Truy cập

Hôm nay:
1077
Hôm qua:
6869
Tuần này:
7946
Tháng này:
386255
Tất cả:
8668709

Quy hoạch phát triển không gian đô thị Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn theo hướng không gian mở đa hướng với các trục tuyến điểm chính.

1. Tổ chức không gian đô thị: Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn theo hướng không gian mở đa hướng với các trục tuyến điểm chính, cụ thể:

- Khu công nghiệp: Chủ yếu bố trí phía Bắc thị xã dọc đường Trần Hưng Đạo, mở rộng, kéo dài sang phía Tây đường sắt Bắc Nam đến sát địa giới hành chính huyện Hà Trung. Tận dụng những khu đất dọc Quốc lộ 1A từ đồi Nghĩa trang đến cầu Ba Lá để phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

- Trục trung tâm của thị xã là đường Trần Phú, mở rộng sang phía Tây theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ và phía Đông sang khu vực phường Đông Sơn.

- Mở rộng không gian theo quốc lộ 1A về phía Nam qua đồi Bỉm để phát triển thêm một phần công nghiệp và các khu chức năng của đô thị.

Các trục chính của đô thị gồm 11 tuyến chính:

+ Đường Nguyễn Huệ từ ngã 4 Quốc lộ 1A về phía Nam đến cầu Tống Giang.

+ Đường Nguyễn Trãi từ ngã tư Quốc lộ 1A về phía Bắc đến dốc Xây;

+ Đường Trần Phú từ ngã 4 Quốc lộ 1A đi khách sạn chuyên gia;

+ Đường Nguyễn Văn Cừ từ ngã 4 Quốc lộ đi sư đoàn 390;

+ Đường Bà Triệu từ ngã 4 giao với đường Nguyễn Văn Cừ đến nối với đường Gom khu công nghiệp;

+ Đường Trần Hưng Đạo từ ngã 3 nông trường Hà Trung đến ngã 3 khu 53;

+ Đường Lê Thánh Tông từ ngã 4 giao với đường 1A đến cầu Long Khê;

+ Đường Lê Lợi từ cầu Hà Lan đến mỏ đá nhà máy xi măng;

+ Đường Hai Bà Trưng giao với đường Nguyễn Huệ chạy dọc sông Tam Điệp đến cầu Hà Lan;

+ Đường Nguyễn Đức Cảnh từ đường Trần Phú đến ngã 4 mỏ sét;

+ Đường Tôn Thất Thuyết từ đường Trần Phú (ngã 3 lắp máy) đến đi dốc 68.

2. Phát triển mạng lưới đô thị và các điểm dân cư: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị đến năm 2020 là 1.872ha, trong đó: Đất dân dụng: 1.053ha; đất ngoài dân dụng: 819ha.

a.Đất dân dụng: Được phân chia thành các phân khu chức năng:

* Các khu trung tâm đô thị gồm có:

- Trung tâm hành chính – chính trị: Diện tích 25ha;

- Trung tâm thương mại: Được bố trí phân tán thành 5 cụm chính, với diện tích 40,3 ha.

* Khu dân cư đô thị, diện tích 578.0 ha

b. Khu ngoài dân dụng, gồm:

* Khu công nghiệp tập trung có diện tích 540 ha;

* Khu công nghiệp vừa và nhỏ có diện tích 24 ha.

c. Các trung tâm phường, xã: Về cơ bản giữ nguyên như vị trí hiện tại; được đầu tư nâng cấp kết hợp với đầu tư mới, nâng cấp cải tạo trụ sở làm việc. Riêng đối với ba phường được thành lập mới trong năm 2015 được quy hoạch đầu tư trụ sở làm việc nhà cao tầng tại vị trí thích hợp phù hợp với trung tâm phường.

Quy hoạch phát triển không gian đô thị Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn theo hướng không gian mở đa hướng với các trục tuyến điểm chính.

1. Tổ chức không gian đô thị: Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn theo hướng không gian mở đa hướng với các trục tuyến điểm chính, cụ thể:

- Khu công nghiệp: Chủ yếu bố trí phía Bắc thị xã dọc đường Trần Hưng Đạo, mở rộng, kéo dài sang phía Tây đường sắt Bắc Nam đến sát địa giới hành chính huyện Hà Trung. Tận dụng những khu đất dọc Quốc lộ 1A từ đồi Nghĩa trang đến cầu Ba Lá để phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

- Trục trung tâm của thị xã là đường Trần Phú, mở rộng sang phía Tây theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ và phía Đông sang khu vực phường Đông Sơn.

- Mở rộng không gian theo quốc lộ 1A về phía Nam qua đồi Bỉm để phát triển thêm một phần công nghiệp và các khu chức năng của đô thị.

Các trục chính của đô thị gồm 11 tuyến chính:

+ Đường Nguyễn Huệ từ ngã 4 Quốc lộ 1A về phía Nam đến cầu Tống Giang.

+ Đường Nguyễn Trãi từ ngã tư Quốc lộ 1A về phía Bắc đến dốc Xây;

+ Đường Trần Phú từ ngã 4 Quốc lộ 1A đi khách sạn chuyên gia;

+ Đường Nguyễn Văn Cừ từ ngã 4 Quốc lộ đi sư đoàn 390;

+ Đường Bà Triệu từ ngã 4 giao với đường Nguyễn Văn Cừ đến nối với đường Gom khu công nghiệp;

+ Đường Trần Hưng Đạo từ ngã 3 nông trường Hà Trung đến ngã 3 khu 53;

+ Đường Lê Thánh Tông từ ngã 4 giao với đường 1A đến cầu Long Khê;

+ Đường Lê Lợi từ cầu Hà Lan đến mỏ đá nhà máy xi măng;

+ Đường Hai Bà Trưng giao với đường Nguyễn Huệ chạy dọc sông Tam Điệp đến cầu Hà Lan;

+ Đường Nguyễn Đức Cảnh từ đường Trần Phú đến ngã 4 mỏ sét;

+ Đường Tôn Thất Thuyết từ đường Trần Phú (ngã 3 lắp máy) đến đi dốc 68.

2. Phát triển mạng lưới đô thị và các điểm dân cư: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị đến năm 2020 là 1.872ha, trong đó: Đất dân dụng: 1.053ha; đất ngoài dân dụng: 819ha.

a.Đất dân dụng: Được phân chia thành các phân khu chức năng:

* Các khu trung tâm đô thị gồm có:

- Trung tâm hành chính – chính trị: Diện tích 25ha;

- Trung tâm thương mại: Được bố trí phân tán thành 5 cụm chính, với diện tích 40,3 ha.

* Khu dân cư đô thị, diện tích 578.0 ha

b. Khu ngoài dân dụng, gồm:

* Khu công nghiệp tập trung có diện tích 540 ha;

* Khu công nghiệp vừa và nhỏ có diện tích 24 ha.

c. Các trung tâm phường, xã: Về cơ bản giữ nguyên như vị trí hiện tại; được đầu tư nâng cấp kết hợp với đầu tư mới, nâng cấp cải tạo trụ sở làm việc. Riêng đối với ba phường được thành lập mới trong năm 2015 được quy hoạch đầu tư trụ sở làm việc nhà cao tầng tại vị trí thích hợp phù hợp với trung tâm phường.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC