Tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã.
UBND thị xã Bỉm Sơn vừa ban hành văn bản số 3082/UBND-KT về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã.
Theo đó, để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại động vật bùng phát trên địa bàn thị xã, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, thủ trưởng các ngành có liên quan tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2151/QĐ-TTG ngày 21/12/2021, Chỉ thị số 11/CT-TTG ngày 21/4/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại và các văn bản của Tỉnh, Thị xã về việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:
UBND các phường, xã tập trung chỉ đạo quyết liệt để tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại đợt 2 năm 2023; tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo, đạt tỷ lệ tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND thị xã tại Kế hoạch số 2877/KH-UBND ngày 30/8/2023, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó mèo hoàn thành trước ngày 30/9/2023.
Tăng cường quản lý đàn chó mèo; tổ chức rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó ở từng thôn, xóm, khu phố, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thưc hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, chấp hành việc xích, nhốt; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm, có dây xích và có người dắt; thành lập và có cơ chế cho các đội xử lý chó thả rông; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.
Phòng Kinh tế tham mưu cho UBND thị xã thành lập các Đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại địa bàn các phường, xã. Ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống bệnh Dại; tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh Dại theo mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2022 của UBND tỉnh về Phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2030.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, điều tra dịch tễ, sớm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời. Có trách nhiệm tham mưu phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; hướng dẫn kỹ thuật xử lý ổ dịch bệnh Dại. Trên cơ sở kê khai hoạt động chăn nuôi, tổng hợp báo cáo số lượng chó, mèo nuôi; báo cáo kết quả tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Dại.
Trung tâm Y tế thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã, UBND phường, xã và các cơ quan liên quan trong công tác giám sát bệnh Dại trên người, truyền thông vềphòng, chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn kịp thời người bị chó, mèo cắn xử lý vết thương, điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại để ngăn ngừa người bị tử vong do chó, mèo cắn; kiểm tra, rà soát, tăng cường các điểm tiêm vắc xin phòng dại; vận động người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh Dại; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại. Dự trữ kháng huyết thanh, vắc xin phòng bệnh Dại để tiêm kịp thời cho người dân khi có nhu cầu; dự trữ thuốc, trang thiết bị thiết yếu để cấp cứu, điều trị khi có người bị chó, mèo cào, cắn.
Được biết, Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người dẫn đến tử vong. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh Dại động vật đã xảy ra tại 152 xã, của 92 huyện, thị xã, tại 30 tỉnh, tổng số chó mèo chết, tiêu hủy là 356 con. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, từ ngày 7/8/2023 đến ngày 13/8/2023, bệnh Dại động vật đã xảy ra tại xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành, dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn, qua 21 ngày không phát sinh thêm và đã công bố hết dịch.
Nguyễn TớiTin cùng chuyên mục
-
Đảng bộ UBND thị xã Bỉm Sơn tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng và tổng kết công tác Đảng năm 2024.
-
Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
-
Chỉ thị số 90-CT/UBND của UBND Thị xã về việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương năm 2025.
-
Khai giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng đợt I năm 2025 dành cho học sinh.
Tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã.
UBND thị xã Bỉm Sơn vừa ban hành văn bản số 3082/UBND-KT về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã.
Theo đó, để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại động vật bùng phát trên địa bàn thị xã, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh Dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, thủ trưởng các ngành có liên quan tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2151/QĐ-TTG ngày 21/12/2021, Chỉ thị số 11/CT-TTG ngày 21/4/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại và các văn bản của Tỉnh, Thị xã về việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thị xã, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:
UBND các phường, xã tập trung chỉ đạo quyết liệt để tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại đợt 2 năm 2023; tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo, đạt tỷ lệ tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND thị xã tại Kế hoạch số 2877/KH-UBND ngày 30/8/2023, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó mèo hoàn thành trước ngày 30/9/2023.
Tăng cường quản lý đàn chó mèo; tổ chức rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó ở từng thôn, xóm, khu phố, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thưc hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, chấp hành việc xích, nhốt; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm, có dây xích và có người dắt; thành lập và có cơ chế cho các đội xử lý chó thả rông; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời. Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.
Phòng Kinh tế tham mưu cho UBND thị xã thành lập các Đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại địa bàn các phường, xã. Ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động phòng, chống bệnh Dại; tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh Dại theo mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2022 của UBND tỉnh về Phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2030.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, điều tra dịch tễ, sớm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời. Có trách nhiệm tham mưu phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; hướng dẫn kỹ thuật xử lý ổ dịch bệnh Dại. Trên cơ sở kê khai hoạt động chăn nuôi, tổng hợp báo cáo số lượng chó, mèo nuôi; báo cáo kết quả tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Dại.
Trung tâm Y tế thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã, UBND phường, xã và các cơ quan liên quan trong công tác giám sát bệnh Dại trên người, truyền thông vềphòng, chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn kịp thời người bị chó, mèo cắn xử lý vết thương, điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại để ngăn ngừa người bị tử vong do chó, mèo cắn; kiểm tra, rà soát, tăng cường các điểm tiêm vắc xin phòng dại; vận động người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh Dại; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại. Dự trữ kháng huyết thanh, vắc xin phòng bệnh Dại để tiêm kịp thời cho người dân khi có nhu cầu; dự trữ thuốc, trang thiết bị thiết yếu để cấp cứu, điều trị khi có người bị chó, mèo cào, cắn.
Được biết, Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người dẫn đến tử vong. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh Dại động vật đã xảy ra tại 152 xã, của 92 huyện, thị xã, tại 30 tỉnh, tổng số chó mèo chết, tiêu hủy là 356 con. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, từ ngày 7/8/2023 đến ngày 13/8/2023, bệnh Dại động vật đã xảy ra tại xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành, dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn, qua 21 ngày không phát sinh thêm và đã công bố hết dịch.
Nguyễn Tới