, cố gắng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ đàn lợn không bị nhiễm dịch. Ðồng thời nên áp dụng phương pháp phân vùng để ngăn chặn sự lây lan của dịch theo diện rộng. Trước mắt, cần tuyên truyền sát sao hơn nữa để người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh..., không “quay lưng” với thịt lợn sạch. Mặt khác, nên khuyến khích người chăn nuôi tham gia các mô hình xây dựng chăn nuôi lợn khép kín, an toàn sinh học.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn đang “căng sức” phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Về phía những người chăn nuôi trên địa bàn thị xã, trước mắt không sử dụng nguồn nước ao, kênh mương để rửa chuồng trại, hoặc tắm cho lợn; không sử dụng thức ăn dư thừa, tận dụng cho lợn; thức ăn phải được nấu chín trước khi cho lợn ăn...Cùng với đó làm thật tốt công tác khử trùng tiêu độc, hạn chế tiếp xúc với người ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời thực hiện tái đàn theo hướng an toàn sinh học khi đảm bảo đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn hoặc người dân có thể tạm thời chuyển sang nuôi các loại gia cầm khác, song phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ chuồng trại trước khi chăn nuôi.
Nguyễn Tới

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi: Cần sự vào cuộc của người chăn nuôi

Xuất hiện vào ngày 21/5/2019 tại hộ gia đình ông Mai Văn Thưởng, thôn 1, xã Quang Trung, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan đến 20 hộ của 11 thôn, khu phố tại 5 phường, xã. Mặc dù các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch, song hiệu quả vẫn chưa đạt được như mục tiêu đề ra.

Thực tế này đòi hỏi những giải pháp cơ bản, kịp thời và đặc biệt là sự vào cuộc của chính người chăn nuôi để khoanh vùng, dập dịch, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và ổn định sản xuất.

Là địa phương đầu tiên phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, song hiện nay tình hình dịch bệnh tại xã Quang Trung vẫn diễn biến phức tạp, đã có trên 10 hộ chăn nuôi lợn trong xã lợn bị mắc dịch. Hiện tại dịch đã phát sinh các ổ dịch mới đến các phường: Đông Sơn, Ngọc Trạo, Bắc Sơn và Phú Sơn. Tính đến 18 giờ ngày 13/6/2019, tổng số lợn bị dịch phải tiêu hủy trên toàn địa bàn thị xã là 403 con, với trọng lượng 27.152 kg.

Để thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và tiêu hủy lợn dịch, Thị xã đã cấp 6,1 tấn vôi bột, 487 lít hóa chất, 190 áo bảo hộ mặc một lần, 115 đôi ủng ca su, 800 m2 bạt ni lông cho các phường, xã. Cùng với việc phun thuốc khử trùng tiêu độc, tổng vệ sinh khu vực chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, Thị xã đã lập 13 chốt kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trên các trục đường giao thông chính, cũng như các ngõ xóm địa phương đã xuất hiện dịch, để chống dịch...

Thực tế cho thấy, công tác phòng, chống dịch bệnh còn một số bất cập, khó khăn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị xã, nguyên nhân chính dẫn đến việc khó khăn trong công tác phòng chống dịch là do tập quán chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong dân nên khả năng kiểm soát dịch bệnh hạn chế. Cùng với đó thời tiết những ngày qua nắng nóng bất thường nên càng làm cho dịch bệnh gia tăng. Một nguyên nhân nữa là do chính người chăn nuôi còn chủ quan trong công tác phòng chống dịch, cụ thể như: Người chăn nuôi không phun tiêu độc khử trùng, rải vôi bột theo hướng dẫn của cơ quan thú y; vẫn có thói quen chăn nuôi bằng các loại thức ăn tận dụng, nhằm tiết kiệm đầu vào cho việc chăn nuôi; lấy cám từ hộ có lợn bị dịch và một số hộ là cơ sở giết mổ lợn,… là điều kiện để dịch bệnh lây lan nhanh.

Theo ông Phạm Ngọc Thắng – Phó Trưởng phòng Kinh tế UBND thị xã Bỉm Sơn: Virus có trong thức ăn thừa bà con thường lấy ở các nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Nếu thức ăn thừa mà chưa đủ độ sôi khiến virus chết thì vẫn có nguy cơ xâm nhập vào đàn lợn của gia đình. Mặt khác, dịch tả lợn Châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Hơn nữa, vi-rút này có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác, qua phương tiện vận chuyển..., dẫn đến dịch lan nhanh.

Ðể ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan ra diện rộng trên địa bàn Thị xã, các địa phương cần kiểm soát được mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, cố gắng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ đàn lợn không bị nhiễm dịch. Ðồng thời nên áp dụng phương pháp phân vùng để ngăn chặn sự lây lan của dịch theo diện rộng. Trước mắt, cần tuyên truyền sát sao hơn nữa để người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh..., không “quay lưng” với thịt lợn sạch. Mặt khác, nên khuyến khích người chăn nuôi tham gia các mô hình xây dựng chăn nuôi lợn khép kín, an toàn sinh học.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn đang “căng sức” phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Về phía những người chăn nuôi trên địa bàn thị xã, trước mắt không sử dụng nguồn nước ao, kênh mương để rửa chuồng trại, hoặc tắm cho lợn; không sử dụng thức ăn dư thừa, tận dụng cho lợn; thức ăn phải được nấu chín trước khi cho lợn ăn...Cùng với đó làm thật tốt công tác khử trùng tiêu độc, hạn chế tiếp xúc với người ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời thực hiện tái đàn theo hướng an toàn sinh học khi đảm bảo đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn hoặc người dân có thể tạm thời chuyển sang nuôi các loại gia cầm khác, song phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ chuồng trại trước khi chăn nuôi.
Nguyễn Tới

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC