image banner
Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhập và lây lan trên địa bàn phường
Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi(DTLCP) diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các tỉnh giáp với Thanh Hoá như Nghệ An, Phú Thọ, Ninh bình, Sơn La… Tính đến ngày 15/7/2025, cả nước đã xảy ra 400 ổ dịch tại 39 tỉnh (cũ), làm chết và tiêu huỷ hơn 24.581 con lợn. Hiện nay, còn 14 tỉnh, thành phố đang lưu hành bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Trên địa bàn phường Bỉm Sơn đã xuất hiện lợn ốm, UBND phường đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp Bỉm Sơn đã đi kiểm tra lâm sàng ban đầu và tiếp tục nắm bắt theo dõi,
Anh-tin-bai

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chưa có vắc xin để phòng bệnh và thuốc điều trị.

Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa; thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa mầm bệnh hoặc do chuột, chim di cư, côn trùng....Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không gây bệnh cho người.

* Triệu chứng, bệnh tích Lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có các triệu chứng sau đây: Lợn sốt (40,5-42°C), lợn bỏ ăn, lười vận động, ủ rũ; một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu sẫm xanh tím.

Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi có triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng thường khó khăn. Vì vậy, cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

* Để phòng và chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho gia súc, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp như sau: Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Hàng ngày vệ sinh, chuồng trại. Phát quang bụi rặm để xua đuổi côn trùng ngoài tự nhiên. Định kỳ tiêu độc, khử trùng bằng thuốc sát trùng, rắc vôi bột tại các lối vào khu vực chăn nuôi, khu vực cống rãnh, nơi thoát nước thải. Có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Nhập lợn giống rõ nguồn gốc, từ các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu vực trại chăn nuôi, chuồng nuôi để mua bán lợn, thức ăn vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác đến. Tiêm văc xin Dịch tả lợn Châu Phi đối với đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Nhà sản xuất và Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn, đặc biệt vắc xin 04 bệnh đỏ (vắc xin Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn).

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn lợn. Khi phát hiện lợn có hiện tượng ốm, chết bất thường cần khai báo ngay với Chính quyền, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn để được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương.

Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ nghiêm chỉnh thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn mắc bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi lợn.

 

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND PHƯỜNG BỈM SƠN
Địa chỉ: UBND PHƯỜNG BỈM SƠN
Email:.....
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa phường Bỉm Sơn hoặc phuongbimson.thanhhoagov.vnptweb.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT