Truy cập

Hôm nay:
1649
Hôm qua:
5240
Tuần này:
20260
Tháng này:
140114
Tất cả:
6386862

Công tác rà soát văn bản năm 2019

Công tác rà soát, phân loại, đánh giá văn bản hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND và chủ tịch UBND từ Thị xã đến các xã, trường. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, kết quả cho thấy:

Năm 2019, tổng số văn bản do HĐND và UBND ban hành từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 8.502 văn bản (8.502/8.049, tăng 483 văn bản so với năm 2018). Trong đó: Nghị quyết quy phạm: 00 văn bản; Nghị quyết áp dụng: 12 văn bản; Quyết định quy phạm: 00 văn bản;Quyết định áp dụng: 5.196 văn bản; Văn bản thông thường khác: 3.294 văn bản.

Tại UBND xã, phường.Tổng số văn bản ban hành trong năm 2019: 3.158 văn bản ( 3.158/3.765, Giảm 607 văn bản so với năm 2018). Trong đó:Nghị quyết quy phạm: 00 văn bản; Nghị quyết áp dụng: 70 văn bản; Quyết định quy phạm: 00 văn bản; Quyết định áp dụng: 1.047 văn bản; Văn bản thông thường khác: 2.041 văn bản.

Thông qua hoạt động rà soát đã kịp thời phát hiện những văn bản ban hành không đúng quy định của luật, đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với quy định pháp luật mới ban hành, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hoàn thiện của hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL), góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời công tác soạn thảo, ban hành văn bản được thực hiện đúng quy trình từ giai đoạn dự thảo đến thẩm định và góp ý nên công tác ban hành văn bản tại Thị xã trong thời gian qua đảm bảo đúng trình tự, thủ tục về nội dung và thẩm quyền ban hành, vì vậy khi văn bản được ban hành có hiệu lực bảo đảm tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị trong tổ chức thực hiện.

Tại UBND Thị xã, UBND các xã, phường đã thực hiện đúng các nội dung về tự kiểm tra, tự rà soát văn bản và hệ thống hóa văn bản QPPL. Tuy nhiên, do nhận thức việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL pháp luật còn hạn chế, bất cập và công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm nên công tác tự kiểm tra, rà soát chưa thực sự đạt yêu cầu. Do đó một số văn bản ban hành vẫn còn sai nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày.

Mặt khác, công tác rà soát văn bản của HĐND và UBND tại Thị xã và xã, phường đã từng bước có chuyển biến tích cực. Cán bộ, công chức chuyên môn trong thực thi nhiệm vụ đã tuân thủ quy định trong công tác rà soát văn bản. Tại Thị xã phòng Tư pháp đã chủ động phối hợp với Văn phòng HĐND &UBND xã trong việc rà soát văn bản do HĐND & UBND ban hành. Tại UBND xã, phường thực hiện rà soát văn bản theo quy định, do đó công tác rà soát văn bản được thực hiện định kỳ hàng năm, nên chất lượng ban hành văn bản đã được nâng lên ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển chung trên địa bàn Thị xã.

Tuy nhiên thực tế rà soát cho thấy vẫn còn khó khăn, vướng mắc đó là:

Công tác tự kiểm tra rà soát,cập nhật văn bản nói chung và hệ thông hóa văn bản QPPL nói riêng là một nhiệm vụ tương đối phức tạp đòi hỏi trình độ và chuyên môn sâu, dành nhiều thời gian để nghiên cứu thực hiện nên thời gian qua việc thực hiện công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có cán bộ chuyên trách. Mức độ quan tâm của lãnh đạo của một số cơ quan chuyên môn của Thị xã, UBND xã, phường đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản chưa cao. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường về công tác xây dựng văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL chưa đồng đều nên chưa thực hiện đầy đủ các nội dung rà soát, hệ thống hóa văn bản theo đúng quy định.

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên đây, thời gian tới cần tập trung làm tốt một số việc sau đây.

Các cấp, các ngành có giải pháp kiện toàn tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp;quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngành, cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản.

Cần chủ động rà soát văn bản thuộc thẩm quyền, phát hiện văn bản có sai sót có hướng xử lý ngay, để khi ban hành văn bản đảm bảo về nội dung và thể thức theo quy định. Cần nghiên cứu ký nội dung văn bản cần hành để nội văn bản sát thực tế, lời văn rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

Thường xuyên cập nhật văn bản mới, tránh việc sử dụng văn bản đã hết hiệu lực thi hành mà vẫn áp dụng, tác động không tốt trong đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và tổ chức. Đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm và sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động tự kiểm tra, tự rà soát, tổng hợp, đánh giá, phân loại văn bản hàng năm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh chung.
Đỗ Đức Thẩm

Công tác rà soát văn bản năm 2019

Công tác rà soát, phân loại, đánh giá văn bản hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND và chủ tịch UBND từ Thị xã đến các xã, trường. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, kết quả cho thấy:

Năm 2019, tổng số văn bản do HĐND và UBND ban hành từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 8.502 văn bản (8.502/8.049, tăng 483 văn bản so với năm 2018). Trong đó: Nghị quyết quy phạm: 00 văn bản; Nghị quyết áp dụng: 12 văn bản; Quyết định quy phạm: 00 văn bản;Quyết định áp dụng: 5.196 văn bản; Văn bản thông thường khác: 3.294 văn bản.

Tại UBND xã, phường.Tổng số văn bản ban hành trong năm 2019: 3.158 văn bản ( 3.158/3.765, Giảm 607 văn bản so với năm 2018). Trong đó:Nghị quyết quy phạm: 00 văn bản; Nghị quyết áp dụng: 70 văn bản; Quyết định quy phạm: 00 văn bản; Quyết định áp dụng: 1.047 văn bản; Văn bản thông thường khác: 2.041 văn bản.

Thông qua hoạt động rà soát đã kịp thời phát hiện những văn bản ban hành không đúng quy định của luật, đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với quy định pháp luật mới ban hành, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hoàn thiện của hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL), góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời công tác soạn thảo, ban hành văn bản được thực hiện đúng quy trình từ giai đoạn dự thảo đến thẩm định và góp ý nên công tác ban hành văn bản tại Thị xã trong thời gian qua đảm bảo đúng trình tự, thủ tục về nội dung và thẩm quyền ban hành, vì vậy khi văn bản được ban hành có hiệu lực bảo đảm tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị trong tổ chức thực hiện.

Tại UBND Thị xã, UBND các xã, phường đã thực hiện đúng các nội dung về tự kiểm tra, tự rà soát văn bản và hệ thống hóa văn bản QPPL. Tuy nhiên, do nhận thức việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL pháp luật còn hạn chế, bất cập và công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm nên công tác tự kiểm tra, rà soát chưa thực sự đạt yêu cầu. Do đó một số văn bản ban hành vẫn còn sai nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày.

Mặt khác, công tác rà soát văn bản của HĐND và UBND tại Thị xã và xã, phường đã từng bước có chuyển biến tích cực. Cán bộ, công chức chuyên môn trong thực thi nhiệm vụ đã tuân thủ quy định trong công tác rà soát văn bản. Tại Thị xã phòng Tư pháp đã chủ động phối hợp với Văn phòng HĐND &UBND xã trong việc rà soát văn bản do HĐND & UBND ban hành. Tại UBND xã, phường thực hiện rà soát văn bản theo quy định, do đó công tác rà soát văn bản được thực hiện định kỳ hàng năm, nên chất lượng ban hành văn bản đã được nâng lên ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển chung trên địa bàn Thị xã.

Tuy nhiên thực tế rà soát cho thấy vẫn còn khó khăn, vướng mắc đó là:

Công tác tự kiểm tra rà soát,cập nhật văn bản nói chung và hệ thông hóa văn bản QPPL nói riêng là một nhiệm vụ tương đối phức tạp đòi hỏi trình độ và chuyên môn sâu, dành nhiều thời gian để nghiên cứu thực hiện nên thời gian qua việc thực hiện công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có cán bộ chuyên trách. Mức độ quan tâm của lãnh đạo của một số cơ quan chuyên môn của Thị xã, UBND xã, phường đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản chưa cao. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường về công tác xây dựng văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL chưa đồng đều nên chưa thực hiện đầy đủ các nội dung rà soát, hệ thống hóa văn bản theo đúng quy định.

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trên đây, thời gian tới cần tập trung làm tốt một số việc sau đây.

Các cấp, các ngành có giải pháp kiện toàn tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp;quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngành, cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản.

Cần chủ động rà soát văn bản thuộc thẩm quyền, phát hiện văn bản có sai sót có hướng xử lý ngay, để khi ban hành văn bản đảm bảo về nội dung và thể thức theo quy định. Cần nghiên cứu ký nội dung văn bản cần hành để nội văn bản sát thực tế, lời văn rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

Thường xuyên cập nhật văn bản mới, tránh việc sử dụng văn bản đã hết hiệu lực thi hành mà vẫn áp dụng, tác động không tốt trong đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và tổ chức. Đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm và sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động tự kiểm tra, tự rà soát, tổng hợp, đánh giá, phân loại văn bản hàng năm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh chung.
Đỗ Đức Thẩm

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC