Truy cập

Hôm nay:
3411
Hôm qua:
7744
Tuần này:
19219
Tháng này:
149238
Tất cả:
11733693

Hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 1/7/2008, quy định rõ những chế tài đối với các hành vi vi phạm việc chống truyền nhiễm dịch bệnh.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, “bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân này có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm”.

Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh…). Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).

Theo đó, nhóm A sẽ có mức độ nghiêm trọng nhất, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh Covid-19, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra thuộc nhóm A.

Mặt khác, tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: Nghiêm cấm các hành vi như: “Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…”.

Đối với cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt có thể tăng cao từ 5 đến 10 triệu đồng khi có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định. Đặc biệt nếu hành vi trên gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, phạt mức từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với một trong các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; mức phạt có thể tăng lên đến 12 năm tù nếu mức độ gây nguy hiểm cho cộng đồng ở diện rộng, gây tổn hại lớn về kinh tế, xã hội…

Như vậy, hành vi lây lan dịch bệnh cho người khác là một trong những hành vi rất nguy hiểm cho cộng đồng. Do đó, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Tới

Hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ ngày 1/7/2008, quy định rõ những chế tài đối với các hành vi vi phạm việc chống truyền nhiễm dịch bệnh.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, “bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân này có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm”.

Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau: Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh…). Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).

Theo đó, nhóm A sẽ có mức độ nghiêm trọng nhất, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh Covid-19, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra thuộc nhóm A.

Mặt khác, tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: Nghiêm cấm các hành vi như: “Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…”.

Đối với cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt có thể tăng cao từ 5 đến 10 triệu đồng khi có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định. Đặc biệt nếu hành vi trên gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, phạt mức từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với một trong các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; mức phạt có thể tăng lên đến 12 năm tù nếu mức độ gây nguy hiểm cho cộng đồng ở diện rộng, gây tổn hại lớn về kinh tế, xã hội…

Như vậy, hành vi lây lan dịch bệnh cho người khác là một trong những hành vi rất nguy hiểm cho cộng đồng. Do đó, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Tới

Tin nóng

Trường mầm non tư thục Ngọc Trạo – tiếp tục khẳng định uy tín trong giáo dục mầm non.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Liên đoàn lao động thị xã Bỉm Sơn phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim lưu động phục vụ công nhân lao động (CNLĐ) trong Khu công nghiệp Bắc Bỉm Sơn .
UBND thị xã tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh chân tay miệng
Thị uỷ Bỉm Sơn triển khai nhiệm vụ xây dựng dự thảo đề cương Đại hội Đảng bộ tại 2 phường mới thành lập lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 -2030.
Phường Phú Sơn: Sôi nổi hiến đất mở đường giao thông.
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 368 lần thứ XXII nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị của địa phương

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC