Truy cập

Hôm nay:
8964
Hôm qua:
10998
Tuần này:
61579
Tháng này:
72745
Tất cả:
7542238

Tăng cường phòng chống đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng. Tại các trường học từ mầm non đến THPT, nhiều em học sinh phải xin nghỉ học do đau mắt đỏ. Nhằm hạn chế sự lây lanh của dịch bệnh, giảm các trường hợp có biến chứng nặng về mắt, UBND Thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường công tác phòng chống dịch.

Kham mat.jpg
Theo đó, UBND Thị xã giao phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng bệnh và thônng báo ngay cho Trung tâm Y tế, Trạm Y tế trên địa bàn khi phát hiện học sinh mắc bệnh để xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh. Chỉ đạo các trường học, nhất là trường mầm non, tiểu học phải đảm bảo vệ sinh trường học, thường xuyên vệ sinh bàn ghế học sinh, đồ chơi, đồ dùng học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; cung cấp đủ xà phòng, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay cho học sinh, giáo viên. Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như: sốt nghẹ kèm mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, đỏ, ngứa, rỉ dịch, cảm giác nổi cộm, có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc phù sưng, đỏ… cần hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, tạo sự đồng thuận của phụ huynh, không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ đã được chỉ định nghỉ học đến trường.

Trung tâm Y tế theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch bệnh đau mắt đỏ tại trường học, cơ sở y tế, các hộ gia đình, nơi tập trung đông người và cộng đồng; không để dịch lây lan. Chỉ đạo các trạm y tế phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phát hiện, điều tra ca bệnh, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các lớp học bằng hoá chất Cloramin B hoặc chất tẩy rửa thông thường. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có biện pháp phòng chống và truyền thông phù hợp. Chuẩn bị phương tiện, hoá chất, máy phun hoá chất để phục vụ kịp thời việc xử lý môi trường khi có dịch xảy ra. Tiếp nhận thông tin các ca bệnh trên địa bàn, báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh và hoạt động phòng chống dịch bệnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp báo cáo Sở Y tế.
UBND các xã phường chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống đau mắt đỏ trong nhà trường, thông báo ngay cho Trung tâm Y tế và Trạm y tế khi phát hiện học sinh mắc bệnh. Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với ngành y tế tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.

UBND Thị xã cũng giao các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà các biện pháp phòng tránh bệnh. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị cho các hoạt động điều trị bệnh. Tổ chức tốt việc khám, phát hiện bệnh nhân đau mắt đỏ, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây chéo trong bệnh viện.

Bên cạnh các biện pháp phòng chống bệnh của các ban ngành, đơn vị liên quan, Để chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ, ngăn ngừa nguy cơ lây lan, bùng phát trong cộng đồng, người dân cần chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ với các nội dung như sau:Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không đưa tay lên dụi mắt, dụi miệng.Không dùng chung vật dụng cá nhân như:lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.Sử dụng xà phòng hoặc các chất khử khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vât dụng của người bệnh, hạn chế tiếp xúc người bệnh hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ.Khi phát hiện có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi, cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt, chảy nước mắt và có ghèn dính mi khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm..., cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Hà Nghĩa

Tăng cường phòng chống đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng. Tại các trường học từ mầm non đến THPT, nhiều em học sinh phải xin nghỉ học do đau mắt đỏ. Nhằm hạn chế sự lây lanh của dịch bệnh, giảm các trường hợp có biến chứng nặng về mắt, UBND Thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường công tác phòng chống dịch.

Kham mat.jpg
Theo đó, UBND Thị xã giao phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng bệnh và thônng báo ngay cho Trung tâm Y tế, Trạm Y tế trên địa bàn khi phát hiện học sinh mắc bệnh để xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh. Chỉ đạo các trường học, nhất là trường mầm non, tiểu học phải đảm bảo vệ sinh trường học, thường xuyên vệ sinh bàn ghế học sinh, đồ chơi, đồ dùng học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; cung cấp đủ xà phòng, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay cho học sinh, giáo viên. Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như: sốt nghẹ kèm mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, đỏ, ngứa, rỉ dịch, cảm giác nổi cộm, có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc phù sưng, đỏ… cần hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, tạo sự đồng thuận của phụ huynh, không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ đã được chỉ định nghỉ học đến trường.

Trung tâm Y tế theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch bệnh đau mắt đỏ tại trường học, cơ sở y tế, các hộ gia đình, nơi tập trung đông người và cộng đồng; không để dịch lây lan. Chỉ đạo các trạm y tế phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phát hiện, điều tra ca bệnh, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các lớp học bằng hoá chất Cloramin B hoặc chất tẩy rửa thông thường. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn để có biện pháp phòng chống và truyền thông phù hợp. Chuẩn bị phương tiện, hoá chất, máy phun hoá chất để phục vụ kịp thời việc xử lý môi trường khi có dịch xảy ra. Tiếp nhận thông tin các ca bệnh trên địa bàn, báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh và hoạt động phòng chống dịch bệnh về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp báo cáo Sở Y tế.
UBND các xã phường chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống đau mắt đỏ trong nhà trường, thông báo ngay cho Trung tâm Y tế và Trạm y tế khi phát hiện học sinh mắc bệnh. Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với ngành y tế tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.

UBND Thị xã cũng giao các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà các biện pháp phòng tránh bệnh. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị cho các hoạt động điều trị bệnh. Tổ chức tốt việc khám, phát hiện bệnh nhân đau mắt đỏ, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây chéo trong bệnh viện.

Bên cạnh các biện pháp phòng chống bệnh của các ban ngành, đơn vị liên quan, Để chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ, ngăn ngừa nguy cơ lây lan, bùng phát trong cộng đồng, người dân cần chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ với các nội dung như sau:Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không đưa tay lên dụi mắt, dụi miệng.Không dùng chung vật dụng cá nhân như:lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.Sử dụng xà phòng hoặc các chất khử khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vât dụng của người bệnh, hạn chế tiếp xúc người bệnh hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ.Khi phát hiện có các triệu chứng như: sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi, cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt, chảy nước mắt và có ghèn dính mi khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm..., cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC