Truy cập

Hôm nay:
3687
Hôm qua:
5065
Tuần này:
8752
Tháng này:
84952
Tất cả:
6331700

Thị xã Bỉm Sơn: Đang chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

CM4.0.jpg

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN4.0. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

Nhận thức về cuộc CMCN4.0 trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước còn hạn chế. Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc CMCN4.0 chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 06/12/2019 về việc nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về sự cấp thiết phải chủ động phải chủ động tham gia tích cực, hiệu quả cuộc CMCN4.0; UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công văn số 17251/UBND-CN ngày 18/12/2019 về triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW.

Thị xã Bỉm Sơn là đơn vị có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trình độ dân trí cao, có nhiều công ty, nhà máy có quy mô lớn đóng trên địa bàn; số người dân trong độ tuổi lao động cao, chiếm trên 70% dân số của Thị xã. Mặt khác Bỉm Sơn là đơn vị nhiều năm liên tiếp đứng đầu cấp huyện trong toàn tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin, do đó, Thị xã Bỉm Sơn chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và được thể hiện thông qua ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như: Công văn số 2647/UBND-VP ngày 26/11/2019 về việc triển khai Kế hoạch ứng dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2020-2025; Công văn số 2680/UBND-VP ngày 29/11/2019 về chỉ đạo các cơ quan, đoan vị, doanh nghiệp, trường học, UBND các xã, phường chủ động ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã; Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phần cứng, phần mềm, ứng dụng các công nghệ 4.0 phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phối hợp với các cơ quan chức năng lựa chọn công nghệ phù hợp để triển khai thực hiện.

Để chủ động tham gia cuộc CMCN4.0, Thị xã Bỉm Sơn cần tập trung vào một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong đó, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc CMCN 4.0 với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia CMCN 4.0.

Phát huy sự tham gia có hiệu quả của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Hai là, hoàn thiện thể chế.Triển khai mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mớ; áp dụng các chính sách tài chính các quy định về đầu tư; Triển khai các mô hình lao động, việc làm mới.

Triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng đô thị thông minh.

Ba là, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên địa bàn Thị xã; áp dụng hạ tầng dữ liệu quốc gia; Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nâng cấp hạ tầng các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bốn là, chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo:

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường học là chủ thể nghiên cứ; Triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

Năm là, chính sách phát triển nguồn nhân lực,rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo phục vụ cho nền kinh tế số tại Thị xã; Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc.

Sáu là, chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên.
Trong đó, tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; An toàn, an ninh mạng; Y tế; Giáo dục và đào tạo, ANTT, ATGT...

Bảy là, chính sách hội nhập quốc tế:
Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.
Tám là, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trên địa bàn Thị xã.

Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.

Bảo Hân

Thị xã Bỉm Sơn: Đang chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

CM4.0.jpg

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN4.0. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

Nhận thức về cuộc CMCN4.0 trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước còn hạn chế. Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc CMCN4.0 chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 06/12/2019 về việc nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về sự cấp thiết phải chủ động phải chủ động tham gia tích cực, hiệu quả cuộc CMCN4.0; UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công văn số 17251/UBND-CN ngày 18/12/2019 về triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW.

Thị xã Bỉm Sơn là đơn vị có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trình độ dân trí cao, có nhiều công ty, nhà máy có quy mô lớn đóng trên địa bàn; số người dân trong độ tuổi lao động cao, chiếm trên 70% dân số của Thị xã. Mặt khác Bỉm Sơn là đơn vị nhiều năm liên tiếp đứng đầu cấp huyện trong toàn tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin, do đó, Thị xã Bỉm Sơn chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và được thể hiện thông qua ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như: Công văn số 2647/UBND-VP ngày 26/11/2019 về việc triển khai Kế hoạch ứng dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2020-2025; Công văn số 2680/UBND-VP ngày 29/11/2019 về chỉ đạo các cơ quan, đoan vị, doanh nghiệp, trường học, UBND các xã, phường chủ động ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã; Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phần cứng, phần mềm, ứng dụng các công nghệ 4.0 phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Phối hợp với các cơ quan chức năng lựa chọn công nghệ phù hợp để triển khai thực hiện.

Để chủ động tham gia cuộc CMCN4.0, Thị xã Bỉm Sơn cần tập trung vào một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong đó, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc CMCN 4.0 với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia CMCN 4.0.

Phát huy sự tham gia có hiệu quả của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Hai là, hoàn thiện thể chế.Triển khai mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mớ; áp dụng các chính sách tài chính các quy định về đầu tư; Triển khai các mô hình lao động, việc làm mới.

Triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng đô thị thông minh.

Ba là, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên địa bàn Thị xã; áp dụng hạ tầng dữ liệu quốc gia; Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nâng cấp hạ tầng các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bốn là, chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo:

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường học là chủ thể nghiên cứ; Triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

Năm là, chính sách phát triển nguồn nhân lực,rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo phục vụ cho nền kinh tế số tại Thị xã; Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc.

Sáu là, chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên.
Trong đó, tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; An toàn, an ninh mạng; Y tế; Giáo dục và đào tạo, ANTT, ATGT...

Bảy là, chính sách hội nhập quốc tế:
Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.
Tám là, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trên địa bàn Thị xã.

Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.

Bảo Hân

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC