Truy cập

Hôm nay:
6335
Hôm qua:
23307
Tuần này:
65809
Tháng này:
320876
Tất cả:
7790369

Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương năm 2024.

Sáng ngày 26/9 (tức ngày 24/8 âm lịch), phường Phú Sơn đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9 (tức 24 – 25/8 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc.

IMG_1727337431519_1727337554730.jpg

Tới dự Lễ khai mạc Lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Khiên – Bí thư Thị ủy, đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và đông đảo du khách thâp phương.

Đền thờ Bát Hải Long Vương tọa lạc tại làng Phú Dương, thuộc tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa (nay là khu phố 5, phường Phú Sơn, tỉnh Thanh Hóa), thờ Vĩnh Công Đại Vương.

IMG_1727337349650_1727337563893.jpg

Tương truyền vào thời Hùng Vương thứ 18, ở vùng đất bãi bồi cửa song Lâu xưa, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven song, được vợ chồng cư dân vùng bãi nhận về làm con nuôn. Trong một lần về thăm quê cũ, cô gái ra song Lâu tắm, bỗng mây nổi sóng cồn, bất ngờ một con Giao Long cuốn lấy nàng. Nang mang thai và sinh ra một cái bọc. Qúa kinh hãi, nàng thả cái bọc đó xuống dòng sông Lâu. Từ trong cái bọc chui ra 3 con hoàng xà tỏa ánh hào quang chói lọi. Con lớn bơi thằng vào bờ rồi biến mất trong một cái giếng tự nhiên, 2 con nhỏ bơi về phía cửa biển thần Phù nay thuộc huyện Nga Sơn.

Khi đất nước có giặc, được linh ứng mách bảo, Vua sai sứ giả tìm đến bên giếng ven sông Lâu kêu cầu, Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng, khôi ngô tuấn tú, cùng với hai người em chiêu mộ quân sĩ đánh tan giặc trên cả 8 cửa biển. Đất nước thanh bình, Vua phong cho Thần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương và lưu lại lo việc triều chính. Nhưng Vĩnh Công xin được ở lại trang Phú Dương để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, thả lưới, đánh chài, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và cùng với tướng lĩnh trấn giữ 8 cửa biển nước Nam. Từ đó, 8 cửa biển được yên ổn, dân cưu ngày càng đông đúc, trù phú, yên bình. Ngài nhằm ngày 24/8 âm lịch hóa thân về trời.

Tưởng nhớ công lao của Người, dân trong vùng lập Đền thờ và chăm lo hương khói. Năm 2009, Đền được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Những năm gần đây, Ngôi đền được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài địa bàn đóng góp trùng tu, tôn tạo. Đền trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của du khách thập phương và Lễ hội đền thờ Bát Hải Long Vương đã trở thành lễ hội truyền thống của Nhân dân trong vùng.



2ebe04b64757e109b846.jpg

Trong Lễ khai mạc đã diễn ra Lễ dâng hương, Nghi lễ tế thần. Sau hồi trồng khai hội là màn múa Lân mở hội và lễ hạ thủy thuyền rồng.


bbb6f06dae8c08d2519d.jpg

Trong khuôn khổ Lễ hội, nhiều hoạt động đặc sắc như: Thi đấu cờ tướng, trò chơi ngậm thìa chuyền bóng, Thi đi cầu phao, bắt vịt dưới nước và giải bóng chuyền hơi đã thu hút sự tham gia đông đảo Nhân dân.
Hà Nghĩa

Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương năm 2024.

Sáng ngày 26/9 (tức ngày 24/8 âm lịch), phường Phú Sơn đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9 (tức 24 – 25/8 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc.

IMG_1727337431519_1727337554730.jpg

Tới dự Lễ khai mạc Lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Khiên – Bí thư Thị ủy, đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và đông đảo du khách thâp phương.

Đền thờ Bát Hải Long Vương tọa lạc tại làng Phú Dương, thuộc tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa (nay là khu phố 5, phường Phú Sơn, tỉnh Thanh Hóa), thờ Vĩnh Công Đại Vương.

IMG_1727337349650_1727337563893.jpg

Tương truyền vào thời Hùng Vương thứ 18, ở vùng đất bãi bồi cửa song Lâu xưa, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, thường mò cua bắt ốc ven song, được vợ chồng cư dân vùng bãi nhận về làm con nuôn. Trong một lần về thăm quê cũ, cô gái ra song Lâu tắm, bỗng mây nổi sóng cồn, bất ngờ một con Giao Long cuốn lấy nàng. Nang mang thai và sinh ra một cái bọc. Qúa kinh hãi, nàng thả cái bọc đó xuống dòng sông Lâu. Từ trong cái bọc chui ra 3 con hoàng xà tỏa ánh hào quang chói lọi. Con lớn bơi thằng vào bờ rồi biến mất trong một cái giếng tự nhiên, 2 con nhỏ bơi về phía cửa biển thần Phù nay thuộc huyện Nga Sơn.

Khi đất nước có giặc, được linh ứng mách bảo, Vua sai sứ giả tìm đến bên giếng ven sông Lâu kêu cầu, Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng, khôi ngô tuấn tú, cùng với hai người em chiêu mộ quân sĩ đánh tan giặc trên cả 8 cửa biển. Đất nước thanh bình, Vua phong cho Thần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương và lưu lại lo việc triều chính. Nhưng Vĩnh Công xin được ở lại trang Phú Dương để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, thả lưới, đánh chài, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và cùng với tướng lĩnh trấn giữ 8 cửa biển nước Nam. Từ đó, 8 cửa biển được yên ổn, dân cưu ngày càng đông đúc, trù phú, yên bình. Ngài nhằm ngày 24/8 âm lịch hóa thân về trời.

Tưởng nhớ công lao của Người, dân trong vùng lập Đền thờ và chăm lo hương khói. Năm 2009, Đền được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Những năm gần đây, Ngôi đền được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài địa bàn đóng góp trùng tu, tôn tạo. Đền trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của du khách thập phương và Lễ hội đền thờ Bát Hải Long Vương đã trở thành lễ hội truyền thống của Nhân dân trong vùng.



2ebe04b64757e109b846.jpg

Trong Lễ khai mạc đã diễn ra Lễ dâng hương, Nghi lễ tế thần. Sau hồi trồng khai hội là màn múa Lân mở hội và lễ hạ thủy thuyền rồng.


bbb6f06dae8c08d2519d.jpg

Trong khuôn khổ Lễ hội, nhiều hoạt động đặc sắc như: Thi đấu cờ tướng, trò chơi ngậm thìa chuyền bóng, Thi đi cầu phao, bắt vịt dưới nước và giải bóng chuyền hơi đã thu hút sự tham gia đông đảo Nhân dân.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC