Truy cập

Hôm nay:
5474
Hôm qua:
4316
Tuần này:
14537
Tháng này:
355349
Tất cả:
8637803

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

I. Những lợi thế và hạn chế: Bước vào thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, thị xã Bỉm Sơn có những lợi thế và thách thức sau:

1. Những lợi thế:

* Lợi thế về địa lý và đất cho phát triển công nghiệp và đô thị hiện đại:

Thị xã Bỉm Sơn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vị trí kinh tế rất thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phí Bắc của tỉnh Thanh Hoá,là một trong 4 khu kinh tế động lực của Tỉnh, có khoảng cách thuận lợi và gần với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ IA, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và giáp với Quốc lộ 10, trong tương lai gần sẽ có tuyến đường sắt cao tốc chạy qua.

* Lợi thế về tiềm năng nguyên liệu chính cho công nghiệp vật liệu xây dựng:

- Bỉm Sơn có nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với trữ lượng lớn, khoảng 1560 triệu m3 đá vôi và 640 triệu m3 phiến sét có chất lượng tốt. Ngoài ra còn có các loại đá, đất sét dẻo, nguyên liệu sản xuất gạch ngói, khai thác và chế biến đã xẻ.

- Thị xã Bỉm Sơn là đô thị tiềm năng thuận lợi cho phát triển mở rộng quy hoạch đô thị công nghiệp và hạ tầng dịch vụ hiện đại.

- Bỉm Sơn là đô thị có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển mở rộng quy mô đô thị công nghiệp và hạ tầng dịch vụ hiện đại; có quỹ đất giành cho phát triển công nghiệp đã được quy hoạch.

2. Những thách thức:

- Cơ cấu kinh tế địa phương phát triển chưa cân đối, chuyển dịch còn chậm; chưa tạo được đột phá để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của thị xã công nghiệp.

- Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết chậm, quản lý đô thị chưa chặt chẽ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thật sự tương xứng với vóc dáng của một đô thị văn minh hiện đại. Cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội còn thiếu; nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận dân cư chưa được nâng lên. Tư duy quản lý đô thị chậm đổi mới theo hướng phát triển đô thị công nghiệp.

- Chưa khai thác hết được tiềm năng trí tuệ, nguồn vốn, lao động trong dân. Cải cách các thủ tục hành chính của Thị xã trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa thật sự đồng bộ và thông thoáng; bên cạnh đó, Thị xã không thuận tiện trong vận chuyển đường thuỷ và không có sân bay, vì thế đã hạn chế đã hạn chế rất lớn đến thu hút các nguồn vốn đầu tư.

- Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chậm được đầu tư hoàn chỉnh là yếu tố hạn chế đến việc kêu gọi các dự án đầu tư.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

I. Những lợi thế và hạn chế: Bước vào thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, thị xã Bỉm Sơn có những lợi thế và thách thức sau:

1. Những lợi thế:

* Lợi thế về địa lý và đất cho phát triển công nghiệp và đô thị hiện đại:

Thị xã Bỉm Sơn có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vị trí kinh tế rất thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phí Bắc của tỉnh Thanh Hoá,là một trong 4 khu kinh tế động lực của Tỉnh, có khoảng cách thuận lợi và gần với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ IA, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và giáp với Quốc lộ 10, trong tương lai gần sẽ có tuyến đường sắt cao tốc chạy qua.

* Lợi thế về tiềm năng nguyên liệu chính cho công nghiệp vật liệu xây dựng:

- Bỉm Sơn có nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với trữ lượng lớn, khoảng 1560 triệu m3 đá vôi và 640 triệu m3 phiến sét có chất lượng tốt. Ngoài ra còn có các loại đá, đất sét dẻo, nguyên liệu sản xuất gạch ngói, khai thác và chế biến đã xẻ.

- Thị xã Bỉm Sơn là đô thị tiềm năng thuận lợi cho phát triển mở rộng quy hoạch đô thị công nghiệp và hạ tầng dịch vụ hiện đại.

- Bỉm Sơn là đô thị có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển mở rộng quy mô đô thị công nghiệp và hạ tầng dịch vụ hiện đại; có quỹ đất giành cho phát triển công nghiệp đã được quy hoạch.

2. Những thách thức:

- Cơ cấu kinh tế địa phương phát triển chưa cân đối, chuyển dịch còn chậm; chưa tạo được đột phá để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của thị xã công nghiệp.

- Triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết chậm, quản lý đô thị chưa chặt chẽ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thật sự tương xứng với vóc dáng của một đô thị văn minh hiện đại. Cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội còn thiếu; nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận dân cư chưa được nâng lên. Tư duy quản lý đô thị chậm đổi mới theo hướng phát triển đô thị công nghiệp.

- Chưa khai thác hết được tiềm năng trí tuệ, nguồn vốn, lao động trong dân. Cải cách các thủ tục hành chính của Thị xã trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa thật sự đồng bộ và thông thoáng; bên cạnh đó, Thị xã không thuận tiện trong vận chuyển đường thuỷ và không có sân bay, vì thế đã hạn chế đã hạn chế rất lớn đến thu hút các nguồn vốn đầu tư.

- Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chậm được đầu tư hoàn chỉnh là yếu tố hạn chế đến việc kêu gọi các dự án đầu tư.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC