Một số giải pháp phòng, chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Việc xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện và hệ thống giải pháp đồng bộ, cũng như phải kiên trì thực hiện với sự tham gia của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh việc can thiệp bằng các biện pháp pháp luật và hành chính từ chính quyền, cần đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức truyền thông phù hợp với tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy nét đẹp truyền thống, các tập tục có lợi trong hôn nhân và gia đình của các dân tộc nhằm gắn kết cộng đồng tham gia vào việc đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cụ thể:
Đối với chính quyền, đoàn thể
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng nữ giới, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín, thầy cúng, thầy mo trong công tác tuyên truyền, vận động. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác ngăn chặn, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hạn chế các luồng văn hóa ngoại lai độc hại xâm nhập vào địa bàn. Đưa các quy định của pháp luật (về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em…) vào hương ước, quy ước thôn bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Đối với nhà trường
Xác định công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các thầy cô giáo phải là những người đi đầu, là tấm gương cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt Đoàn…
Mời những người có uy tín (già làng, trưởng bản, người nổi tiếng…) nói chuyện với học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết đồng thời kêu gọi các em tích cực tham gia vào hoạt động này.
Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Phát tài liệu truyền thông (tờ rơi, tờ tin, sổ tay hỏi đáp pháp luật…) về hôn nhân gia đình, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Thành lập câu lạc bộ về sức khỏe sinh sản vị thành niên để tạo môi trường cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa về nhiều chủ đề trong đó có chủ đề phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin với những người trợ giúp (thầy cô giáo, chuyên gia tư vấn, cán bộ dân số, cán bộ bảo vệ trẻ em, nhân viên tổng đài bảo vệ trẻ em…) nếu các em có nguy cơ trở thành đối tượng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Đối với vị thành niên
Tham gia tích cực các hoạt động tập thể đặc biệt là các hoạt động phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở nhà trường và địa phương. Tích cực tìm hiểu các thông tin về tảo hôn và hôn nhân cận huyết, học tập theo các tấm gương đã vượt qua hủ tục này ở dân tộc mình, địa phương mình.
Thực hiện tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết tới ông bà, cha mẹ, bạn bè cùng lứa để mọi người đều nâng cao kiến thức và trở thành tuyên truyền viên phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong gia đình, dòng họ, tại địa bàn sinh sống.
Tóm lại, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hành vi vi phạm pháp luật và trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là những hủ tục lạc hậu, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam; gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đẫn đến đói nghèo, lạc hậu. Mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng xã hội cần chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình, chung tay đẩy lùi và xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Nguyên nhân, hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
-
Lợi ích của việc không tảo hôn và không kết hôn cận huyết thống
-
Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay
-
Những hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra
Một số giải pháp phòng, chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Việc xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện và hệ thống giải pháp đồng bộ, cũng như phải kiên trì thực hiện với sự tham gia của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh việc can thiệp bằng các biện pháp pháp luật và hành chính từ chính quyền, cần đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức truyền thông phù hợp với tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy nét đẹp truyền thống, các tập tục có lợi trong hôn nhân và gia đình của các dân tộc nhằm gắn kết cộng đồng tham gia vào việc đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cụ thể:
Đối với chính quyền, đoàn thể
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng nữ giới, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín, thầy cúng, thầy mo trong công tác tuyên truyền, vận động. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác ngăn chặn, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hạn chế các luồng văn hóa ngoại lai độc hại xâm nhập vào địa bàn. Đưa các quy định của pháp luật (về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em…) vào hương ước, quy ước thôn bản, tiêu chuẩn xếp loại gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Đối với nhà trường
Xác định công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các thầy cô giáo phải là những người đi đầu, là tấm gương cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt Đoàn…
Mời những người có uy tín (già làng, trưởng bản, người nổi tiếng…) nói chuyện với học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết đồng thời kêu gọi các em tích cực tham gia vào hoạt động này.
Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Phát tài liệu truyền thông (tờ rơi, tờ tin, sổ tay hỏi đáp pháp luật…) về hôn nhân gia đình, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Thành lập câu lạc bộ về sức khỏe sinh sản vị thành niên để tạo môi trường cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa về nhiều chủ đề trong đó có chủ đề phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin với những người trợ giúp (thầy cô giáo, chuyên gia tư vấn, cán bộ dân số, cán bộ bảo vệ trẻ em, nhân viên tổng đài bảo vệ trẻ em…) nếu các em có nguy cơ trở thành đối tượng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Đối với vị thành niên
Tham gia tích cực các hoạt động tập thể đặc biệt là các hoạt động phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở nhà trường và địa phương. Tích cực tìm hiểu các thông tin về tảo hôn và hôn nhân cận huyết, học tập theo các tấm gương đã vượt qua hủ tục này ở dân tộc mình, địa phương mình.
Thực hiện tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết tới ông bà, cha mẹ, bạn bè cùng lứa để mọi người đều nâng cao kiến thức và trở thành tuyên truyền viên phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong gia đình, dòng họ, tại địa bàn sinh sống.
Tóm lại, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hành vi vi phạm pháp luật và trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là những hủ tục lạc hậu, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam; gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đẫn đến đói nghèo, lạc hậu. Mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng xã hội cần chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình, chung tay đẩy lùi và xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh.