Truy cập

Hôm nay:
8820
Hôm qua:
10998
Tuần này:
61435
Tháng này:
72601
Tất cả:
7542094

Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch

Bỉm Sơn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất của những truyền thuyết và huyền thoại. Nơi đây có 9 di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia được công nhận năm 1993: Đền Sòng, đền Chín Giếng, Đường Thiên Lý, Đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây Vải, đình Làng Gạo và 5 di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 1995: Chùa Khánh Quang, Đền thờ Từ Thức, Đền thờ Đặng Quang, Khu Mộ Cổ Trạch Lâm, đền thờ Bát Hải Long Vương. Năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận 3 điểm du lịch tâm linh hấp dẫn gồm: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, chùa Khánh Quang.

Den Song Son.jpg
Ảnh Đền Sòng Sơn.




Hàng năm, có 05 lễ hội truyền thống được tổ chức, bao gồm: Lễ hội Sòng Sơn Ba Dội, Lễ hội Đình Làng Gạo, Lễ hội đền Cây Vải, Lễ hội Động Cửa Buồng (diễn ra vào cuối tháng 2 Âm lịch) và Lễ hội Bát Hải Long Vương (diễn ra vào ngày 24- 25/8 Âm lịch). Không có lễ hội diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán.

Nổi bật trong các di tích trên là đền Sòng, nơi được mệnh danh “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Đền nằm cạnh Quốc lộ 1A thuộc phường Bắc Sơn, trên một khu đất rộng, cây xanh ngút ngàn, non nước hữu tình. Hướng chính của đền Sòng là Tây Bắc. Trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt, quanh năm nước xanh trong, có hồ cá thần. Từ hồ cá thần có 2 khe nước nhỏ chảy lượn vòng quanh làm cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo bồng bềnh giữa mây trời, non nước.

Lễ hội đền Sòng được tổ chức hàng năm vào ngày 26/2 Âm lịch. Ngày lễ rước Thánh Mẫu diễn ra một cách trang trọng cả phần lễ và phần hội. Tượng Thánh Mẫu và kiệu Vua Quang Trung được ngự kiệu từ chính tẩm. Lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn về đền Chín Giếng và lên đèo Ba Dội. Ngày lễ chính thu hút đông đảo Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về thăm quan vãn cảnh và dâng hương. Vì thế có câu:

“Nhất vui là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn”

Cách đền Sòng không xa, khoảng hơn 1 km về phía Đông là đền Cô Chín - thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền được khởi dựng cùng thời với đền Sòng Sơn, được tu sửa vào năm 1939. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo. Đặc biệt phía dưới cửa đền có chín miệng giếng (Chín Giếng) sâu quanh năm dâng nguồn nước trong xanh, không bao giờ cạn. Lễ hội đền Chín Giếng được diễn ra cùng với lễ hội đền Sòng vì khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ đền Sòng sang đền Cô Chín sau đó lên đèo Ba Dội và trở về đền Sòng tế lễ. Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô Chín. Lễ được dâng tại đền là lễ mặn và những mâm hoa quả, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tùy tâm, mọi người vào cửa Cô thắp nén hương, thành tâm cầu khấn xin lộc Cô cho một năm khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, bình an...

Đèo Ba Dội có chiều dài hơn 4km. Đường quanh co, uốn lượn, len lỏi qua những khe núi vách đá dựng đứng là một địa thế chiến lược vô cùng lợi hại mà cách đây hơn 231 năm Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã dừng chân tuyển quân, chuẩn bị kho lương tiến ra Bắc Hà đập tan 29 vạn quân Thanh giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đèo Ba Dội có độ cao hơn 110m so với mặt nước biển, trên đỉnh đèo có tấm bia đá khắc bài thơ của Vua Thiệu Trị khi đi kinh lý qua đây. Nội dung bài thơ như sau:

“Giữa lối xanh um núi chất chồng
Tâng tầng phóng bước cõi Cầu Long
Chẵng như Vương ốc chừa lối tắt
Còn giống La Phù biệt lối thông
Đón gặp thần xa xuôi một ngọn
Vươn cao trùng điệp biết bao vòng
Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới
Đức diệu kỳ quan lượn khắp vòng”.

Và nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khắc họa bài thơ nổi tiếng ca ngợi cảnh đẹp đèo Ba Dội:

Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Bậc đá xanh rì lún phún rêu
Léo lắt cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt thông gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chùn chân vẫn muốn trèo.

Đứng trên đèo Ba Dội phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, du khách ngỡ ngàng trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang giữa 4 ngọn núi với 1 hệ thực vật phong phú có diện tích 210.000m2 và trữ lượng 33.000m3 nước. Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ lung linh sắc màu. Hình dáng mặt hồ như một con chim đại bàng tung cánh bay cao. Vì thế mọi người thường gọi là hồ Cánh Chim... Cách đó không xa là động Cửa Buồng - in đậm hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung với những câu chuyện huyền thoại mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là động Trình, Động Đào Nguyên, Động Cô tiên, Động người xưa, Quang Trung Tối Linh Động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Chính động này đã được vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.

Tiếp đó là động Đào Nguyên, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Ngoài ra còn có suối Ngọc, Kẽm Đó, núi Kỳ Sơn...

Cách Động Cửa Buồng chừng 2km là Đồi Ông (hay còn gọi là Đồi Ông Đùng), có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ. Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh. Tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào vách núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía bắc Gò Bia và đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn núi đất có dáng hình long chầu hổ phục. Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quân từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông. Cách Đồi Ông khoảng 500m là Đền Cây Vải (thuộc phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn) là nơi phụng thờ Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa- con gái của động đình Long Vương dưới thuỷ cung. Tương truyền tiên nữ Ngọc thuỷ tinh công chúa đã từng có công âm phù, dương trợ, hiến kế cho vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm Thành xâm lấn nước ta vào năm 1067 và hiến kế cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Nhân dân lập đền, quanh năm hương khói thờ phụng để ghi ân công đức giúp vua, giúp nước, cứu dân của Tiên nữ.

Vua Lý Thánh Tông đã sắc phong mỹ từ: Chấn trạch động đình Hồ Trung liệt nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa trợ quốc thượng đẳng thần cho đền Cây Vải và Tiên nữ. Vua Quang Trung NGuyễn Huệ cũng đã đề tặng câu đối hiện còn lưu giữ tại di tích:

Ân ba mặc tướng Thiên Tiên nữ
Sắc mệnh bao phong Thế Phúc Thần

Cùng với Lễ Hội Sòng Sơn – Ba Dội, hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch là lễ hội thành hoàng làng và ngày 15 tháng 10 Âm lịch là lễ hội để tôn vinh công lao của Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa.

Cách Đồi Ông gần 1km là Đình Làng Gạo (thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Tương truyền đây là khu vực kho lương của quân Tây Sơn. Ngôi đình nằm tại làng Gạo nên được gọi là đình Làng Gạo. Ngôi đình hiện nay mang hoàn toàn kiến trúc thời Nguyễn gồm 5 gian rộng; Hậu cung là nơi thờ các vị thần Hoàng (trong đó có Thái uý Tô Đại Liên tức là Tô Hiến Hành và nhiều vị có công với làng với nước như Tống Sơn Quốc Sư, Nuôi Nhị, Nuôi Nguyễn, Chương Tấn, Nuôi Út chàng Càn, Tả Bác Trình, Hữu Bác Mối, Bản thổ thượng trụ quốc công, Lục hành Ngân Đạo…). Hiện nay làng còn giữ được nhiều sắc phong cho các vị thần này.

Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp nhưng có nhiều di tích danh thắng. Mặc dù những năm qua, nhiều di tích đã được đầu tư và khai thác có hiệu quả nhưng cũng không ít danh thắng và di tích còn đang bỏ ngỏ, chưa được đầu tư và khai thác như đường Thiên Lý, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng. Những di tích này rất có lợi thế về phát triển du lịch sinh thái với du lịch mạo hiểm, khám phá...

Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh và sinh thái, phấn đấu đến năm 2025 Thị xã đón 600.000 lượt khách và doanh thu 50 tỷ đồng hàng năm về du lịch, thị xã cần sớm có chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thành dự án mở rộng địa giới, xây dựng các hạng mục phụ trợ cho các di tích, hạ tầng kỹ thuật viễn thông phủ sóng 4G, wifi tại các điểm du lịch. Hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch khám phá (đường Thiên Lý, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đền Cây Vải gắn với khu sinh thái phường Lam Sơn)... Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất và có chính sách kích cầu hợp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư, tạo bước đột phá về sản phẩm du lịch, trong đó thế mạnh là văn hóa Hầu đồng, tín ngưỡng Thờ Mẫu (đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) tại đền Sòng - Chín Giếng. Tăng cường quảng bá và kết nối giữa các điểm du lịch trên địa bàn với các điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài tỉnh...

Có như vậy thị xã Bỉm Sơn mới thực sự là điểm đến thu hút khách du lịch một cách bền vững và có những đóng góp xứng đáng cho kinh tế địa phương, trong đó có “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh Thanh.

Bảo Hân

Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch

Bỉm Sơn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất của những truyền thuyết và huyền thoại. Nơi đây có 9 di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia được công nhận năm 1993: Đền Sòng, đền Chín Giếng, Đường Thiên Lý, Đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây Vải, đình Làng Gạo và 5 di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 1995: Chùa Khánh Quang, Đền thờ Từ Thức, Đền thờ Đặng Quang, Khu Mộ Cổ Trạch Lâm, đền thờ Bát Hải Long Vương. Năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận 3 điểm du lịch tâm linh hấp dẫn gồm: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, chùa Khánh Quang.

Den Song Son.jpg
Ảnh Đền Sòng Sơn.




Hàng năm, có 05 lễ hội truyền thống được tổ chức, bao gồm: Lễ hội Sòng Sơn Ba Dội, Lễ hội Đình Làng Gạo, Lễ hội đền Cây Vải, Lễ hội Động Cửa Buồng (diễn ra vào cuối tháng 2 Âm lịch) và Lễ hội Bát Hải Long Vương (diễn ra vào ngày 24- 25/8 Âm lịch). Không có lễ hội diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán.

Nổi bật trong các di tích trên là đền Sòng, nơi được mệnh danh “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Đền nằm cạnh Quốc lộ 1A thuộc phường Bắc Sơn, trên một khu đất rộng, cây xanh ngút ngàn, non nước hữu tình. Hướng chính của đền Sòng là Tây Bắc. Trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt, quanh năm nước xanh trong, có hồ cá thần. Từ hồ cá thần có 2 khe nước nhỏ chảy lượn vòng quanh làm cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo bồng bềnh giữa mây trời, non nước.

Lễ hội đền Sòng được tổ chức hàng năm vào ngày 26/2 Âm lịch. Ngày lễ rước Thánh Mẫu diễn ra một cách trang trọng cả phần lễ và phần hội. Tượng Thánh Mẫu và kiệu Vua Quang Trung được ngự kiệu từ chính tẩm. Lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn về đền Chín Giếng và lên đèo Ba Dội. Ngày lễ chính thu hút đông đảo Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về thăm quan vãn cảnh và dâng hương. Vì thế có câu:

“Nhất vui là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn”

Cách đền Sòng không xa, khoảng hơn 1 km về phía Đông là đền Cô Chín - thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền được khởi dựng cùng thời với đền Sòng Sơn, được tu sửa vào năm 1939. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo. Đặc biệt phía dưới cửa đền có chín miệng giếng (Chín Giếng) sâu quanh năm dâng nguồn nước trong xanh, không bao giờ cạn. Lễ hội đền Chín Giếng được diễn ra cùng với lễ hội đền Sòng vì khi rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước từ đền Sòng sang đền Cô Chín sau đó lên đèo Ba Dội và trở về đền Sòng tế lễ. Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô Chín. Lễ được dâng tại đền là lễ mặn và những mâm hoa quả, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tùy tâm, mọi người vào cửa Cô thắp nén hương, thành tâm cầu khấn xin lộc Cô cho một năm khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, bình an...

Đèo Ba Dội có chiều dài hơn 4km. Đường quanh co, uốn lượn, len lỏi qua những khe núi vách đá dựng đứng là một địa thế chiến lược vô cùng lợi hại mà cách đây hơn 231 năm Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã dừng chân tuyển quân, chuẩn bị kho lương tiến ra Bắc Hà đập tan 29 vạn quân Thanh giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đèo Ba Dội có độ cao hơn 110m so với mặt nước biển, trên đỉnh đèo có tấm bia đá khắc bài thơ của Vua Thiệu Trị khi đi kinh lý qua đây. Nội dung bài thơ như sau:

“Giữa lối xanh um núi chất chồng
Tâng tầng phóng bước cõi Cầu Long
Chẵng như Vương ốc chừa lối tắt
Còn giống La Phù biệt lối thông
Đón gặp thần xa xuôi một ngọn
Vươn cao trùng điệp biết bao vòng
Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới
Đức diệu kỳ quan lượn khắp vòng”.

Và nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khắc họa bài thơ nổi tiếng ca ngợi cảnh đẹp đèo Ba Dội:

Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Bậc đá xanh rì lún phún rêu
Léo lắt cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt thông gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chùn chân vẫn muốn trèo.

Đứng trên đèo Ba Dội phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, du khách ngỡ ngàng trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang giữa 4 ngọn núi với 1 hệ thực vật phong phú có diện tích 210.000m2 và trữ lượng 33.000m3 nước. Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ lung linh sắc màu. Hình dáng mặt hồ như một con chim đại bàng tung cánh bay cao. Vì thế mọi người thường gọi là hồ Cánh Chim... Cách đó không xa là động Cửa Buồng - in đậm hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung với những câu chuyện huyền thoại mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là động Trình, Động Đào Nguyên, Động Cô tiên, Động người xưa, Quang Trung Tối Linh Động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Chính động này đã được vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.

Tiếp đó là động Đào Nguyên, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Ngoài ra còn có suối Ngọc, Kẽm Đó, núi Kỳ Sơn...

Cách Động Cửa Buồng chừng 2km là Đồi Ông (hay còn gọi là Đồi Ông Đùng), có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ. Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh. Tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào vách núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía bắc Gò Bia và đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn núi đất có dáng hình long chầu hổ phục. Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quân từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông. Cách Đồi Ông khoảng 500m là Đền Cây Vải (thuộc phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn) là nơi phụng thờ Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa- con gái của động đình Long Vương dưới thuỷ cung. Tương truyền tiên nữ Ngọc thuỷ tinh công chúa đã từng có công âm phù, dương trợ, hiến kế cho vua Lý Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm Thành xâm lấn nước ta vào năm 1067 và hiến kế cho vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Nhân dân lập đền, quanh năm hương khói thờ phụng để ghi ân công đức giúp vua, giúp nước, cứu dân của Tiên nữ.

Vua Lý Thánh Tông đã sắc phong mỹ từ: Chấn trạch động đình Hồ Trung liệt nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa trợ quốc thượng đẳng thần cho đền Cây Vải và Tiên nữ. Vua Quang Trung NGuyễn Huệ cũng đã đề tặng câu đối hiện còn lưu giữ tại di tích:

Ân ba mặc tướng Thiên Tiên nữ
Sắc mệnh bao phong Thế Phúc Thần

Cùng với Lễ Hội Sòng Sơn – Ba Dội, hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch là lễ hội thành hoàng làng và ngày 15 tháng 10 Âm lịch là lễ hội để tôn vinh công lao của Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa.

Cách Đồi Ông gần 1km là Đình Làng Gạo (thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Tương truyền đây là khu vực kho lương của quân Tây Sơn. Ngôi đình nằm tại làng Gạo nên được gọi là đình Làng Gạo. Ngôi đình hiện nay mang hoàn toàn kiến trúc thời Nguyễn gồm 5 gian rộng; Hậu cung là nơi thờ các vị thần Hoàng (trong đó có Thái uý Tô Đại Liên tức là Tô Hiến Hành và nhiều vị có công với làng với nước như Tống Sơn Quốc Sư, Nuôi Nhị, Nuôi Nguyễn, Chương Tấn, Nuôi Út chàng Càn, Tả Bác Trình, Hữu Bác Mối, Bản thổ thượng trụ quốc công, Lục hành Ngân Đạo…). Hiện nay làng còn giữ được nhiều sắc phong cho các vị thần này.

Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp nhưng có nhiều di tích danh thắng. Mặc dù những năm qua, nhiều di tích đã được đầu tư và khai thác có hiệu quả nhưng cũng không ít danh thắng và di tích còn đang bỏ ngỏ, chưa được đầu tư và khai thác như đường Thiên Lý, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng. Những di tích này rất có lợi thế về phát triển du lịch sinh thái với du lịch mạo hiểm, khám phá...

Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh và sinh thái, phấn đấu đến năm 2025 Thị xã đón 600.000 lượt khách và doanh thu 50 tỷ đồng hàng năm về du lịch, thị xã cần sớm có chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thành dự án mở rộng địa giới, xây dựng các hạng mục phụ trợ cho các di tích, hạ tầng kỹ thuật viễn thông phủ sóng 4G, wifi tại các điểm du lịch. Hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái và du lịch khám phá (đường Thiên Lý, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đền Cây Vải gắn với khu sinh thái phường Lam Sơn)... Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất và có chính sách kích cầu hợp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư, tạo bước đột phá về sản phẩm du lịch, trong đó thế mạnh là văn hóa Hầu đồng, tín ngưỡng Thờ Mẫu (đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) tại đền Sòng - Chín Giếng. Tăng cường quảng bá và kết nối giữa các điểm du lịch trên địa bàn với các điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài tỉnh...

Có như vậy thị xã Bỉm Sơn mới thực sự là điểm đến thu hút khách du lịch một cách bền vững và có những đóng góp xứng đáng cho kinh tế địa phương, trong đó có “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh Thanh.

Bảo Hân

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC