Truy cập

Hôm nay:
4347
Hôm qua:
4391
Tuần này:
8738
Tháng này:
8738
Tất cả:
8291192

Nguyên nhân, hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

Kết hôn cận huyết thống là tình trạng kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có quan hệ huyết thống (bên nội hoặc bên ngoại) trong phạm vi ba đời: Đời thứ nhất- cha mẹ; đời thứ hai- anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba- anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì.

Các yếu tố về gia đình của các đối tượng kết hôn và phong tục tập quán Bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu: Nhu cầu cần người lao động, cho con kết hôn sớm để thêm người lao động trong nhà. Do thiếu hiểu biết về luật pháp, kỹ năng sống và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; sự nhận thức về xã hội còn hạn chế hoặc biết chưa đầy đủ về những tác hại nguy hiểm của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Một số nhóm dân tộc thiểu số có tục lệ sai lầm là những người khác họ có quan hệ cận huyết trong phạm vi ba đời vẫn được kết hôn với nhau, ví dụ như: Con của anh em trai kết hôn với con của chị em gái ruột hoặc con của chị em gái ruột kết hôn với nhau... Yếu tố dòng họ không muốn gả con cho người ngoài dòng họ do: Sợ bị vất vả, thương con cái; sợ bị thất thoát tài sản; muốn đông con nhiều cháu để khẳng định vị thế dòng họ ... Tảo hôn có thể dần tới hoàn cảnh gia đình đông con, đói nghèo.
Các yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội Địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt; kinh tế, các dịch vụ văn hóa - xã hội chưa phát triển mạnh... nên hạn chế thông tin, ít có điều kiện giao lưu tìm hiểu bạn đời rộng rãi, thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình.
Các yếu tố về giáo dục, thực thi pháp luật (đăng ký kết hôn, khai sinh...) Cấp uỷ chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể của một số xã chưa thực sự xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền vận động thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tình trạng không đăng ký kết hôn còn nhiều. Cán bộ quản lý chuyên ngành khó cập nhật, theo dõi quản lý được đầy đủ về tình trạng kết hôn, khai sinh, khai tử...
Những hệ lụy
Tảo hôn - Coi thường kỷ cương, sự nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng đến cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình. - Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất tinh thần trí tuệ, dị dạng dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số của tỉnh, huyện, xã, hay nói rộng ra là cả đất nước.
Trẻ đẻ ra trong các cặp tảo hôn thường nhẹ cân hơn so với đứa trẻ bình thường khác (dưới 2.500g).
- Phần lớn các cặp vợ chồng trẻ này tuổi đời còn ít, chưa đủ khả năng tự lập. Nếu lấy vợ, lấy chồng sớm dẫn đến mất cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm so với những bạn bè cùng trang lứa.
- Hầu hết các cặp tảo hôn đều là hộ nghèo, đang trong độ tuổi vị thành niên đã phải làm bố, làm mẹ. Không còn sự chăm sóc của cha mẹ, còn phải lo toan cho cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và dễ dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của gia đình và tương lai nòi giống. Tảo hôn có nguy cơ sẽ sinh ra những đứa trẻ chậm phát triển về cả trí tuệ, cân nặng, chiều cao. b) Kết hôn cận huyết thống
- Làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói do con của những gia đình kết hôn cận huyết thống thường xuyên bị ốm, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh và cha mẹ không có nhiều thời gian làm kinh tế phát triển gia đình.
- Nhiều dân tộc ít người đứng trước nguy cơ dân số suy giảm thấp còi do kết hôn cận huyết thống. -
Trẻ sinh ra từ cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền: Bạch tạng, mù màu, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là bệnh tan máu bẩm sinh, y học gọi là bệnh Thalasamia trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao... Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả một dòng họ, một dân tộc.
- Thực tế y học đã chứng minh kết hôn cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời...

Nguyên nhân, hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

Kết hôn cận huyết thống là tình trạng kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có quan hệ huyết thống (bên nội hoặc bên ngoại) trong phạm vi ba đời: Đời thứ nhất- cha mẹ; đời thứ hai- anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba- anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì.

Các yếu tố về gia đình của các đối tượng kết hôn và phong tục tập quán Bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu: Nhu cầu cần người lao động, cho con kết hôn sớm để thêm người lao động trong nhà. Do thiếu hiểu biết về luật pháp, kỹ năng sống và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; sự nhận thức về xã hội còn hạn chế hoặc biết chưa đầy đủ về những tác hại nguy hiểm của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Một số nhóm dân tộc thiểu số có tục lệ sai lầm là những người khác họ có quan hệ cận huyết trong phạm vi ba đời vẫn được kết hôn với nhau, ví dụ như: Con của anh em trai kết hôn với con của chị em gái ruột hoặc con của chị em gái ruột kết hôn với nhau... Yếu tố dòng họ không muốn gả con cho người ngoài dòng họ do: Sợ bị vất vả, thương con cái; sợ bị thất thoát tài sản; muốn đông con nhiều cháu để khẳng định vị thế dòng họ ... Tảo hôn có thể dần tới hoàn cảnh gia đình đông con, đói nghèo.
Các yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội Địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt; kinh tế, các dịch vụ văn hóa - xã hội chưa phát triển mạnh... nên hạn chế thông tin, ít có điều kiện giao lưu tìm hiểu bạn đời rộng rãi, thiếu hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình.
Các yếu tố về giáo dục, thực thi pháp luật (đăng ký kết hôn, khai sinh...) Cấp uỷ chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể của một số xã chưa thực sự xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền vận động thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tình trạng không đăng ký kết hôn còn nhiều. Cán bộ quản lý chuyên ngành khó cập nhật, theo dõi quản lý được đầy đủ về tình trạng kết hôn, khai sinh, khai tử...
Những hệ lụy
Tảo hôn - Coi thường kỷ cương, sự nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng đến cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình. - Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất tinh thần trí tuệ, dị dạng dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số của tỉnh, huyện, xã, hay nói rộng ra là cả đất nước.
Trẻ đẻ ra trong các cặp tảo hôn thường nhẹ cân hơn so với đứa trẻ bình thường khác (dưới 2.500g).
- Phần lớn các cặp vợ chồng trẻ này tuổi đời còn ít, chưa đủ khả năng tự lập. Nếu lấy vợ, lấy chồng sớm dẫn đến mất cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm so với những bạn bè cùng trang lứa.
- Hầu hết các cặp tảo hôn đều là hộ nghèo, đang trong độ tuổi vị thành niên đã phải làm bố, làm mẹ. Không còn sự chăm sóc của cha mẹ, còn phải lo toan cho cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và dễ dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của gia đình và tương lai nòi giống. Tảo hôn có nguy cơ sẽ sinh ra những đứa trẻ chậm phát triển về cả trí tuệ, cân nặng, chiều cao. b) Kết hôn cận huyết thống
- Làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói do con của những gia đình kết hôn cận huyết thống thường xuyên bị ốm, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh và cha mẹ không có nhiều thời gian làm kinh tế phát triển gia đình.
- Nhiều dân tộc ít người đứng trước nguy cơ dân số suy giảm thấp còi do kết hôn cận huyết thống. -
Trẻ sinh ra từ cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền: Bạch tạng, mù màu, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là bệnh tan máu bẩm sinh, y học gọi là bệnh Thalasamia trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao... Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả một dòng họ, một dân tộc.
- Thực tế y học đã chứng minh kết hôn cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời...

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC