Truy cập

Hôm nay:
1636
Hôm qua:
7415
Tuần này:
34492
Tháng này:
51906
Tất cả:
8023726

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bỉm Sơn: Giá trị nghệ thuật kiến trúc và văn hoá lịch sử tại các di tích thờ Mẫu

Hầu hết các di tích lịch sử - văn hoá thờ Mẫu ở Bỉm Sơn đều tồn tại từ lâu đời, có di tích được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Do nhiều lý do như chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt, các công trình kiến trúc này được xây dựng và tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ, phong cách nghệ thuật kiến trúc văn hoá độc đáo của dân tộc. Nhưng điều đáng nói nhất ở các di tích này chính là giá trị lịch sử còn nguyên vẹn.

Song Son.jpg
Cổng Tam Quan - Đền Sòng Sơn (Ảnh tư liệu).

Các đình, đền, chùa trước đây chỉ thờ nhân thần trong tự nhiên hay các vị thủy tổ có công trong sự nghiệp khai hoang, lấn biển, lập ấp, thì nay một số di tích lịch sử - văn hoá đã thờ và phối thờ Mẫu.

Hầu hết phong cách xây dựng di tích tại Bỉm Sơn đều mang rõ bản sắc kiến trúc dân tộc. Phong cách xây dựng bên ngoài cũng như cấu trúc chạm khắc bên trong các di tích đã được những người thợ tài hoa xưa ứng dụng những kinh nghiệm quý báu của cha ông, kết hợp với những tìm tòi sáng tạo để có những công trình phong phú đa dạng, tạo nên một phong cách kiến trúc tôn giáo tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử.

Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội - đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đền Sòng ban đầu khi mới xây dựng còn đơn sơ bé nhỏ. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, đền Sòng ngày càng được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Năm 1998, đền Sòng được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại gần như hoàn toàn vẻ đẹp uy trang và linh thiêng ban đầu của nó. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng, cư dân Việt nói chung.

Đền Sòng được xây dựng với nhiều nét kiến trúc độc đáo đến nay vẫn còn được lưu truyền. Đền xây dựng theo kiểu chữ “Tam” có ba cung liên tiếp: Cung Hậu (chính tẩm, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), cung đệ Nhị, cung đệ Tam và ngoài cùng là cửa Tam Quan. Trang trí bàn thờ Mẫu có đầy đủ các lọng vàng, lư hương, hoa quả, bánh trái và nhiều đồ lễ mà du khách tới dâng. Chính vì thế, theo ông Vũ Văn Xuyên - Trưởng Ban Quản lý Di tích đền Sòng Sơn: Nhờ những giá trị lịch sử và kiến trúc đặc sắc của đền, nơi đây luôn hương khói nghi ngút tạo nên sự ấm áp, thành kính, tôn nghiêm, thiêng liêng trong lòng du khách đến dâng hương, du ngoạn.

Cũng nằm trong quần thể tâm linh Sòng Sơn, đền Chín Giếng cũng là nơi thực hành nghi lễ thờ Mẫu. Theo truyền thuyết, Cô Chín vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh.

Điều đặc biệt là, Cô Chín rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Đã từ rất lâu, đền cô Chín vẫn là địa điểm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lớn ở Thanh Hóa. Khởi dựng cùng thời với đền Sòng Sơn (thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786), đến năm 1939 đã được tu sửa lại. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2004 đền lại được trùng tu tôn tạo.

Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo di tích, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu liên quan đến các nghi lễ trong thờ cúng, nghi thức trong các lễ hội cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thị xã quan tâm, khôi phục và phát huy, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái, ngưỡng vọng và thực sự đã trở thành ngày hội của nhân dân trên địa bàn Thị xã.

Ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu tại các di tích có chỗ đứng đặc biệt trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, có sức lan tỏa lớn trong xã hội đương đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện khả năng tích hợp văn hóa với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho để hướng đến cuộc sống thực tại của người dân lao động với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích hợp nhiều giá trị về văn hóa, nghệ thuật như hầu đồng, những điệu múa thiêng, là môi trường để dung dưỡng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Vì lẽ đó, các đền thờ Mẫu tại Thị xã luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Bỉm Sơn nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Chí Anh

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bỉm Sơn: Giá trị nghệ thuật kiến trúc và văn hoá lịch sử tại các di tích thờ Mẫu

Hầu hết các di tích lịch sử - văn hoá thờ Mẫu ở Bỉm Sơn đều tồn tại từ lâu đời, có di tích được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Do nhiều lý do như chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt, các công trình kiến trúc này được xây dựng và tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ, phong cách nghệ thuật kiến trúc văn hoá độc đáo của dân tộc. Nhưng điều đáng nói nhất ở các di tích này chính là giá trị lịch sử còn nguyên vẹn.

Song Son.jpg
Cổng Tam Quan - Đền Sòng Sơn (Ảnh tư liệu).

Các đình, đền, chùa trước đây chỉ thờ nhân thần trong tự nhiên hay các vị thủy tổ có công trong sự nghiệp khai hoang, lấn biển, lập ấp, thì nay một số di tích lịch sử - văn hoá đã thờ và phối thờ Mẫu.

Hầu hết phong cách xây dựng di tích tại Bỉm Sơn đều mang rõ bản sắc kiến trúc dân tộc. Phong cách xây dựng bên ngoài cũng như cấu trúc chạm khắc bên trong các di tích đã được những người thợ tài hoa xưa ứng dụng những kinh nghiệm quý báu của cha ông, kết hợp với những tìm tòi sáng tạo để có những công trình phong phú đa dạng, tạo nên một phong cách kiến trúc tôn giáo tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử.

Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội - đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đền Sòng ban đầu khi mới xây dựng còn đơn sơ bé nhỏ. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, đền Sòng ngày càng được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn. Năm 1998, đền Sòng được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại gần như hoàn toàn vẻ đẹp uy trang và linh thiêng ban đầu của nó. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng, cư dân Việt nói chung.

Đền Sòng được xây dựng với nhiều nét kiến trúc độc đáo đến nay vẫn còn được lưu truyền. Đền xây dựng theo kiểu chữ “Tam” có ba cung liên tiếp: Cung Hậu (chính tẩm, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), cung đệ Nhị, cung đệ Tam và ngoài cùng là cửa Tam Quan. Trang trí bàn thờ Mẫu có đầy đủ các lọng vàng, lư hương, hoa quả, bánh trái và nhiều đồ lễ mà du khách tới dâng. Chính vì thế, theo ông Vũ Văn Xuyên - Trưởng Ban Quản lý Di tích đền Sòng Sơn: Nhờ những giá trị lịch sử và kiến trúc đặc sắc của đền, nơi đây luôn hương khói nghi ngút tạo nên sự ấm áp, thành kính, tôn nghiêm, thiêng liêng trong lòng du khách đến dâng hương, du ngoạn.

Cũng nằm trong quần thể tâm linh Sòng Sơn, đền Chín Giếng cũng là nơi thực hành nghi lễ thờ Mẫu. Theo truyền thuyết, Cô Chín vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh.

Điều đặc biệt là, Cô Chín rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Đã từ rất lâu, đền cô Chín vẫn là địa điểm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lớn ở Thanh Hóa. Khởi dựng cùng thời với đền Sòng Sơn (thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786), đến năm 1939 đã được tu sửa lại. Năm 1993 được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2004 đền lại được trùng tu tôn tạo.

Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo di tích, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu liên quan đến các nghi lễ trong thờ cúng, nghi thức trong các lễ hội cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thị xã quan tâm, khôi phục và phát huy, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái, ngưỡng vọng và thực sự đã trở thành ngày hội của nhân dân trên địa bàn Thị xã.

Ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu tại các di tích có chỗ đứng đặc biệt trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, có sức lan tỏa lớn trong xã hội đương đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện khả năng tích hợp văn hóa với đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho để hướng đến cuộc sống thực tại của người dân lao động với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích hợp nhiều giá trị về văn hóa, nghệ thuật như hầu đồng, những điệu múa thiêng, là môi trường để dung dưỡng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Vì lẽ đó, các đền thờ Mẫu tại Thị xã luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Bỉm Sơn nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Chí Anh

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC