Truy cập

Hôm nay:
4282
Hôm qua:
4908
Tuần này:
33531
Tháng này:
109591
Tất cả:
8236072

Các doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn khôi phục sản xuất, kinh doanh

Thống kê mới nhất từ Văn phòng Đại diện tại Bỉm Sơn của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tính đến đầu tháng 6 - 2020, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đã thu hút được 45 dự án đầu tư. Trong đó, Khu A có 24 dự án, Khu B có 21 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư cả 2 khu đạt hơn 14.358 tỷ đồng và hơn 194,3 triệu USD. Thời điểm hiện tại, ngoài 3 dự án chưa triển khai, đã có 17 dự án hoàn thiện và đi vào giai đoạn sản xuất, kinh doanh, 23 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án mới hoàn thành xây dựng cơ bản, chuẩn bị đi vào hoạt động.

KH Vina.jpg
Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong diện đang hoạt động ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đều ít nhiều bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên một số khâu sản xuất, kinh doanh không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam lắng dịu, các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất bình thường, nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao.
Điển hình trong số đó là Công ty May KH Vina với công suất 150.000 sản phẩm mỗi tháng, đã có những giải pháp và chiến lược tháo gỡ khó khăn ngay khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Tọa lạc trên diện tích 1,2 ha, với gần 1.000 công nhân, hiện các dây chuyền may vẫn được vận hành hết công suất. Những ngày đầu tháng 6 dưới cái nắng oi ả, các xưởng may của doanh nghiệp FDI này vẫn thoáng mát bởi hệ thống quạt gió là dàn máy lạnh công nghiệp hiện đại. Thu nhập của người lao động vẫn không bị sụt giảm nên các công nhân hào hứng làm việc. Mỗi buổi sáng, ông chủ người Hàn Quốc vẫn đều đặn đứng ngay cổng công ty, cúi chào từng công nhân qua cổng để vào ca, tạo thành nét mới trong văn hóa ứng xử của nhà đầu tư với người lao động.
Để có sự hoạt động ổn định ấy, phía công ty đã phân tích thị trường, chủ động trong triển khai đồng bộ các giải pháp duy trì và vực dậy sản xuất. Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Linh, phó giám đốc công ty, cho biết: Khi tình hình dịch bệnh mới bùng phát ở Trung Quốc và có dấu hiệu lây lan sang các nước khác, công ty đã chủ động nhập khẩu nguyên liệu về để dự trữ ở các kho chứa, vì vậy khi thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế thông thương hàng hóa, công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Một giải pháp khác là công ty đã thành công trong phân tích các thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống, nên sớm nhận thấy, khi nhu cầu tiêu thụ áo sơ mi giảm, doanh nghiệp đã điều chỉnh sang sản xuất nhiều hơn các sản phẩm áo lót mặc ở nhà. Đó cũng chính là biện pháp thay đổi cơ cấu sản phẩm để thích ứng với điều kiện thực tế. Hiện tại, thu nhập bình quân của người lao động công ty vẫn ổn định ở mức hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Nhà máy sản xuất bánh kẹo của Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3 - Việt Nam vẫn đang duy trì hơn 230 lao động, nhịp độ sản xuất diễn ra bình thường. Công ty CP Kinh doanh và Xuất nhập khẩu khí ga hóa lỏng Vạn Lộc hiện đã sản xuất nhộn nhịp trở lại, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng trong gần 6 tháng đầu năm. Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông với Nhà máy Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông - Bỉm Sơn còn đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất để tăng công suất sau những tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhà máy Sản xuất tấm lợp fibro xi măng và ngói màu PVA của Công ty CP Phương Bắc cũng lấy lại được nhịp sản xuất bình thường như trước đây.
Đáng nói, tình hình sản xuất, kinh doanh ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn càng có dấu hiệu khởi sắc hơn trong tương lai gần bởi các tháng đầu năm, tuy tình hình thu hút đầu tư trên cả nước gặp nhiều khó khăn, thì nơi đây lại trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, với các dự án có vốn đầu tư lớn. Sau thời gian nỗ lực xúc tiến của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Tập đoàn INTCO của Singapore đã quyết định đầu tư tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn tới 2 nhà máy sản xuất găng tay với tổng mức đầu tư dự kiến 4.420 tỷ đồng, tổng công suất 9 tỷ chiếc mỗi năm. Dự án lớn khác với tổng vốn đầu tư 1.484 tỷ đồng là Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial vừa được UBND tỉnh trao cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Lốp COPO Việt Nam...
Những dự án cũ đã trở lại sản xuất ổn định, nhiều dự án khác tiếp tục được xây dựng hoặc chuẩn bị đi vào hoạt động, đang mang lại những kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc cho Khu Công nghiệp Bỉm Sơn nói riêng và nền công nghiệp tỉnh nhà nói chung. Với hệ thống hạ tầng khu công nghiệp đang hoàn thiện, cùng nhiều dự án lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, Bỉm Sơn sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Các doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn khôi phục sản xuất, kinh doanh

Thống kê mới nhất từ Văn phòng Đại diện tại Bỉm Sơn của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tính đến đầu tháng 6 - 2020, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đã thu hút được 45 dự án đầu tư. Trong đó, Khu A có 24 dự án, Khu B có 21 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư cả 2 khu đạt hơn 14.358 tỷ đồng và hơn 194,3 triệu USD. Thời điểm hiện tại, ngoài 3 dự án chưa triển khai, đã có 17 dự án hoàn thiện và đi vào giai đoạn sản xuất, kinh doanh, 23 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án mới hoàn thành xây dựng cơ bản, chuẩn bị đi vào hoạt động.

KH Vina.jpg
Trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong diện đang hoạt động ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đều ít nhiều bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên một số khâu sản xuất, kinh doanh không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam lắng dịu, các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất bình thường, nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao.
Điển hình trong số đó là Công ty May KH Vina với công suất 150.000 sản phẩm mỗi tháng, đã có những giải pháp và chiến lược tháo gỡ khó khăn ngay khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Tọa lạc trên diện tích 1,2 ha, với gần 1.000 công nhân, hiện các dây chuyền may vẫn được vận hành hết công suất. Những ngày đầu tháng 6 dưới cái nắng oi ả, các xưởng may của doanh nghiệp FDI này vẫn thoáng mát bởi hệ thống quạt gió là dàn máy lạnh công nghiệp hiện đại. Thu nhập của người lao động vẫn không bị sụt giảm nên các công nhân hào hứng làm việc. Mỗi buổi sáng, ông chủ người Hàn Quốc vẫn đều đặn đứng ngay cổng công ty, cúi chào từng công nhân qua cổng để vào ca, tạo thành nét mới trong văn hóa ứng xử của nhà đầu tư với người lao động.
Để có sự hoạt động ổn định ấy, phía công ty đã phân tích thị trường, chủ động trong triển khai đồng bộ các giải pháp duy trì và vực dậy sản xuất. Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Linh, phó giám đốc công ty, cho biết: Khi tình hình dịch bệnh mới bùng phát ở Trung Quốc và có dấu hiệu lây lan sang các nước khác, công ty đã chủ động nhập khẩu nguyên liệu về để dự trữ ở các kho chứa, vì vậy khi thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế thông thương hàng hóa, công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Một giải pháp khác là công ty đã thành công trong phân tích các thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống, nên sớm nhận thấy, khi nhu cầu tiêu thụ áo sơ mi giảm, doanh nghiệp đã điều chỉnh sang sản xuất nhiều hơn các sản phẩm áo lót mặc ở nhà. Đó cũng chính là biện pháp thay đổi cơ cấu sản phẩm để thích ứng với điều kiện thực tế. Hiện tại, thu nhập bình quân của người lao động công ty vẫn ổn định ở mức hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Nhà máy sản xuất bánh kẹo của Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3 - Việt Nam vẫn đang duy trì hơn 230 lao động, nhịp độ sản xuất diễn ra bình thường. Công ty CP Kinh doanh và Xuất nhập khẩu khí ga hóa lỏng Vạn Lộc hiện đã sản xuất nhộn nhịp trở lại, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng trong gần 6 tháng đầu năm. Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông với Nhà máy Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông - Bỉm Sơn còn đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất để tăng công suất sau những tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhà máy Sản xuất tấm lợp fibro xi măng và ngói màu PVA của Công ty CP Phương Bắc cũng lấy lại được nhịp sản xuất bình thường như trước đây.
Đáng nói, tình hình sản xuất, kinh doanh ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn càng có dấu hiệu khởi sắc hơn trong tương lai gần bởi các tháng đầu năm, tuy tình hình thu hút đầu tư trên cả nước gặp nhiều khó khăn, thì nơi đây lại trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, với các dự án có vốn đầu tư lớn. Sau thời gian nỗ lực xúc tiến của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Tập đoàn INTCO của Singapore đã quyết định đầu tư tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn tới 2 nhà máy sản xuất găng tay với tổng mức đầu tư dự kiến 4.420 tỷ đồng, tổng công suất 9 tỷ chiếc mỗi năm. Dự án lớn khác với tổng vốn đầu tư 1.484 tỷ đồng là Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial vừa được UBND tỉnh trao cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Lốp COPO Việt Nam...
Những dự án cũ đã trở lại sản xuất ổn định, nhiều dự án khác tiếp tục được xây dựng hoặc chuẩn bị đi vào hoạt động, đang mang lại những kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc cho Khu Công nghiệp Bỉm Sơn nói riêng và nền công nghiệp tỉnh nhà nói chung. Với hệ thống hạ tầng khu công nghiệp đang hoàn thiện, cùng nhiều dự án lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, Bỉm Sơn sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC