Truy cập

Hôm nay:
8053
Hôm qua:
12834
Tuần này:
8053
Tháng này:
109473
Tất cả:
6883961

Bỉm Sơn triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu khách quan của sự phát triển; Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.Do đó, Bỉm Sơn đang từng bước lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển đổi số, trong đó phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hình thành nền kinh tế số và xã hội số.

Xác định Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính; sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính; sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế; Xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số; Đây là 2 trong 3 trụ cột chính trong thực hiện chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số).Do đó, tại Kế hoạch số 1812/KH-UBND ngày 22/6/2022 của UBND thị xã Bỉm Sơn về “triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025”, đã xác định rõ các mục tiêu trongxây dựng nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn thị xã.

Cụ thể, đối với xây dựng kinh tế số, Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 40%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1,5%.

Trong phát triển xã hội số, Thị xã đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%...

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND thị xã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND phường, xã và các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn thị xã; đồng thời, yêu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Nếu có phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về phòng Văn hóa – Thông tin UBND thị xã để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu khách quan của sự phát triển; Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.Do đó, Bỉm Sơn đang từng bước lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển đổi số, trong đó phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hình thành nền kinh tế số và xã hội số.

Xác định Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính; sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính; sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế; Xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số; Đây là 2 trong 3 trụ cột chính trong thực hiện chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số).Do đó, tại Kế hoạch số 1812/KH-UBND ngày 22/6/2022 của UBND thị xã Bỉm Sơn về “triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025”, đã xác định rõ các mục tiêu trongxây dựng nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn thị xã.

Cụ thể, đối với xây dựng kinh tế số, Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 40%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1,5%.

Trong phát triển xã hội số, Thị xã đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%...

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND thị xã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND phường, xã và các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn thị xã; đồng thời, yêu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Nếu có phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về phòng Văn hóa – Thông tin UBND thị xã để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC