Truy cập

Hôm nay:
2692
Hôm qua:
4058
Tuần này:
11279
Tháng này:
131133
Tất cả:
6377881

Một số nội dung quan trọng trong Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 04/5/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Quyết định này quy định về công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; trách nhiệm quản lý cây xanh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).

Về Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị, tại Điều 2 của Quy định nêu rõ: Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị phải thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý cây xanh đô thị hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi quản lý về địa giới hành chính để xử lý những cây già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng và ngăn chặn các hành vi khai thác, phá hoại cây, đào, bới gốc, rễ cây.

Khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch chi tiết khu đô thị, quy hoạch chi tiết dự án và các dự án xây dựng phát triển đô thị, khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật đô thị phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh, công viên, vườn hoa, đảm bảo theo quy định này, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch và cây xanh đô thị và các quy định hiện hành.

Tất cả các loại cây xanh đô thị phải được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.

Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây và bảo vệ cây xanh đô thị.

Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khi cấp phép đặt biển quảng cáo trên dải phân cách có bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh, vườn hoa, phải có văn bản thỏa thuận thống nhất của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cây xanh đô thị.

Khi cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách và các khu vực công cộng khác của đô thị. Chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để kiểm tra, giám sát thực hiện đối với công trình có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh.

Trong nội dung Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã nêu rõ Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, cây xanh hạn chế trồng và cây xanh cấm trồng trong đô thị, cụ thể tại Điều 4 quy định như sau:

Cây xanh khuyến khích trồng trong đô thị là các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè không có rễ nổi gây ảnh hưởng đến vỉa hè, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị, gồm các loại cây như: Bàng Đài Loan, Ban, Bằng lăng tím, Giáng hương, Ngọc Lan Trắng, Ngọc Lan vàng, Sao đen...

Cây xanh hạn chế trồng trong đô thị là các loài cây mà trong một số trường hợp cụ thể có khả năng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người (cây ăn quả, cây tạo ra mùi khó chịu) hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị; là cây có thể được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng; gồm các loại cây như: Bàng ta, Bạch đàn, các loại cây ăn quả, Cọ ta, Keo, Trứng cá...

Cây xanh cấm trồng trong đô thị là những cây có độc tố, chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hại cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt có lông phát tán làm ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe con người), gây ảnh hưởng lớn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị, như: Cây bồ hòn, bồ kết, Cao su, Trúc đào, Mã tiền...

Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến cơ quan có chuyên môn, cơ quanquản lý trước khi trồng đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng và cảnh quan đô thị.

Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, danh mục cây xanh hạn chế trồng và danh mục cây xanh cấm trồng trong đô thịlà cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết, hồ sơ thiết kế trồng mới cây xanh đô thị hoặc hồ sơ thiết kế dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư trong đô thị, thay thế cây xanh đô thị cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

Đối với cây xanh hiện hữu đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cây cấm trồng hoặc không phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng trong đô thị theo danh mục cây hạn chế trồng thì Cơ quan đơn vị theo phân công phân cấp có trách nhiệm lập kế hoạch từng bước loại bỏ, trồng thay thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị.
Nguyễn Tới

Một số nội dung quan trọng trong Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 04/5/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Quyết định này quy định về công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; trách nhiệm quản lý cây xanh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).

Về Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị, tại Điều 2 của Quy định nêu rõ: Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị phải thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý cây xanh đô thị hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi quản lý về địa giới hành chính để xử lý những cây già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng và ngăn chặn các hành vi khai thác, phá hoại cây, đào, bới gốc, rễ cây.

Khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch chi tiết khu đô thị, quy hoạch chi tiết dự án và các dự án xây dựng phát triển đô thị, khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật đô thị phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh, công viên, vườn hoa, đảm bảo theo quy định này, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch và cây xanh đô thị và các quy định hiện hành.

Tất cả các loại cây xanh đô thị phải được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.

Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây và bảo vệ cây xanh đô thị.

Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khi cấp phép đặt biển quảng cáo trên dải phân cách có bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh, vườn hoa, phải có văn bản thỏa thuận thống nhất của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cây xanh đô thị.

Khi cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách và các khu vực công cộng khác của đô thị. Chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để kiểm tra, giám sát thực hiện đối với công trình có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh.

Trong nội dung Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã nêu rõ Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, cây xanh hạn chế trồng và cây xanh cấm trồng trong đô thị, cụ thể tại Điều 4 quy định như sau:

Cây xanh khuyến khích trồng trong đô thị là các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè không có rễ nổi gây ảnh hưởng đến vỉa hè, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị, gồm các loại cây như: Bàng Đài Loan, Ban, Bằng lăng tím, Giáng hương, Ngọc Lan Trắng, Ngọc Lan vàng, Sao đen...

Cây xanh hạn chế trồng trong đô thị là các loài cây mà trong một số trường hợp cụ thể có khả năng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người (cây ăn quả, cây tạo ra mùi khó chịu) hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị; là cây có thể được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng; gồm các loại cây như: Bàng ta, Bạch đàn, các loại cây ăn quả, Cọ ta, Keo, Trứng cá...

Cây xanh cấm trồng trong đô thị là những cây có độc tố, chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hại cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt có lông phát tán làm ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe con người), gây ảnh hưởng lớn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị, như: Cây bồ hòn, bồ kết, Cao su, Trúc đào, Mã tiền...

Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến cơ quan có chuyên môn, cơ quanquản lý trước khi trồng đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng và cảnh quan đô thị.

Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, danh mục cây xanh hạn chế trồng và danh mục cây xanh cấm trồng trong đô thịlà cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết, hồ sơ thiết kế trồng mới cây xanh đô thị hoặc hồ sơ thiết kế dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư trong đô thị, thay thế cây xanh đô thị cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

Đối với cây xanh hiện hữu đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cây cấm trồng hoặc không phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng trong đô thị theo danh mục cây hạn chế trồng thì Cơ quan đơn vị theo phân công phân cấp có trách nhiệm lập kế hoạch từng bước loại bỏ, trồng thay thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC