Truy cập

Hôm nay:
1647
Hôm qua:
7415
Tuần này:
34503
Tháng này:
51917
Tất cả:
8023737

Thị xã Bỉm Sơn: Là một trong 4 vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa

Những năm gần đây cụm từ “Tứ Sơn” được nhắc đến nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, đi trước và còn nhiều trăn trở là Bỉm Sơn quê tôi.

Goc BS1.jpg


Tứ Sơn là bốn vùng kinh tế động lực của tỉnh, gồm Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn. Thật thú vị, cả bốn đều là “Sơn”, lại phân bố đều ở bốn phía của tỉnh: Cực Bắc, cực Nam, hai phía Đông-Tây, lại có rừng, có biển. Trong bốn chân vạc đó, Bỉm Sơn ra đời sớm hơn cả.

Từ năm 1968, khi miền bắc còn đang bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, một nhóm 4 kỹ sư thuộc đoàn địa chất 306 Liên đoàn địa chất 3, Tổng cục Địa chất do kỹ sư Lê Văn Mãi làm đội trưởng được giao nhiệm vụ khảo sát vùng đồi xứ Bỉm.

Các anh đã đặt mũi khoan đầu tiên lên đỉnh đồi Mơ để thức dậy cả một vùng đồi phía bắc tỉnh Thanh. Lúc bấy giờ vùng đồi này còn hoang vu lắm. Cả một vùng Khắc Phục, Ba Lá, Dũng Lược, rồi Cổ Đam, Đoài Thôn, Đông Thôn, Sòng Sơn, Chín Giếng… bình nguyên trải dài, um tùm lau lách. Lợn lòi, nai, hoẵng, chồn, cáo… người đi đường còn gặp nhiều phen. Nghe nói vài chục năm trước đó còn có cả hổ về. Lối núi Một, Ba Dội nổi tiếng ma thiêng nước độc, ít người dám qua.

Năm 1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười về thăm công trường xây dựng nhà máy ximăng Bỉm Sơn và chỉ đạo: Phải biến vùng đồi này thành khu công nghiệp hiện đại. Điều ông nói năm xưa, đã thành hiện thực.

Năm 1981, mẻ ximăng đầu tiên mang thương hiệu Bỉm Sơn ra lò đã đưa nhãn hiệu Con Voi đến với mọi miền của đất nước, gia nhập vững vàng làng ximăng quốc gia, sánh vai cùng với ximăng Hải Phòng, Hà Tiên lừng lẫy một thời. Con voi trận của Quang Trung hơn hai trăm năm trước từng chọn vùng đất Tam Điệp - Bỉm Sơn luyện quân để tiến ra bắc giải phóng thành Thăng Long, đã được chọn để làm nhãn hiệu của sản phẩm ximăng mới mẻ nhưng đầy uy tín của xứ Bỉm.

Cánh chim đầu đàn Ximăng Bỉm Sơn cất cánh đã khởi động cho cả vùng đất phía bắc tỉnh Thanh này. Bỉm Sơn lặng lẽ chuyển mình, vùng đồi hoang vu sáng chiều vờn khói trắng ximăng “Bỉm Sơn khói trắng quện vờn thơ bay” (Tố Hữu). Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp và mở rộng, Nhà máy ximăng Bỉm Sơn có công suất 3,8 triệu tấn/năm, đang là đơn vị nộp ngân sách thuộc tốp đầu của tỉnh Thanh Hóa.

Ở Bỉm Sơn, mật độ cây xanh rất cao, độ che phủ lớn, sự phân bố các nhà máy, công xưởng lại cách xa nhau nên ít gây nên sự ồn ã, xô bồ… Nhưng có lẽ còn bởi một nguyên do khác, đó là bản tính nhẹ nhàng, kín đáo, trầm lắng, ít ồn ào của người Tống Sơn - quý huyện, quê hương của những người từng “Mang gươm đi mở cõi” - cư dân chủ yếu của xứ Bỉm Sơn…

Tôi rẽ vào công trường xây dựng khu công nghiệp. Khu công nghiệp Bỉm Sơn nằm vắt ngang đường quốc lộ 1A, chạy dài theo dãy Tam Điệp từ Hà Long cho đến Cổ Đam. Theo quy hoạch, thì đây là khu công nghiệp hiện đại. Đường trục chính rộng thênh thang tới 40 mét với hai làn đường và vỉa hè rộng 8 mét. Chủ đầu tư khu B là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4. Rộng thế (hơn 540 héc ta) nhưng toàn bộ khu công nghiệp lọt thỏm giữa đồi núi và rất nhiều cây xanh, cho nên đây sẽ là khu công nghiệp thân thiện môi trường, ít khói bụi và tiếng ồn.

Hiện nay, Bỉm Sơn có 31 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng diện tích cho thuê đất là 115,5 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.995 tỷ đồng. Trong đó, có những dự án lớn như: Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy bao bì ximăng Long Sơn, Nhà máy chế tạo cẩu và kết cấu thép YADA, Công ty CP xuất nhập khẩu khí gas Vạn Lộc, Công ty TNHH KH Vina, Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride... những doanh nghiệp sẽ làm tăng thêm sức bật của vùng cực bắc xứ Thanh.

Bên cạnh đó, những người bạn đồng hành, nhiều năm chia ngọt sẻ bùi ở vùng đất địa đầu xứ Thanh này, như Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Nhà máy ôtô Veam, Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, Tổng công ty Tiên Sơn, Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép (Lilama)… vẫn đang sải cánh cùng Bỉm Sơn trên con đường hội nhập.

Tôi chú ý tới cái tên xuất hiện trong danh bạ doanh nghiệp Bỉm Sơn mấy năm gần đây: Long Sơn. Hóa ra, thành viên mới nhất trong làng doanh nghiệp, mới được cấp phép đầu tư cuối năm 2014, là Công ty TNHH Long Sơn ở thành phố láng giềng Tam Điệp. Tuy ở mạn bắc đèo Ba Dội nhưng mến vùng đất lành nên đã chọn nơi đây làm bến đậu. Nhà máy ximăng Long Sơn đứng chân trên đất Bỉm Sơn với diện tích 53 héc ta. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 8.000 tỷ đồng, với 2 dây chuyền, công suất 14.000 tấn/ngày, tương đương 7 triệu tấn/năm.

Bỉm Sơn và cả Hà Trung nữa, rất thuận lợi về tài nguyên đất đai. Cả một vùng bán sơn địa từ Hà Long, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Tiến cho đến Hà Lan, Hà Vinh… mênh mông bể sở, tha hồ cho các “nhà” ngắm nghía mà quy hoạch. Vùng này trừ những điểm dân cư làng xóm, còn lại tỷ lệ lớn là bình nguyên, trang trại, vườn tược, ao hồ. Giá “giải phóng” một hécta ở đây không bằng một căn nhà cấp 4 ở thành phố. Thị xã có 59.870 nghìn người thì đã có hơn 30 nghìn lao động, trong đó có tới 67% lao động được đào tạo. Lao động dưới 35 tuổi chiếm 60%. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lao động ở Bỉm Sơn hầu hết là lao động trong các doanh nghiệp, nhất thiết phải qua đào tạo. Lao động tự do chiếm tỷ lệ nhỏ (nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm 1,1% trong cơ cấu). Mặt khác, lao động ở Bỉm Sơn chủ yếu thu hút từ các vùng lân cận, thuộc diện không cư trú hoặc bán cư trú, không kèm theo người ăn theo nên đã nâng cơ cấu dân số lên tỷ lệ vàng.

Thị xã đã được công nhận là đô thị loại 3, nhưng đến nay vẫn chưa trở thành thành phố do chưa đủ điều kiện về dân số và diện tích. Một thành phố phía Bắc tỉnh Thanh phải bao gồm cả vùng đất của Bỉm Sơn và Hà Trung hiện tại. Hiện nay Bỉm Sơn và Hà Trung đang trong số những đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh. Bỉm Sơn vốn được tách ra từ huyện Hà Trung. Gần bốn mươi năm là hai đơn vị hành chính, nhưng cũng chỉ là về hành chính, còn thực chất vẫn là một. Một thổ nhưỡng, một mạch nước, chung tập quán, chung phong tục, phong thổ, một mối quần cư. Đoài Thôn, Đông Thôn, Cẩm La, Cổ Đam, Trạch Lâm, Phú Dương. Cao Lũng… vẫn nguyên vẹn giọng nói, nguyên vẹn giao phong.

Với một đô thị cấp thành phố thì diện tích và dân số không thể chỉ là thị xã Bỉm Sơn hôm nay. Mà đơn vị hành chính cấp thành phố ấy sẽ phải bao gồm cả thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung của hiện tại. Thành phố ấy sẽ kéo dài từ Dốc Xây, cực bắc của xứ Thanh, giáp địa với Ninh Bình đến mạn tả sông Lèn, với chiều bắc nam hơn chục cây số.

Thành phố bắc sông Lèn này có thế phong thủy đẹp, lưng tựa vào dãy Tam Điệp hùng vĩ, phía trước là dòng sông Lèn trong mát, tụ thủy. Thật là thế tọa sơn hướng thủy. Có đường thần đạo là Quốc lộ 1A chạy qua, lại có núi Chum Vàng bên hữu, núi Chiếu Bạch phía tả; Hữu Thanh long, tả Bạch hổ, rồng chầu hổ phục… nơi đâu đẹp bằng.

Thành phố bắc xứ Thanh hình thành, sẽ là động lực để vùng Bắc sông Lèn phát triển, cửa ngõ xứ Thanh phát triển, khai thác được tiềm năng mà bấy lâu vẫn lơ là… Và, điều quan trọng hơn, vùng đất một trong "Tứ Sơn" trỗi dậy sẽ là động lực cho cả xứ Thanh cất cánh…

Phương Duyên

Thị xã Bỉm Sơn: Là một trong 4 vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa

Những năm gần đây cụm từ “Tứ Sơn” được nhắc đến nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, đi trước và còn nhiều trăn trở là Bỉm Sơn quê tôi.

Goc BS1.jpg


Tứ Sơn là bốn vùng kinh tế động lực của tỉnh, gồm Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn. Thật thú vị, cả bốn đều là “Sơn”, lại phân bố đều ở bốn phía của tỉnh: Cực Bắc, cực Nam, hai phía Đông-Tây, lại có rừng, có biển. Trong bốn chân vạc đó, Bỉm Sơn ra đời sớm hơn cả.

Từ năm 1968, khi miền bắc còn đang bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, một nhóm 4 kỹ sư thuộc đoàn địa chất 306 Liên đoàn địa chất 3, Tổng cục Địa chất do kỹ sư Lê Văn Mãi làm đội trưởng được giao nhiệm vụ khảo sát vùng đồi xứ Bỉm.

Các anh đã đặt mũi khoan đầu tiên lên đỉnh đồi Mơ để thức dậy cả một vùng đồi phía bắc tỉnh Thanh. Lúc bấy giờ vùng đồi này còn hoang vu lắm. Cả một vùng Khắc Phục, Ba Lá, Dũng Lược, rồi Cổ Đam, Đoài Thôn, Đông Thôn, Sòng Sơn, Chín Giếng… bình nguyên trải dài, um tùm lau lách. Lợn lòi, nai, hoẵng, chồn, cáo… người đi đường còn gặp nhiều phen. Nghe nói vài chục năm trước đó còn có cả hổ về. Lối núi Một, Ba Dội nổi tiếng ma thiêng nước độc, ít người dám qua.

Năm 1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười về thăm công trường xây dựng nhà máy ximăng Bỉm Sơn và chỉ đạo: Phải biến vùng đồi này thành khu công nghiệp hiện đại. Điều ông nói năm xưa, đã thành hiện thực.

Năm 1981, mẻ ximăng đầu tiên mang thương hiệu Bỉm Sơn ra lò đã đưa nhãn hiệu Con Voi đến với mọi miền của đất nước, gia nhập vững vàng làng ximăng quốc gia, sánh vai cùng với ximăng Hải Phòng, Hà Tiên lừng lẫy một thời. Con voi trận của Quang Trung hơn hai trăm năm trước từng chọn vùng đất Tam Điệp - Bỉm Sơn luyện quân để tiến ra bắc giải phóng thành Thăng Long, đã được chọn để làm nhãn hiệu của sản phẩm ximăng mới mẻ nhưng đầy uy tín của xứ Bỉm.

Cánh chim đầu đàn Ximăng Bỉm Sơn cất cánh đã khởi động cho cả vùng đất phía bắc tỉnh Thanh này. Bỉm Sơn lặng lẽ chuyển mình, vùng đồi hoang vu sáng chiều vờn khói trắng ximăng “Bỉm Sơn khói trắng quện vờn thơ bay” (Tố Hữu). Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp và mở rộng, Nhà máy ximăng Bỉm Sơn có công suất 3,8 triệu tấn/năm, đang là đơn vị nộp ngân sách thuộc tốp đầu của tỉnh Thanh Hóa.

Ở Bỉm Sơn, mật độ cây xanh rất cao, độ che phủ lớn, sự phân bố các nhà máy, công xưởng lại cách xa nhau nên ít gây nên sự ồn ã, xô bồ… Nhưng có lẽ còn bởi một nguyên do khác, đó là bản tính nhẹ nhàng, kín đáo, trầm lắng, ít ồn ào của người Tống Sơn - quý huyện, quê hương của những người từng “Mang gươm đi mở cõi” - cư dân chủ yếu của xứ Bỉm Sơn…

Tôi rẽ vào công trường xây dựng khu công nghiệp. Khu công nghiệp Bỉm Sơn nằm vắt ngang đường quốc lộ 1A, chạy dài theo dãy Tam Điệp từ Hà Long cho đến Cổ Đam. Theo quy hoạch, thì đây là khu công nghiệp hiện đại. Đường trục chính rộng thênh thang tới 40 mét với hai làn đường và vỉa hè rộng 8 mét. Chủ đầu tư khu B là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4. Rộng thế (hơn 540 héc ta) nhưng toàn bộ khu công nghiệp lọt thỏm giữa đồi núi và rất nhiều cây xanh, cho nên đây sẽ là khu công nghiệp thân thiện môi trường, ít khói bụi và tiếng ồn.

Hiện nay, Bỉm Sơn có 31 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng diện tích cho thuê đất là 115,5 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.995 tỷ đồng. Trong đó, có những dự án lớn như: Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy bao bì ximăng Long Sơn, Nhà máy chế tạo cẩu và kết cấu thép YADA, Công ty CP xuất nhập khẩu khí gas Vạn Lộc, Công ty TNHH KH Vina, Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride... những doanh nghiệp sẽ làm tăng thêm sức bật của vùng cực bắc xứ Thanh.

Bên cạnh đó, những người bạn đồng hành, nhiều năm chia ngọt sẻ bùi ở vùng đất địa đầu xứ Thanh này, như Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Nhà máy ôtô Veam, Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, Tổng công ty Tiên Sơn, Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép (Lilama)… vẫn đang sải cánh cùng Bỉm Sơn trên con đường hội nhập.

Tôi chú ý tới cái tên xuất hiện trong danh bạ doanh nghiệp Bỉm Sơn mấy năm gần đây: Long Sơn. Hóa ra, thành viên mới nhất trong làng doanh nghiệp, mới được cấp phép đầu tư cuối năm 2014, là Công ty TNHH Long Sơn ở thành phố láng giềng Tam Điệp. Tuy ở mạn bắc đèo Ba Dội nhưng mến vùng đất lành nên đã chọn nơi đây làm bến đậu. Nhà máy ximăng Long Sơn đứng chân trên đất Bỉm Sơn với diện tích 53 héc ta. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 8.000 tỷ đồng, với 2 dây chuyền, công suất 14.000 tấn/ngày, tương đương 7 triệu tấn/năm.

Bỉm Sơn và cả Hà Trung nữa, rất thuận lợi về tài nguyên đất đai. Cả một vùng bán sơn địa từ Hà Long, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Tiến cho đến Hà Lan, Hà Vinh… mênh mông bể sở, tha hồ cho các “nhà” ngắm nghía mà quy hoạch. Vùng này trừ những điểm dân cư làng xóm, còn lại tỷ lệ lớn là bình nguyên, trang trại, vườn tược, ao hồ. Giá “giải phóng” một hécta ở đây không bằng một căn nhà cấp 4 ở thành phố. Thị xã có 59.870 nghìn người thì đã có hơn 30 nghìn lao động, trong đó có tới 67% lao động được đào tạo. Lao động dưới 35 tuổi chiếm 60%. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lao động ở Bỉm Sơn hầu hết là lao động trong các doanh nghiệp, nhất thiết phải qua đào tạo. Lao động tự do chiếm tỷ lệ nhỏ (nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm 1,1% trong cơ cấu). Mặt khác, lao động ở Bỉm Sơn chủ yếu thu hút từ các vùng lân cận, thuộc diện không cư trú hoặc bán cư trú, không kèm theo người ăn theo nên đã nâng cơ cấu dân số lên tỷ lệ vàng.

Thị xã đã được công nhận là đô thị loại 3, nhưng đến nay vẫn chưa trở thành thành phố do chưa đủ điều kiện về dân số và diện tích. Một thành phố phía Bắc tỉnh Thanh phải bao gồm cả vùng đất của Bỉm Sơn và Hà Trung hiện tại. Hiện nay Bỉm Sơn và Hà Trung đang trong số những đơn vị hành chính nhỏ nhất của tỉnh. Bỉm Sơn vốn được tách ra từ huyện Hà Trung. Gần bốn mươi năm là hai đơn vị hành chính, nhưng cũng chỉ là về hành chính, còn thực chất vẫn là một. Một thổ nhưỡng, một mạch nước, chung tập quán, chung phong tục, phong thổ, một mối quần cư. Đoài Thôn, Đông Thôn, Cẩm La, Cổ Đam, Trạch Lâm, Phú Dương. Cao Lũng… vẫn nguyên vẹn giọng nói, nguyên vẹn giao phong.

Với một đô thị cấp thành phố thì diện tích và dân số không thể chỉ là thị xã Bỉm Sơn hôm nay. Mà đơn vị hành chính cấp thành phố ấy sẽ phải bao gồm cả thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung của hiện tại. Thành phố ấy sẽ kéo dài từ Dốc Xây, cực bắc của xứ Thanh, giáp địa với Ninh Bình đến mạn tả sông Lèn, với chiều bắc nam hơn chục cây số.

Thành phố bắc sông Lèn này có thế phong thủy đẹp, lưng tựa vào dãy Tam Điệp hùng vĩ, phía trước là dòng sông Lèn trong mát, tụ thủy. Thật là thế tọa sơn hướng thủy. Có đường thần đạo là Quốc lộ 1A chạy qua, lại có núi Chum Vàng bên hữu, núi Chiếu Bạch phía tả; Hữu Thanh long, tả Bạch hổ, rồng chầu hổ phục… nơi đâu đẹp bằng.

Thành phố bắc xứ Thanh hình thành, sẽ là động lực để vùng Bắc sông Lèn phát triển, cửa ngõ xứ Thanh phát triển, khai thác được tiềm năng mà bấy lâu vẫn lơ là… Và, điều quan trọng hơn, vùng đất một trong "Tứ Sơn" trỗi dậy sẽ là động lực cho cả xứ Thanh cất cánh…

Phương Duyên

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC