Truy cập

Hôm nay:
4577
Hôm qua:
4908
Tuần này:
33826
Tháng này:
109886
Tất cả:
8236367

Hàng loạt dự án lớn đã và đang “đổ bộ” đón đầu làn sóng đầu tư vào Bỉm Sơn

Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực và trên cả nước.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn với định hướng là thành phố công nghiệp, công nghệ cao đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trong đó, Bỉm Sơn với định hướng thành phốcông nghiệp, công nghệ cao sẽ là mũi nhọn phát triển kinh tế, kết hợp với Khu kinh tế cảng biển Nghi Sơn để tạo chuỗi giá trị khép kín về công nghệ, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020, hơn 12,5 tỷ USD vốn đầu tư đã được ký kết, riêng Bỉm Sơn chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển công nghệ ô tô, phát triển công nghệ điện - điện tử, phát triển các khu vui chơi – giải trí; phát triển các khu công nghiệp….

Một số dự án đầu tư trọng điểm phải kể đến như TNG Holdings Vietnam với dự án “Đầu tư khai thác hạ tầng mở rộng Khu A – Khu công nghiệp Bỉm Sơn” có tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp nghiên cứu – chế tạo phục vụ ngành sản xuất Ô tô và điện tử; Tổ hợp khu công nghiệp xi măng Long Sơn – Bỉm Sơn;…

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng phát triển phát triển hạ tầng giao thông

Bên cạnh việc hoàn hiện các chính sách, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Bỉm Sơn còn dành hơn 1.000 tỷ để hoàn thiện hạ tầng giao thông, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Mai Sơn – QL 45 và tuyến cao tốc ven biển nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, khẳng định vai trò lá cờ đầu của khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ.

Dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Đảng bộ - UBND tỉnh Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn giàu tiềm năng sẽ là “thỏi nam châm” mới trong thu hút đầu tư của Việt Nam, không chỉ về hạ tầng giao thông, kinh tế mà còn thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI trên toàn cầu.

TD

PV

Hàng loạt dự án lớn đã và đang “đổ bộ” đón đầu làn sóng đầu tư vào Bỉm Sơn

Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực và trên cả nước.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn với định hướng là thành phố công nghiệp, công nghệ cao đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trong đó, Bỉm Sơn với định hướng thành phốcông nghiệp, công nghệ cao sẽ là mũi nhọn phát triển kinh tế, kết hợp với Khu kinh tế cảng biển Nghi Sơn để tạo chuỗi giá trị khép kín về công nghệ, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020, hơn 12,5 tỷ USD vốn đầu tư đã được ký kết, riêng Bỉm Sơn chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển công nghệ ô tô, phát triển công nghệ điện - điện tử, phát triển các khu vui chơi – giải trí; phát triển các khu công nghiệp….

Một số dự án đầu tư trọng điểm phải kể đến như TNG Holdings Vietnam với dự án “Đầu tư khai thác hạ tầng mở rộng Khu A – Khu công nghiệp Bỉm Sơn” có tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp nghiên cứu – chế tạo phục vụ ngành sản xuất Ô tô và điện tử; Tổ hợp khu công nghiệp xi măng Long Sơn – Bỉm Sơn;…

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng phát triển phát triển hạ tầng giao thông

Bên cạnh việc hoàn hiện các chính sách, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Bỉm Sơn còn dành hơn 1.000 tỷ để hoàn thiện hạ tầng giao thông, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Mai Sơn – QL 45 và tuyến cao tốc ven biển nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, khẳng định vai trò lá cờ đầu của khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ.

Dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Đảng bộ - UBND tỉnh Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn giàu tiềm năng sẽ là “thỏi nam châm” mới trong thu hút đầu tư của Việt Nam, không chỉ về hạ tầng giao thông, kinh tế mà còn thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI trên toàn cầu.

TD

PV

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC