Thị xã Bỉm Sơn phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm
Thị xã Bỉm Sơn có điều kiện giao thông thuận lợi, cách Hà Nội 110 km và cách Cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác đã và đang được các nhà đầu tư tích cực hoàn thiện, thị xã Bỉm Sơn đang trở thành một điểm đến thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khá lý tưởng. Hiện nay, tại Khu Công nghiệp (KCN) Bỉm Sơn, nhiều dự án, nhà máy, xí nghiệp mới đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy công nghiệp truyền thống trên địa bàn hoạt động hiệu quả, trọng tâm là các nhà máy sản xuất vật liệu có bề dày kinh nghiệm và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; các nhà máy may mặc, giày da, giải quyết nhiều việc làm cho lao động.
Cuối năm 2019, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Ba Lan Bỉm Sơn đã đưa Nhà máy gạch Ba Lan công nghệ mới tại phường Đông Sơn vào sản xuất. Với công suất 60 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư 82,5 tỷ đồng, nhà máy được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm đầu ra là gạch tuynel cường lực. Bà Trần Thị Ngọc, Phó Giám đốc công ty, cho biết: Dây chuyền đưa vào hoạt động với công nghệ tự động hóa do robot thực hiện nhiều công đoạn quan trọng, như: Vận chuyển, phối đảo nguyên liệu đã tạo ra sản phẩm với độ hút chân không tuyệt đối và liên kết vững chắc, hạn chế hao hụt, biến dạng sản phẩm do sử dụng sức người. Với việc đầu tư robot vào sản xuất, đã giảm lao động từ 500 còn 50 người, hạ giá thành sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế. Sự ưu việt của chất lượng sản phẩm và chính sách giá cạnh tranh khiến sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên thương trường. 5 tháng đầu năm, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhưng đơn vị đã sản xuất và tiêu thụ được 25 triệu viên gạch.
Những tháng đầu năm 2020, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của thị xã Bỉm Sơn tiếp tục tăng trưởng cao. 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất đạt 4.874 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chính thuận lợi ở khâu tiêu thụ tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như: Bao bì tăng 15,5%, clinker tăng 23,8%, gạch nung tăng 38,8%, sản phẩm may mặc tăng 7,8%... Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khẳng định được giá trị thương hiệu trên thương trường.
Hiện nay, KCN Bỉm Sơn đã được điều chỉnh mở rộng lên 1.000 ha với các chức năng cụ thể: Khu A được thiết kế với các chức năng lắp ráp xe ô tô, chế biến nông - lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, luyện cán thép xây dựng, da giày. Khu B được thiết kế cho các lĩnh vực sản xuất xi măng, dệt may, điện lạnh, hàng gia dụng và thủ công mỹ nghệ. Cùng với quy hoạch, thực hiện chủ trương xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành trọng điểm công nghiệp phía Bắc của tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đang tiếp tục phát huy lợi thế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong công tác thu hút đầu tư, triển khai dự án, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế trên địa bàn.
Tùng Lâm
Tùng Lâm
Tin cùng chuyên mục
-
Thị xã Bỉm Sơn: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm phát triển bền vững
-
Khởi công xây dựng trụ sở Vietinbank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa
-
Vietinbank Bắc Thanh Hóa tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
-
Xi măng Long Sơn ưu tiên sản xuất “xanh”, phát triển bền vững
Thị xã Bỉm Sơn phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm
Thị xã Bỉm Sơn có điều kiện giao thông thuận lợi, cách Hà Nội 110 km và cách Cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác đã và đang được các nhà đầu tư tích cực hoàn thiện, thị xã Bỉm Sơn đang trở thành một điểm đến thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khá lý tưởng. Hiện nay, tại Khu Công nghiệp (KCN) Bỉm Sơn, nhiều dự án, nhà máy, xí nghiệp mới đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy công nghiệp truyền thống trên địa bàn hoạt động hiệu quả, trọng tâm là các nhà máy sản xuất vật liệu có bề dày kinh nghiệm và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; các nhà máy may mặc, giày da, giải quyết nhiều việc làm cho lao động.
Cuối năm 2019, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Ba Lan Bỉm Sơn đã đưa Nhà máy gạch Ba Lan công nghệ mới tại phường Đông Sơn vào sản xuất. Với công suất 60 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư 82,5 tỷ đồng, nhà máy được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm đầu ra là gạch tuynel cường lực. Bà Trần Thị Ngọc, Phó Giám đốc công ty, cho biết: Dây chuyền đưa vào hoạt động với công nghệ tự động hóa do robot thực hiện nhiều công đoạn quan trọng, như: Vận chuyển, phối đảo nguyên liệu đã tạo ra sản phẩm với độ hút chân không tuyệt đối và liên kết vững chắc, hạn chế hao hụt, biến dạng sản phẩm do sử dụng sức người. Với việc đầu tư robot vào sản xuất, đã giảm lao động từ 500 còn 50 người, hạ giá thành sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế. Sự ưu việt của chất lượng sản phẩm và chính sách giá cạnh tranh khiến sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên thương trường. 5 tháng đầu năm, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhưng đơn vị đã sản xuất và tiêu thụ được 25 triệu viên gạch.
Những tháng đầu năm 2020, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của thị xã Bỉm Sơn tiếp tục tăng trưởng cao. 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất đạt 4.874 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chính thuận lợi ở khâu tiêu thụ tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như: Bao bì tăng 15,5%, clinker tăng 23,8%, gạch nung tăng 38,8%, sản phẩm may mặc tăng 7,8%... Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khẳng định được giá trị thương hiệu trên thương trường.
Hiện nay, KCN Bỉm Sơn đã được điều chỉnh mở rộng lên 1.000 ha với các chức năng cụ thể: Khu A được thiết kế với các chức năng lắp ráp xe ô tô, chế biến nông - lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, luyện cán thép xây dựng, da giày. Khu B được thiết kế cho các lĩnh vực sản xuất xi măng, dệt may, điện lạnh, hàng gia dụng và thủ công mỹ nghệ. Cùng với quy hoạch, thực hiện chủ trương xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành trọng điểm công nghiệp phía Bắc của tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đang tiếp tục phát huy lợi thế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong công tác thu hút đầu tư, triển khai dự án, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế trên địa bàn.
Tùng Lâm
Tùng Lâm