Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự
Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có những tác động không tốt đến chất lượng dân số.
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng đội cho biết, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người vi phạm duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì người này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 58 Nghị định này.
Hôn nhân cận huyết là hành vi bị nghiêm cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Tin cùng chuyên mục
-
Nguyên nhân, hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
-
Lợi ích của việc không tảo hôn và không kết hôn cận huyết thống
-
Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay
-
Những hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống: Có thể bị xử lý hình sự
Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn có những tác động không tốt đến chất lượng dân số.
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng đội cho biết, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người vi phạm duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì người này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 58 Nghị định này.
Hôn nhân cận huyết là hành vi bị nghiêm cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy cứu hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.