Truy cập

Hôm nay:
337
Hôm qua:
5240
Tuần này:
18948
Tháng này:
138802
Tất cả:
6385550

Kết quả 05 năm thi hành Luật Hôn nhân - Gia đình và một số vấn đề đặt ra

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc Hội thông qua ngày 19/6/2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Luat.jpg


Sau 05 năm thi hành đã đạt được nhiều kết quả tích cực,góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và Gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trên cơ sở vai trò của gia đình đối với xã hội được phát huy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực; trong ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung; trong tiến trình Việt Nam hội nhập với Quốc tế.

Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, UBND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức triển khai Luật Hôn nhân – Gia đình đến các đơn vị xã, phường. Thông qua các Hội nghị với 17 hội nghị có cả lồng ghép với 726 lượt người tham dự. Đồng thời tuyên truyền giới thiệu nội dung của Luật qua hệ thống Truyền thanh thanh từ thị xã đến cơ sở với 35 lượt tuyên truyền.

Việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự chỉ đạo chuyên môn Sở Tư pháp nên đã có những bước tiến cơ bản và đạt những kết quả quan trọng. Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký việc Kết hôn được lưu trữ và sử dụng lâu dài, trên cơ sở dùng phần mềm chung cả nước; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch, khẳng định vai trò trong quản lý nhà nước và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền về Hôn nhân và Gia đình.

Tại thị xã Bỉm Sơn đã tiến hành cài đặt phần mềm hộ tịch dùng chung trên phạm cả nước, nhờ đó mà việc thực hiện việc đăng ký kết hôn được thực hiện theo đúng quy định Luật, việc đăng ký kết hôn cho người dân được rút ngắn thời gian thực hiện tạo điều kiện thuận lợi, sự hài lòng của người dân khi tham gia thủ tục đăng ký kết hôn. Hiện nay việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại UBND cấp huyện,thị xã, thành phố đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nhà nước cũng như đăng ký các việc hộ tịch về Hôn nhân và Gia đình phát sinh giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân.

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền công tác đăng ký và quản lý Hộ tịch nói chung và công tác đăng ký quản lý việc kết hôn nói riêng được thực hiện nghiêm túc.Tại UBND xã, phường đều mở sổ sách theo dõi, có đẩy đủ hồ sơ theo quy định.

Từ 01/01/2015 đến 31/12/2019 tại UBND xã phường đã thực hiện đăng ký cho 1.145 cặp vợ, chồng. Tại UBND thị xã đã mở sổ sách tho dõi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho 56 cặp vợ, chồng. Sau 05 năm thực hiện kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành, kết quả cho thấy Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014, sau khi được ban hành đã thể hiện được sâu sắc tính ưu việt của chế độ hôn nhân – Gia đình của Việt Nam, nội dung phù hợp với thực tiễn, các quan hệ Hôn nhân- Gia đình cụ thể, rõ ràng hơn, việc hiểu và thực hiện luật thuận lợi hơn nhiều. Đặc biệt thông qua việc truyên truyền với nhiều hình thức khác nhau nhận thức chung của người dân được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên trong quá trình xem xét giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì một số quy định của pháp luật cần cụ thể cho phù hợp với thực tế như giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân các nước trên thế giới sử dụng các loại văn bản khác nhau để cấp cho công dân khi thực hiện đăng ký kết hôn, để chứng minh tình trạng hôn nhântrong hồ sơ đăng ký kết hôn thì bao gồm các giấy tờ: Giấy chứng nhận;Tuyên thệ độc thân; Công hàm giới thiệu kết hôn hoặc có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngoài ra tại một số nướcviệc đăng ký kết hôn cơ quan đại điện không cung cấp mẫu để xác nhận tình trạng hôn nhân gây khó khăn trong việc xem xét hồ sơ. Tại Việt Nam pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân một vợ, một chồng nhưng một số nước pháp luật vẫn công nhận hôn nhân hơn một vợ, một chồng gây hiện tượng xung đột pháp luật làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc giải thích, hướng dẫn cho người dân khi tham gia vào các thủ tục hành chính tại địa phương.Có thể nói Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ra đời đã làm cho việc áp dụng pháp luật về Hôn nhân và Gia đình được cụ thể và rõ ràng hơn. Một trong những khó khăn đặt ra khi giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân khi mà cả hai nước đều quy định phải tuân theo pháp luật của nước mình. Thì việc ra đời của điều ước quốc tế khi mà các nước đó là thành viên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiến hành đăng ký kết hôntheo đó điều kiện công nhận kết hôn, quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận đã được mở rộng hơn thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc pháp luật Việt Nam trong quan hệ với các nước trên thế giới.

Qua thực tiễn thi hành luật Hôn nhân- Gia đình năm 2014 cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm. Trong cách giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng thông thường lựa chọn phương pháp hòa giải để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên có cặp vợ chồng lại lựa chọn giải pháp ly thân như là phương thức giải quyết phù hợp đối với tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình của mình, lại có cả những cặp vợ chồng mong muốn việc ly thân của họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Gia đình hạt nhân đang có xu hướng thay thế gia đình truyền thống, bởi lẽ gia đình truyền thống hiện tại đã bộc lộ những vấn đề không còn phù hợp. Mặt khác một số người còn lựa chọn cho mình cuộc sống đơn thân, để tránh sự va chạm, tránh sự ràng buộc…

Một số quy định của Luật có tính khả thi chưa cao, do đó dẫn đến tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn: quy định về quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn; có những quy định chưa thể hiện được sự hài hòa giữa quyền, lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
Đỗ Đức Thẩm

Kết quả 05 năm thi hành Luật Hôn nhân - Gia đình và một số vấn đề đặt ra

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc Hội thông qua ngày 19/6/2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Luat.jpg


Sau 05 năm thi hành đã đạt được nhiều kết quả tích cực,góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và Gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trên cơ sở vai trò của gia đình đối với xã hội được phát huy, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực; trong ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương nói riêng và đất nước nói chung; trong tiến trình Việt Nam hội nhập với Quốc tế.

Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, UBND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức triển khai Luật Hôn nhân – Gia đình đến các đơn vị xã, phường. Thông qua các Hội nghị với 17 hội nghị có cả lồng ghép với 726 lượt người tham dự. Đồng thời tuyên truyền giới thiệu nội dung của Luật qua hệ thống Truyền thanh thanh từ thị xã đến cơ sở với 35 lượt tuyên truyền.

Việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự chỉ đạo chuyên môn Sở Tư pháp nên đã có những bước tiến cơ bản và đạt những kết quả quan trọng. Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký việc Kết hôn được lưu trữ và sử dụng lâu dài, trên cơ sở dùng phần mềm chung cả nước; đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch, khẳng định vai trò trong quản lý nhà nước và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền về Hôn nhân và Gia đình.

Tại thị xã Bỉm Sơn đã tiến hành cài đặt phần mềm hộ tịch dùng chung trên phạm cả nước, nhờ đó mà việc thực hiện việc đăng ký kết hôn được thực hiện theo đúng quy định Luật, việc đăng ký kết hôn cho người dân được rút ngắn thời gian thực hiện tạo điều kiện thuận lợi, sự hài lòng của người dân khi tham gia thủ tục đăng ký kết hôn. Hiện nay việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại UBND cấp huyện,thị xã, thành phố đã có những chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nhà nước cũng như đăng ký các việc hộ tịch về Hôn nhân và Gia đình phát sinh giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân.

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền công tác đăng ký và quản lý Hộ tịch nói chung và công tác đăng ký quản lý việc kết hôn nói riêng được thực hiện nghiêm túc.Tại UBND xã, phường đều mở sổ sách theo dõi, có đẩy đủ hồ sơ theo quy định.

Từ 01/01/2015 đến 31/12/2019 tại UBND xã phường đã thực hiện đăng ký cho 1.145 cặp vợ, chồng. Tại UBND thị xã đã mở sổ sách tho dõi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho 56 cặp vợ, chồng. Sau 05 năm thực hiện kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành, kết quả cho thấy Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014, sau khi được ban hành đã thể hiện được sâu sắc tính ưu việt của chế độ hôn nhân – Gia đình của Việt Nam, nội dung phù hợp với thực tiễn, các quan hệ Hôn nhân- Gia đình cụ thể, rõ ràng hơn, việc hiểu và thực hiện luật thuận lợi hơn nhiều. Đặc biệt thông qua việc truyên truyền với nhiều hình thức khác nhau nhận thức chung của người dân được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên trong quá trình xem xét giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì một số quy định của pháp luật cần cụ thể cho phù hợp với thực tế như giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân các nước trên thế giới sử dụng các loại văn bản khác nhau để cấp cho công dân khi thực hiện đăng ký kết hôn, để chứng minh tình trạng hôn nhântrong hồ sơ đăng ký kết hôn thì bao gồm các giấy tờ: Giấy chứng nhận;Tuyên thệ độc thân; Công hàm giới thiệu kết hôn hoặc có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngoài ra tại một số nướcviệc đăng ký kết hôn cơ quan đại điện không cung cấp mẫu để xác nhận tình trạng hôn nhân gây khó khăn trong việc xem xét hồ sơ. Tại Việt Nam pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân một vợ, một chồng nhưng một số nước pháp luật vẫn công nhận hôn nhân hơn một vợ, một chồng gây hiện tượng xung đột pháp luật làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc giải thích, hướng dẫn cho người dân khi tham gia vào các thủ tục hành chính tại địa phương.Có thể nói Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ra đời đã làm cho việc áp dụng pháp luật về Hôn nhân và Gia đình được cụ thể và rõ ràng hơn. Một trong những khó khăn đặt ra khi giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân khi mà cả hai nước đều quy định phải tuân theo pháp luật của nước mình. Thì việc ra đời của điều ước quốc tế khi mà các nước đó là thành viên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiến hành đăng ký kết hôntheo đó điều kiện công nhận kết hôn, quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận đã được mở rộng hơn thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc pháp luật Việt Nam trong quan hệ với các nước trên thế giới.

Qua thực tiễn thi hành luật Hôn nhân- Gia đình năm 2014 cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm. Trong cách giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng thông thường lựa chọn phương pháp hòa giải để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên có cặp vợ chồng lại lựa chọn giải pháp ly thân như là phương thức giải quyết phù hợp đối với tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình của mình, lại có cả những cặp vợ chồng mong muốn việc ly thân của họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Gia đình hạt nhân đang có xu hướng thay thế gia đình truyền thống, bởi lẽ gia đình truyền thống hiện tại đã bộc lộ những vấn đề không còn phù hợp. Mặt khác một số người còn lựa chọn cho mình cuộc sống đơn thân, để tránh sự va chạm, tránh sự ràng buộc…

Một số quy định của Luật có tính khả thi chưa cao, do đó dẫn đến tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn: quy định về quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn; có những quy định chưa thể hiện được sự hài hòa giữa quyền, lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
Đỗ Đức Thẩm

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC