Truy cập

Hôm nay:
9619
Hôm qua:
17332
Tuần này:
48374
Tháng này:
48374
Tất cả:
6822862

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Ở thị xã Bỉm Sơn, những năm gần đây, có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp đã mạnh dạn áp dụng công nghệ cao như: công nghệ nhà lưới, công nghệ sinh học, bước đầu gặt hái thành công, tạo tiền đề quan trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong những năm tới.

Rau sach.JPG


Công ty TNHH Hồng Phượng có hai cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là Khu ẩm thực sinh thái Hoàng Gia I và Hoàng gia II. Để có nguồn rau sạch phục vụ hoạt động của hai nhà hàng, cách đây 2 năm, Công ty đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 tại Khu sinh thái Hoàng gia I để trồng các loại rau như: rau cải, rau muống, mồng tơi, rau thơm và các loại rau khác theo mùa. Nhà lưới này được làm bằng khung thép và hệ có thống tưới phun tự động.Ông Nguyễn Văn Chí – Quản lý Khu ẩm thực sinh thái Hoàng Gia cho biết: Với công nghệ nhà lưới, việc trồng rau đã hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết và tình trạng sâu bệnh, mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí nhân công. Toàn bộ quy trình trồng trọt, Công ty chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì vậy rất đảm bảo cho sức khỏe của khách hàng.

Nếu như Công ty TNHH Hồng Phượng đưa ứng dụng công nghệ nhà lưới vào trồng trọt thì tại mô hình trồng rau màu của gia đình ông Vũ Văn Lục – Khu phố 6 phường Bắc Sơn lại áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Khu trang trại trồng trọt của gia đình ông Lục rộng 9.000m2, trong đó có 3.000m2 trồng các loại rau. Trước đây gia đình ông đầu tư hệ thống nhà lưới. Sau thời gian sử dụng, ông nhận thấy công nghệ này đã giúp gia đình ông tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. Tuy nhiên do thị xã có chủ trương thay đổi quy hoạch sử dụng đất nên khi nhà lưới hết niên hạn sử dụng, gia đình ông đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào canh tác. Vào thời điểm này, ông đang trồng các loại rau vụ đông như: súp lơ xanh, bắp cải, cải cúc, đậu cove, cà chua… Ông Lục cho biết: Năm nay ông đã nhập 1000 cây cà chua ghép trên gốc cây cà tím của Viện rau quả Trung ương. Ưu điểm của giống cây này là cây khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, chịu được úng ngập, khả năng kháng bệnh cao hơn so với cà chua thường. Thêm vào đó, thời gian thu hái dài, quả sai, ăn ngon , được khách hàng ưa thích. Trong việc phòng ngừa sâu bệnh, ông sử dụng thuốc bảo vệ thực vật công nghệ nano bạc. Đây là một trong những công nghệ đột phá của ngành hóa lý Việt Nam, có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhưng không để lại tồn dư trong sản phẩm, không độc hại cho người, động vật và môi trường xung quanh. Ngoài ra, ông cũng sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc được làm từ tỏi, ớt, gừng và rượu khi rau quả vào giai đoạn thu hoạch. Ông Lục đánh giá: Việc áp dụng công nghệ sinh học không chỉ giúp bảo vệ môi trường, các sản phẩm bảo quản được lâu hơn và an toàn hơn với người tiêu dùng mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Nhờ đó, sản phẩm của gia đình ông luôn được người dân tin dùng.

Rau an toan.JPG
Những năm gần đây, thị xã Bỉm Sơn đã quan tâm phát triển nông nghiệp công nghệ bằng cách thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời tăng cường đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Mục tiêu của thị xã là trong giai đoạn 2021 – 2025, có 20 ha sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao; giá trị sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn cao trong trồng trọt đạt 500 triệu/ha/năm trở lên. Tin tưởng rằng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, mục tiêu trên sẽ sớm được hoàn thành, góp phần phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói chung.

Hà Nghĩa

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Ở thị xã Bỉm Sơn, những năm gần đây, có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp đã mạnh dạn áp dụng công nghệ cao như: công nghệ nhà lưới, công nghệ sinh học, bước đầu gặt hái thành công, tạo tiền đề quan trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong những năm tới.

Rau sach.JPG


Công ty TNHH Hồng Phượng có hai cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là Khu ẩm thực sinh thái Hoàng Gia I và Hoàng gia II. Để có nguồn rau sạch phục vụ hoạt động của hai nhà hàng, cách đây 2 năm, Công ty đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà lưới rộng 2.000m2 tại Khu sinh thái Hoàng gia I để trồng các loại rau như: rau cải, rau muống, mồng tơi, rau thơm và các loại rau khác theo mùa. Nhà lưới này được làm bằng khung thép và hệ có thống tưới phun tự động.Ông Nguyễn Văn Chí – Quản lý Khu ẩm thực sinh thái Hoàng Gia cho biết: Với công nghệ nhà lưới, việc trồng rau đã hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết và tình trạng sâu bệnh, mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí nhân công. Toàn bộ quy trình trồng trọt, Công ty chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì vậy rất đảm bảo cho sức khỏe của khách hàng.

Nếu như Công ty TNHH Hồng Phượng đưa ứng dụng công nghệ nhà lưới vào trồng trọt thì tại mô hình trồng rau màu của gia đình ông Vũ Văn Lục – Khu phố 6 phường Bắc Sơn lại áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Khu trang trại trồng trọt của gia đình ông Lục rộng 9.000m2, trong đó có 3.000m2 trồng các loại rau. Trước đây gia đình ông đầu tư hệ thống nhà lưới. Sau thời gian sử dụng, ông nhận thấy công nghệ này đã giúp gia đình ông tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. Tuy nhiên do thị xã có chủ trương thay đổi quy hoạch sử dụng đất nên khi nhà lưới hết niên hạn sử dụng, gia đình ông đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào canh tác. Vào thời điểm này, ông đang trồng các loại rau vụ đông như: súp lơ xanh, bắp cải, cải cúc, đậu cove, cà chua… Ông Lục cho biết: Năm nay ông đã nhập 1000 cây cà chua ghép trên gốc cây cà tím của Viện rau quả Trung ương. Ưu điểm của giống cây này là cây khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, chịu được úng ngập, khả năng kháng bệnh cao hơn so với cà chua thường. Thêm vào đó, thời gian thu hái dài, quả sai, ăn ngon , được khách hàng ưa thích. Trong việc phòng ngừa sâu bệnh, ông sử dụng thuốc bảo vệ thực vật công nghệ nano bạc. Đây là một trong những công nghệ đột phá của ngành hóa lý Việt Nam, có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhưng không để lại tồn dư trong sản phẩm, không độc hại cho người, động vật và môi trường xung quanh. Ngoài ra, ông cũng sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc được làm từ tỏi, ớt, gừng và rượu khi rau quả vào giai đoạn thu hoạch. Ông Lục đánh giá: Việc áp dụng công nghệ sinh học không chỉ giúp bảo vệ môi trường, các sản phẩm bảo quản được lâu hơn và an toàn hơn với người tiêu dùng mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Nhờ đó, sản phẩm của gia đình ông luôn được người dân tin dùng.

Rau an toan.JPG
Những năm gần đây, thị xã Bỉm Sơn đã quan tâm phát triển nông nghiệp công nghệ bằng cách thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời tăng cường đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Mục tiêu của thị xã là trong giai đoạn 2021 – 2025, có 20 ha sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao; giá trị sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn cao trong trồng trọt đạt 500 triệu/ha/năm trở lên. Tin tưởng rằng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, mục tiêu trên sẽ sớm được hoàn thành, góp phần phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói chung.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC