Truy cập

Hôm nay:
293
Hôm qua:
6869
Tuần này:
7162
Tháng này:
385471
Tất cả:
8667925
 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý: Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Bắc và  nằm ở toạ độ 2002’-2009' vĩ độ Bắc và  105047' – 105056’ kinh độ Đông. Có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành ( Tỉnh Thanh Hoá). 
Diện tích tự nhiên:    6.386,17 ha.
Dân số:    60.116 người (Đến năm 2021)
Số hộ gia đình: 17.005
Mật độ dân số : 875 người/km
Đơn vị hành chính:
Phường Ba Đình
Phường Ngọc Trạo
Phường Bắc Sơn
Phường Lam Sơn
Phường Đông Sơn
Phường Phú Sơn
Xã Quang Trung
Xã Hà Lan
Đặc điểm địa hình: Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình; đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảng trên 300 triệu năm. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị.  

Khí hậu
:Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60, lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80%, chế độ gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều… 

Tài nguyên thiên nhiên

Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng. Diện tích mỏ đá ở Bỉm Sơn có tới 1.052,730 ha chiếm khoảng 15,9% tổng diện tích tự nhiên. Trữ lượng đá vôi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối; lượng đá vôi đã thăm dò là hơn 600 triệu m3. Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn có hàm lượng ô xít canxi và ô xít mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá chất như đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đường và làm đá ốp lát. Bỉm Sơn còn có đá phiến sét có chất lượng phù hợp để sản xuất xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo. Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Poóclăng. Hiện nay trữ lượng đá phiến sét đã thăm dò là hơn 640 triệu tấn; dự báo trữ lượng có thể lên đến hàng tỷ tấn. Ngoài hai nguyên liệu trên Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo để làm gạch ngói, trữ lượng đủ cho các nhà máy gạch ngói có công suất 100 triệu viên/năm. Nguồn nước ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã được Đoàn địa chất 47 thăm dò xác định thuộc dạng nước ngầm cáctơ, trữ lượng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
                                        

Do phần lớn diện tích đất đồi nên Bỉm Sơn có ưu thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cũng là lợi thế cho phát tiển đô thị và phát triển công nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là: 1.264,17 ha. Toàn thị xã có 1.264,17 ha đất  rừng sản xuất.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 17.773 tỷ đồng đạt 46,1% KH, tăng 7,1% so CK. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 82,48%; Dịch vụ chiếm 16,04%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 1,48%. Thu nhập bình quân trên đầu người ước đạt 70,9 triệu đồng/năm. 
 
1. Công nghiệp Xây dựng:

Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn song các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục về nguồn nguyên, vật liệu, thị trường tiêu thụ để duy trì hoạt động sản xuất, có bước tăng trưởng so với CK. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 14.329 tỷ đồng, đạt 50,2% KH, tăng 6,95% so CK. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ như: Xi măng: 12,1 triệu tấn, tăng 6,3 %; Clanhke: 3.500 nghìn tấn, tăng 10,7%; sản phẩm may đạt 15,7. triệu SP, tăng 6,1%...

2. Ngành Dịch vụ:

Tiếp tục phát triển tiếp tục phục hồi và phát triển. Giá trị sản xuất ước đạt 3.198 tỷ đồng, đạt 32,6% KH, tăng 8,12% so CK. Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 2.900 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 7,9% so CK. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 258 triệu USD, đạt 132,3% KH, tăng 35,8% so CK.
Hoạt động du lịch từng bước phát triển, tổng lượng khách du lịch trong năm đạt trên 600.000 nghìn lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ, bằng 100% kế hoạch.
 
3. Nông - Lâm nghiệp:

Được duy trì, phát triển ổn định, giá trị sản xuất ước đạt 246 tỷ đồng, đạt 107,9% KH, tăng 3,8% so với CK Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 4.947 tấn, bằng 103,2% KH, bằng  98% CK. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao ước đạt 45 ha, tăng 50% với KH, tăng 40,6% so với CK.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đạt được kết quả tích cực, Thị xã Bỉm Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2022 theo Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 23/10/2023; công nhận 01 sản phẩm OCOP3 (bánh lá Sơn Oanh) hạng 3 sao đạt 100% kế hoạch tỉnh giao

 4. Thu Ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 280.365 triệu đồng, tăng 12% dự toán tỉnh giao, bằng 56% so với HĐND thị xã giao, bằng 60% so với CK. Thu Ngân sách địa phương năm 2023 ước đạt 512.548 triệu đồng, tăng 50% dự toán Tỉnh giao, đạt 79% so với HĐND thị xã giao, bằng 87% so với CK. Chi ngân sách địa phương ước đạt 512.548 triệu đồng, tăng 50% dự toán Tỉnh giao, đạt 79% so với HĐND thị xã giao, bằng 87% so với cùng kỳ.

5. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo: Các dự án đầu tư công được thi công đảm bảo tiến độ như hoàn thành dự án nâng cấp cải tạo đường Trần Phú, cải tạo đường Trần Nguyên Hãn; khởi công xây dựng các dự án trọng điểm: đường nối từ đường Trần Phú đến đường Nam Bỉm Sơn 6; cải tạo đê Tam Điệp và cầu Hà Lan; Điện chiếu sáng QL1A; các dự án đầu tư cơ sở vật chất trường học cải tạo một số tuyến đường đô thị…

6. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị đạt được nhiều kết quả tích cực; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn đến năm 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 17/4/2023. Đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết sắp xếp lại dân cư và cải tạo môi trường sống khu dân cư thuộc quy hoạch khu Công nghiệp Bỉm Sơn; triển khai thực hiện nghiên cứu lập điều chỉnh 04 đồ án quy hoạch phân khu theo Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn đến năm 2045 đã được phê duyệt; hiện các đồ án đang được hoàn thiện xin ý kiến cộng đồng, báo cáo các ngành đảm bảo theo quy định, phấn đấu trong năm 2023 phê duyệt được 03 đồ án.

7. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường luôn được chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 18/7/2023 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Bỉm Sơn; UBND tỉnh đã xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới phía Nam QL 217B nối dài, xã Quang Trung với quy mô 16,37 ha và dự án khu đô thị mới Bắc Sông Tống, xã Quang Trung quy mô 33,0ha. Thực hiện tốt công tác thu hồi đất đảm bảo tiến độ để các nhà đầu thực hiện dự án. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản được tăng cường, đã thành lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản 09 đơn vị, kiểm tra công tác BVMT 07 đơn vị; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 02 tổ chức và 04 hộ gia đình cá nhân với tổng số tiền là 467.869.000đ. Tích cực hoàn thiện hồ sơ dự án lập Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích và thắng cảnh Bỉm Sơn trình UBND tỉnh.

8. Công tác bồi thường GPMB được tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. việc kiểm kê là 19,91ha/25,55ha (đạt 77,94%); đã thực hiện việc chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng là 19,30ha/25,55ha (đạt 75,53%). Ước thực hiện năm 2023 là: 20,85ha/25,55ha (đạt 81,6%) so với chỉ tiêu tỉnh giao.

9. Công tác xử lý vi phạm trong Quản lý trật tự Đô thị: Thị xã đã tập trung tăng cường phối hợp, kiểm tra, đôn đốc UBND các phường, xã đồng loạt lập kế hoạch và ra quân giải phóng trật tự vỉa hè, lòng lề đường. Đã phát hiện 39 trường hợp vi phạm (trật tự đô thị ,đất đai, Tài nguyên khoáng sản và Môi trường), đã xử lý 29 trường hợp, đang xử lý 10 trường hợp.

III. VĂN HÓA – XÃ HỘI.

1.    
Giáo dục & Đào tạo:

Chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực, điểm bình quân trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 xếp thứ nhất toàn tỉnh; giáo dục mũi nhọn được quan tâm, chú trọng. Phối hợp, tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2023-2024, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đảm bảo an toàn, đúng quy chế. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, cơ bản từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục với tổng kinh phí đầu tư ước khoảng 86 tỷ đồng. Năm 2023, UBND tỉnh đã công nhận 13 trường trên địa bàn thị xã đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 26/27 trường (96,3%) vượt chỉ tiêu HĐND thị xã và Tỉnh giao.
 
 2. Văn hoá - Thông tin 

Công tác thông tin,tuyên truyền và tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước, của Tỉnh và Thị xã diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nếp sống văn minh đô thị được duy trì và phát triển; Khu dân cư văn hóa năm 2023 ước đạt 81%; gia đình Văn hóa ước đạt 82,5%, đạt 100% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, Đề án 06 trên địa bàn Thị xã, đến nay kết quả cài đặt mã định danh điện tử (VneID) mức độ 1, mức độ 2 đạt trên 98% chỉ tiêu tỉnh giao. Đã tổ chức thành công kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn.

 IV. Nhiệm vụ, giải pháp năm 2024. 

1. Triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Thị uỷ, HĐND thị xã Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ngay sau khi Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Thị uỷ, HĐND thị xã Bỉm Sơn quyết nghị thông qua, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá tình hình để xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Nghị quyết của Thị ủy, HĐND thị xã Bỉm Sơn về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp, khả thi, hiệu quả, có tính đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.


2. Tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trọng tâm là việc tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn đến năm 2045. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch theo hướng đồng bộ, đảm bảo mối liên kết trong nội bộ vùng, giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh lân cận. Tập trung triển khai thực hiện 04 quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000)11; đồng thời, thực hiện lập điều chỉnh 02 phân khu tiếp theo: Khu đô thị số 2, Tây Quốc lộ 1A và phân khu chức năng phía Đông (giáp xã Hà Vinh, huyện Hà Trung); tiếp tục rà soát, lập điều chỉnh xong các đồ án quy hoạch chi tiết: Khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn; khu dân cư khu vực nhà máy gạch Viglacera;… làm cơ sở triển khai thực hiện.


3. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường trên địa bàn. Tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường mới phát sinh. Quan tâm, chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận. Hoàn thành lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Bỉm Sơn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch hành động đề ra; phối hợp chặt chẽ với các ngành cấp tỉnh để kịp thời xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác Núi Voi.


4. Tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc, thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời chỉ đạo, đảm bảo kế hoạch giải phóng mặt bằng được UBND tỉnh giao. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, tập trung nguồn lực và các giải pháp để đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông quan trọng như: Đường từ Trần Phú đi đường Nam Bỉm Sơn 6, cải tạo nâng cấp đê Tam Điệp và Cầu Hà Lan;…


5. Tăng cường thực hiện các giải pháp để đảm bảo tăng thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng nguồn thu để kịp thời nắm bắt tình hình đưa ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước; Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.


6. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn; duy trì và cải thiện các chỉ số thành phần có xếp hạng tốt, tập trung khắc phục những chỉ số thành phần có xếp hạng thấp của các chỉ số PAPI, PAR INDEX, SIPAS, PCI. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án lớn trên địa bàn thị xã.


7. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - xã hội; Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo


Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án chuyển đổi số trên địa bàn Thị xã theo Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 đã được Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt. Không ngừng nâng cao chất lượng giáp dục trên địa bàn thị xã, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn. Quan tâm đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học.


Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trọng tâm là công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm. Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Tiếp tục duy trì xã, phường tiêu chí ATTP, phấn đấu ít nhất 02/7 xã, phường đạt phường An toàn thực phẩm nâng cao.


8. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo


Tiếp tục rà soát, sắp xếp, luân chuyển, điều động cán bộ theo kế hoạch. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật.
9. Tăng cường củng cố Quốc phòng-An ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; hoàn thành tốt việc tuyển quân năm 2024. Chủ động đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng, chống cháy nổ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

 V. NHỮNG TRANG SỬ VÀNG

Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới: 01 đơn vị

- Huân chương độc lập: 01 đơn vị

- Huân chương lao động hạng nhất: 3 đơn vị

- Huân chương lao động hạng nhì: 4 đơn vị

- Huân chương lao động hạng ba: 13 đơn vị

- Huân chương chiến công:   2

- Cờ thi đua của Chính phủ: 3

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 09

- Bằng khen của Bộ, cơ quan ngang Bộ: 60

- 06 Bà mẹ được tặng và Truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng

- 03 Anh hùng Lực lượng vũ trang;

- 5.056 người được nhà nước khen thưởng có công trong kháng chiến. 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC