Truy cập

Hôm nay:
2793
Hôm qua:
5349
Tuần này:
2793
Tháng này:
227431
Tất cả:
11568492

Tấm gương người khuyết tật: Bùi Trung Thành – Vượt lên chính mình.

Có biết bao nhiêu tấm gương người khuyết tật với quyết tâm “không chịu thua số phận” đã giúp họ có tinh thần vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn nhưng không phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Trong số đó có gương anh Bùi Trung Thành – người khuyết tật phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Bun.JPG


Quán Bún phở, miến lươn, tiết hấp Thành Loan – đường Nguyễn Huệ, khu phố 1, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn từ lâu đã nổi tiếng là ngon, sạch sẽ, phục vụ nhiệt tình, thu hút được rất nhiều thực khách. Nếu không vào khu vực chế biến thì khó mà biết được chủ quán ấy là một người khuyết tật nặng – anh Bùi Trung Thành.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thành kể: Sinh năm 1976 trong một gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ là công nhân; kinh tế gia đình không khá giả. Năm 11 tuổi, sau vụ tai nạn giao thông đã bị mất một chân, trở thành người thương tật nặng. Đang tuổi học, tuổi chơi, chạy nhảy trên đôi chân linh hoạt giờ phải phụ thuộc vào đôi nạng và sự dìu dắt, nâng đỡ của những người thân; nỗi đau thể xác và tinh thần khiến anh chán nản, muốn buông xuôi. Song được sự động viên của gia đình, “không muốn nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ lăn dài vì thương mình, tôi rút ra một bài học, giờ có đau buồnthì chân cũng không mọc lại được, phải mạnh mẽ sống sao để không làm khổ người thân”,anhThànhchia sẻ.

Sau một thời gian chờ vết thương bình phục, anh quay trở lại với việc học văn hóa, bắt đầu tập đi xe đạp, tập cầu lông để rèn luyện sức khỏe, rèn cho cái chân giả linh hoạt được như chân thật. Cũng từ đó, anh từng bước vươn lên trong học tập, lao động, tự chủ cuộc sống. Đến nay, anh đã có một gia đình đề huề hạnh phúc, 2 con trai của anh đã lớn, ngoan, học giỏi, một cháu đã học xong đại học ra trường đi làm, một cháu đang học lớp 10. Kinh tế gia đình đều trông cậy vào quán ăn sáng, chính vì thế vợ chồng anh xác định phải chế biến ngon, thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, quán ăn sáng của gia đình anh ngày càng thu hút nhiều thực khách. Họ đến quán của anh không chỉ vì vị ngon của món ăn mà còn yêu mến, quý trọng tính cần cù, chịu khó, vượt lên số phận của vợ chồng anh.Không chỉ đảm bảo kinh tế ổn định cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho 02 lao động là người nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Phú Sơn với mức thu nhập trên 3 triệu động/người/ tháng.

Cùng với việc phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình, anh Bùi Trung Thành còn có niềm đam mê với thể thao, đặc biệt là môn Cầu lông. Với bản tính chịu khó, ham học hỏi, anh hăng say tập luyện vào mỗi buổi chiều. Nhờ đó, anh đã giành nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thể thao; Tham gia nhiều giải thi đấu Cầu lông giành cho người khuyết tật cấp Thị xã, cấp Tỉnh và Toàn quốc; Giành được nhiều huy chương và được nhiều giấy khen của chính quyền và Ban tổ chức giải các cấp. Tiêu biểu như: Năm 2012, anh đoạt Huy Chương Bạc giải thể thao giành cho người khuyết tật toàn quốc; Năm 2013, anh được Chủ tịch UBND thị xã tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thể dục thể thao; Năm 2016, đạt giải Ba môn Cầu lông hạng thương tật nặng tại Hội thi thể thao thương binh và người khuyết tật toàn tỉnh Thanh Hóa… Không chỉ chơi cầu lông để rèn luyện sức khỏe cho bản thân anh còn nhiệt tình chỉ dẫn cho các cháu nhỏ tham gia tập luyện môn thể thao này để đạt hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Văn Ba – Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi phường Phú Sơn cho biết: “Anh Bùi Trung Thành không chỉ là một minh chứng về nghị lực phi thường trong học tập và lao động, là người “tàn nhưng không phế”, mà hơn thế nữa còn là tấm gương sáng về sự tin tưởng lạc quan trong cuộc sống”.
Nguyễn Tới

Tấm gương người khuyết tật: Bùi Trung Thành – Vượt lên chính mình.

Có biết bao nhiêu tấm gương người khuyết tật với quyết tâm “không chịu thua số phận” đã giúp họ có tinh thần vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn nhưng không phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Trong số đó có gương anh Bùi Trung Thành – người khuyết tật phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Bun.JPG


Quán Bún phở, miến lươn, tiết hấp Thành Loan – đường Nguyễn Huệ, khu phố 1, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn từ lâu đã nổi tiếng là ngon, sạch sẽ, phục vụ nhiệt tình, thu hút được rất nhiều thực khách. Nếu không vào khu vực chế biến thì khó mà biết được chủ quán ấy là một người khuyết tật nặng – anh Bùi Trung Thành.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thành kể: Sinh năm 1976 trong một gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ là công nhân; kinh tế gia đình không khá giả. Năm 11 tuổi, sau vụ tai nạn giao thông đã bị mất một chân, trở thành người thương tật nặng. Đang tuổi học, tuổi chơi, chạy nhảy trên đôi chân linh hoạt giờ phải phụ thuộc vào đôi nạng và sự dìu dắt, nâng đỡ của những người thân; nỗi đau thể xác và tinh thần khiến anh chán nản, muốn buông xuôi. Song được sự động viên của gia đình, “không muốn nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ lăn dài vì thương mình, tôi rút ra một bài học, giờ có đau buồnthì chân cũng không mọc lại được, phải mạnh mẽ sống sao để không làm khổ người thân”,anhThànhchia sẻ.

Sau một thời gian chờ vết thương bình phục, anh quay trở lại với việc học văn hóa, bắt đầu tập đi xe đạp, tập cầu lông để rèn luyện sức khỏe, rèn cho cái chân giả linh hoạt được như chân thật. Cũng từ đó, anh từng bước vươn lên trong học tập, lao động, tự chủ cuộc sống. Đến nay, anh đã có một gia đình đề huề hạnh phúc, 2 con trai của anh đã lớn, ngoan, học giỏi, một cháu đã học xong đại học ra trường đi làm, một cháu đang học lớp 10. Kinh tế gia đình đều trông cậy vào quán ăn sáng, chính vì thế vợ chồng anh xác định phải chế biến ngon, thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, quán ăn sáng của gia đình anh ngày càng thu hút nhiều thực khách. Họ đến quán của anh không chỉ vì vị ngon của món ăn mà còn yêu mến, quý trọng tính cần cù, chịu khó, vượt lên số phận của vợ chồng anh.Không chỉ đảm bảo kinh tế ổn định cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho 02 lao động là người nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Phú Sơn với mức thu nhập trên 3 triệu động/người/ tháng.

Cùng với việc phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình, anh Bùi Trung Thành còn có niềm đam mê với thể thao, đặc biệt là môn Cầu lông. Với bản tính chịu khó, ham học hỏi, anh hăng say tập luyện vào mỗi buổi chiều. Nhờ đó, anh đã giành nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thể thao; Tham gia nhiều giải thi đấu Cầu lông giành cho người khuyết tật cấp Thị xã, cấp Tỉnh và Toàn quốc; Giành được nhiều huy chương và được nhiều giấy khen của chính quyền và Ban tổ chức giải các cấp. Tiêu biểu như: Năm 2012, anh đoạt Huy Chương Bạc giải thể thao giành cho người khuyết tật toàn quốc; Năm 2013, anh được Chủ tịch UBND thị xã tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thể dục thể thao; Năm 2016, đạt giải Ba môn Cầu lông hạng thương tật nặng tại Hội thi thể thao thương binh và người khuyết tật toàn tỉnh Thanh Hóa… Không chỉ chơi cầu lông để rèn luyện sức khỏe cho bản thân anh còn nhiệt tình chỉ dẫn cho các cháu nhỏ tham gia tập luyện môn thể thao này để đạt hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Văn Ba – Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi phường Phú Sơn cho biết: “Anh Bùi Trung Thành không chỉ là một minh chứng về nghị lực phi thường trong học tập và lao động, là người “tàn nhưng không phế”, mà hơn thế nữa còn là tấm gương sáng về sự tin tưởng lạc quan trong cuộc sống”.
Nguyễn Tới

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC