Truy cập

Hôm nay:
1116
Hôm qua:
17332
Tuần này:
39871
Tháng này:
39871
Tất cả:
6814359

Vang mãi lời Bác dạy

Cứ mỗi độ xuân về, trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, mỗi người dân Thanh Hóa lại nhớ khôn nguôi hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần đầu tiên Người về thăm vào ngày 20/2/1947.

Được Người về thăm giữa lúc công việc kháng chiến còn ngổn ngang, bề bộn, hơn ai hết, mỗi người con xứ Thanh đều cảm nhận được tình cảm tha thiết và sự quan tâm đặc biệt mà Bác đã dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Để rồi lời Bác dặn vào mùa xuân năm ấy, đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Thanh Hóa và được truyền sang các thế hệ mai sau: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”.

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa ra sức thi đua, lập nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp nhiều sức người sức của cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Trước những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong vai trò hậu phương lớn của kháng chiến chống Pháp, trong lần về thăm thứ hai năm 1957 sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, bác khen: “Bây giờ tiếng Việt Nam đi đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Bác còn nhấn mạnh: “Thanh niên tham gia bộ đội có các đồng chí anh Hùng như Tô Vĩnh Diện, Lò Văn Bường, Lê Công Khai… đó là những người rất ưu tú, chẳng những làm vẻ vang cả tỉnh mà còn vẻ vang cho cả nước non ta”
Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian về thăm tỉnh Thanh Hóa lần thứ 3. Trong chuyến thăm này, Người đã tới dự Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hóa tại thị xã Sầm Sơn và dành thời gian thăm thú cảnh đẹp, tắm biển và kéo lưới cùng bà con ngư dân. Trên dãy núi Trường Lệ, Sầm Sơn lộng gió, Người tức cảnh đọc 2 câu thơ: “Xứ Thanh biển bạc rừng vàng/ Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”. Gặp gỡ và trao đổi với cán bộ địa phương, Bác căn dặn: Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải.

Lần thứ tư về thăm Thanh Hóa vào tháng 12/1961, nói chuyện với cán bộ và đồng bào trong tỉnh, Bác biểu dương những tiến bộ của tỉnh ta trong xây dựng và phát triển kinh tế. Bác căn dặn: “Cán bộ, đảng viên và đoàn viên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô… ra sức phát triển và củng cố Đảng và Đoàn thể, đoàn kết toàn dân cùng nhau thi đua tiến bộ”.Trong chuyến về thăm này, Bác đã dành thời gian thăm xã Yên Trường, huyện Yên Định, thăm nhà máy cơ khí Thanh Hóa. Người khen phụ nữ Yên Trường có nhiều thành tích. Bác đến tận phân xưởng xem công nhân làm việc, thăm nơi ở của công nhân, thăm trường công nhân kỹ thuật và ân cần dặn dò: Các cô, các chú cố gắng thi đua phát triển...

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo dõi và dành cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Thanh Hóa những tình cảm sâu sắc. Ngoài những lần về thăm Thanh Hóa, Người đã nhiều lần gửi thư động viên, khích lệ, căn dặn những việc phải làm. Những lời khen ngợi và phê bình kịp thời của Bác đã có sức mạnh kỳ diệu động viên người dân Thanh Hoá quyết tâm chiến đấu, lao động, hết lòng vì lý tưởng độc lập dân tộc. Vào năm 1968, Bác muốn về thăm Thanh Hóa nhưng do điều kiện chiến tranh và sức khỏe không cho phép, Người đã mời các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Hà Nội. Trong lần gặp gỡ cuối cùng trước khi về với thế giới người hiền, Bác nhắc nhở: “Trước đây vào thăm Thanh Hóa, Bác có nói là tỉnh Thanh Hóa ta là tỉnh dân đông, đất rộng, rừng vàng, biển bạc, có điểu kiện trở thành tình giàu đẹp và kiểu mẫu. Cán bộ và nhân dân Thanh Hóa cũng đã hứa với Bác như vậy”.

Khắc ghi lời dạy của Bác trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương trở thành tỉnh “kiểu mẫu”. Sau 36 năm đổi mới, hôm nay, diện mạo của Thanh Hóa đã có nhiều đổi thay với những thành tựu nổi bật, ấn tượng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và Quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả khá tốt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi măng, mía đường và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được thành lập và phát triển; các ngành dịch vụ luôn duy trì tộc độ tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện. Riêng trong năm 2021 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh Hóa đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%; giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 5.339 triệu USD, vượt 33,5% so với kế hoạch, tăng 42,7%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 6.616 triệu USD, tăng 24,4%. Thu Ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán. Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội, nhất là chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao tiếp tục đạt kết quả tích cực; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hòa chung vào không khí thi đua làm theo lời Bác của toàn tỉnh, đảng bộ và nhân dân Thị xã Bỉm Sơn đã đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và sự giúp đỡ của bên ngoài, tập trung khai thác tiềm năng, nội lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Xác định công nghiệp là thế mạnh trong quá trình xây dựng thị xã, Bỉm Sơn đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo được bước phát triển vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhờ những chính sách hiệu quả và bước đi đúng đắn, Thị xã Bỉm Sơn đã chuyển mình mạnh mẽ từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu trở thành một trong những đô thị công nghiệp phát triển của Tỉnh với diện mạo đô thị đổi thay từng ngày. Chương trình xây dựng Nông thôn mới được tập trung thực hiện. Đến nay, thị xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Thôn 2 xã Quang Trung được công nhận là nông thôn mới kiểu mẫu. Các hoạt động văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.

Với tất cả tình yêu thương dành cho Vị cha già của dân tộc, cùng với niềm tự hào, khát vọng và trách nhiệm vươn tới tương lai, mỗi người dân thị xã Bỉm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung quyết tâm bằng bàn tay, khối óc của mình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước như lời Bác Hồ từng căn dặn.

Vang mãi lời Bác dạy

Cứ mỗi độ xuân về, trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, mỗi người dân Thanh Hóa lại nhớ khôn nguôi hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần đầu tiên Người về thăm vào ngày 20/2/1947.

Được Người về thăm giữa lúc công việc kháng chiến còn ngổn ngang, bề bộn, hơn ai hết, mỗi người con xứ Thanh đều cảm nhận được tình cảm tha thiết và sự quan tâm đặc biệt mà Bác đã dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Để rồi lời Bác dặn vào mùa xuân năm ấy, đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Thanh Hóa và được truyền sang các thế hệ mai sau: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”.

Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa ra sức thi đua, lập nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp nhiều sức người sức của cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Trước những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong vai trò hậu phương lớn của kháng chiến chống Pháp, trong lần về thăm thứ hai năm 1957 sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, bác khen: “Bây giờ tiếng Việt Nam đi đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Bác còn nhấn mạnh: “Thanh niên tham gia bộ đội có các đồng chí anh Hùng như Tô Vĩnh Diện, Lò Văn Bường, Lê Công Khai… đó là những người rất ưu tú, chẳng những làm vẻ vang cả tỉnh mà còn vẻ vang cho cả nước non ta”
Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian về thăm tỉnh Thanh Hóa lần thứ 3. Trong chuyến thăm này, Người đã tới dự Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hóa tại thị xã Sầm Sơn và dành thời gian thăm thú cảnh đẹp, tắm biển và kéo lưới cùng bà con ngư dân. Trên dãy núi Trường Lệ, Sầm Sơn lộng gió, Người tức cảnh đọc 2 câu thơ: “Xứ Thanh biển bạc rừng vàng/ Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”. Gặp gỡ và trao đổi với cán bộ địa phương, Bác căn dặn: Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải.

Lần thứ tư về thăm Thanh Hóa vào tháng 12/1961, nói chuyện với cán bộ và đồng bào trong tỉnh, Bác biểu dương những tiến bộ của tỉnh ta trong xây dựng và phát triển kinh tế. Bác căn dặn: “Cán bộ, đảng viên và đoàn viên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô… ra sức phát triển và củng cố Đảng và Đoàn thể, đoàn kết toàn dân cùng nhau thi đua tiến bộ”.Trong chuyến về thăm này, Bác đã dành thời gian thăm xã Yên Trường, huyện Yên Định, thăm nhà máy cơ khí Thanh Hóa. Người khen phụ nữ Yên Trường có nhiều thành tích. Bác đến tận phân xưởng xem công nhân làm việc, thăm nơi ở của công nhân, thăm trường công nhân kỹ thuật và ân cần dặn dò: Các cô, các chú cố gắng thi đua phát triển...

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo dõi và dành cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Thanh Hóa những tình cảm sâu sắc. Ngoài những lần về thăm Thanh Hóa, Người đã nhiều lần gửi thư động viên, khích lệ, căn dặn những việc phải làm. Những lời khen ngợi và phê bình kịp thời của Bác đã có sức mạnh kỳ diệu động viên người dân Thanh Hoá quyết tâm chiến đấu, lao động, hết lòng vì lý tưởng độc lập dân tộc. Vào năm 1968, Bác muốn về thăm Thanh Hóa nhưng do điều kiện chiến tranh và sức khỏe không cho phép, Người đã mời các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Hà Nội. Trong lần gặp gỡ cuối cùng trước khi về với thế giới người hiền, Bác nhắc nhở: “Trước đây vào thăm Thanh Hóa, Bác có nói là tỉnh Thanh Hóa ta là tỉnh dân đông, đất rộng, rừng vàng, biển bạc, có điểu kiện trở thành tình giàu đẹp và kiểu mẫu. Cán bộ và nhân dân Thanh Hóa cũng đã hứa với Bác như vậy”.

Khắc ghi lời dạy của Bác trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương trở thành tỉnh “kiểu mẫu”. Sau 36 năm đổi mới, hôm nay, diện mạo của Thanh Hóa đã có nhiều đổi thay với những thành tựu nổi bật, ấn tượng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và Quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả khá tốt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi măng, mía đường và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được thành lập và phát triển; các ngành dịch vụ luôn duy trì tộc độ tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện. Riêng trong năm 2021 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh Hóa đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%; giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 5.339 triệu USD, vượt 33,5% so với kế hoạch, tăng 42,7%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 6.616 triệu USD, tăng 24,4%. Thu Ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán. Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội, nhất là chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao tiếp tục đạt kết quả tích cực; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hòa chung vào không khí thi đua làm theo lời Bác của toàn tỉnh, đảng bộ và nhân dân Thị xã Bỉm Sơn đã đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và sự giúp đỡ của bên ngoài, tập trung khai thác tiềm năng, nội lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Xác định công nghiệp là thế mạnh trong quá trình xây dựng thị xã, Bỉm Sơn đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo được bước phát triển vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhờ những chính sách hiệu quả và bước đi đúng đắn, Thị xã Bỉm Sơn đã chuyển mình mạnh mẽ từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu trở thành một trong những đô thị công nghiệp phát triển của Tỉnh với diện mạo đô thị đổi thay từng ngày. Chương trình xây dựng Nông thôn mới được tập trung thực hiện. Đến nay, thị xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Thôn 2 xã Quang Trung được công nhận là nông thôn mới kiểu mẫu. Các hoạt động văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.

Với tất cả tình yêu thương dành cho Vị cha già của dân tộc, cùng với niềm tự hào, khát vọng và trách nhiệm vươn tới tương lai, mỗi người dân thị xã Bỉm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung quyết tâm bằng bàn tay, khối óc của mình, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước như lời Bác Hồ từng căn dặn.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC