Truy cập

Hôm nay:
5644
Hôm qua:
7744
Tuần này:
21452
Tháng này:
151471
Tất cả:
11735926

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống-cần xử lý triệt để

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có những tác động không tốt đến chất lượng dân số.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người vi phạm duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì người này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 58 Nghị định này.
Bên cạnh đó, người tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn theo Điều 183 Bộ luật hình sự hiện hành nếu tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Hôn nhân cận huyết là hành vi bị nghiêm cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống-cần xử lý triệt để

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có những tác động không tốt đến chất lượng dân số.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người vi phạm duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì người này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 58 Nghị định này.
Bên cạnh đó, người tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn theo Điều 183 Bộ luật hình sự hiện hành nếu tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Hôn nhân cận huyết là hành vi bị nghiêm cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tin nóng

Trường mầm non tư thục Ngọc Trạo – tiếp tục khẳng định uy tín trong giáo dục mầm non.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân
Liên đoàn lao động thị xã Bỉm Sơn phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim lưu động phục vụ công nhân lao động (CNLĐ) trong Khu công nghiệp Bắc Bỉm Sơn .
UBND thị xã tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh chân tay miệng
Thị uỷ Bỉm Sơn triển khai nhiệm vụ xây dựng dự thảo đề cương Đại hội Đảng bộ tại 2 phường mới thành lập lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 -2030.
Phường Phú Sơn: Sôi nổi hiến đất mở đường giao thông.
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 368 lần thứ XXII nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị của địa phương

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC