Truy cập

Hôm nay:
5104
Hôm qua:
4937
Tuần này:
20328
Tháng này:
111078
Tất cả:
8082898

Tăng cường phòng chống dịch Covid 19 trước bối cảnh số ca mắc mới tăng cao.

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trung bình cả nước có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó.Trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm 30,2% số mắc mới.

Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Kỷ niệm 30/4 – 1/5 đang đến gần. Kỳ nghỉ này sẽ kéo dài 5 ngày, nhu cầu về quê, đi du lịch của người dân tăng cao dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch. Trước tình hình đó, để chủ động các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòngchống dịch Covid-19và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo nghị quyết số 38 ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023.Đồng thời, các đơn vị cần thúc đẩy tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vaccine phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.Các địa phương cần chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.Song song với đó, cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo nghị quyết số 128 ngày 11/10/2021, quyết định 218 ngày 27/1/2022.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị... Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giádịch COVID-19là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này.

Để "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", mỗi người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. Hãy cùng nhau thực hiện thông điệp 2k + vắc xin để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hà Nghĩa

Tăng cường phòng chống dịch Covid 19 trước bối cảnh số ca mắc mới tăng cao.

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trung bình cả nước có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó.Trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm 30,2% số mắc mới.

Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Kỷ niệm 30/4 – 1/5 đang đến gần. Kỳ nghỉ này sẽ kéo dài 5 ngày, nhu cầu về quê, đi du lịch của người dân tăng cao dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch. Trước tình hình đó, để chủ động các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòngchống dịch Covid-19và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo nghị quyết số 38 ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023.Đồng thời, các đơn vị cần thúc đẩy tiêm vaccine phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vaccine phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.Các địa phương cần chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.Song song với đó, cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo nghị quyết số 128 ngày 11/10/2021, quyết định 218 ngày 27/1/2022.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị... Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giádịch COVID-19là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này.

Để "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", mỗi người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. Hãy cùng nhau thực hiện thông điệp 2k + vắc xin để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC