Truy cập

Hôm nay:
5635
Hôm qua:
17332
Tuần này:
44390
Tháng này:
44390
Tất cả:
6818878

Hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất, môi trường.

Chuột là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ, ban ngày thường ẩn núp trong hang hoặc những nơi kín đáo, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, tập trung nhiều nhất là chiều tối và sáng sớm, chuột có khả năng di chuyển đi xa, từ nơi này sang nơi khác để ẩn trốn và tìm thức ăn. Hơn nữa chuột sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con, nên khi gặp điều kiện thuận lợi thì số lượng chuột tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho ngành trồng trọt.

Để hạn chế chuột phát sinh gây hại trên diện rộng, bảo vệ sản xuất, môi trường, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột như sau:

Về xác định thời điểm tổ chức các đợt diệt chuột: Tổ chức diệt chuột phải được tiến hành đồng loạt theo từng đợt cả ngoài đồng ruộng và trong khu dân cư; tập trung vào các thời điểm: Giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng), tốt nhất ở thời kỳ đổ ải, làm đất; Sau trận mưa lớn, các trận lũ lụt chuột di chuyển còn đang sống co cụm ở những nơi đất cao, hoặc di trú vào khu dân cư;Giai đoạn cây lúa đang làm đòng (tháng 3 và tháng 8 hàng năm) vì thời điểm này chuột cái đẻ - nuôi con. Bên cạnh đó, phòng trừ chuột hại trong suốt cả vụ bằng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng.

Để phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất, môi trường có thể sử dụng các biện pháp: thủ công, sử dụng bả sinh học, thuốc diệt chuột. Trong đó, đối với biện pháp thủ công, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá hang ổ chuột ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của chuột; gieo trồng và thu hoạch đồng loạt theo lịch thời vụ, cắt đứt nguồn thức ăn để chuột phải đói và khi gặp mồi chúng không thể không ăn. Nếu có thể, giữ mực nước cao trong ruộng tùy giai đoạn sinh trưởng để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ.

Sử dụng các bẫy cơ học như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dây, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, bẫy di động, … Yêu cầu bẫy phải nhạy, đặt bẫy nơi cửa hang, cạnh hoặc vuông góc với đường đi, nơi có nhiều chuột hoạt động, rắc thêm vật liệu tương tự nơi đặt bẫy chỉ để lộ mồi để tránh sự phát hiện nhậy bén của chuột, nếu bẫy dùng mồi có thểđặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen mới lắp bẫy; nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và thu bẫy vào ban sáng. Sau khi bắt được chuột, bẫy cơ học cần được xử lý bằng nước sôi hoặc ngâm nước, phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi đồng loại bị mắc bẫy.

Áp dụng biện pháp sinh học: Khuyến khích nông dân nuôi mèo, chó, làm hàng rào nilon kết hợp với đặt bẩy để xua đuổi và săn bắt chuột. Bảo vệ và cấm săn bắt các động vật là thiên địch của chuột như trăn, rắn, chim cú mèo,…

Đối với biện pháp sử dụng các loại bả sinh học, thuốc diệt chuột: Cần đảm bảo nguyên tắc sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021; đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường, như: Gimlet 0.2GB; Hicate 0.08AB; Antimice 0.006GB; Vifarat 0.005% AB.

Nên đặt bả vào chiều tối, tránh ánh sáng trực tiếp và tiến hành đồng loạt trên diện rộng mới đạt hiệu quả cao. Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng để diệt chuột. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm, hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn. Lưu ý, trước khi đánh bả độc cần thông báo rộng rãi cho dân xung quanh vùng biết, cần phải nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mồi, thu nhặt chuột chết.
Nguyễn Tới

Hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất, môi trường.

Chuột là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ, ban ngày thường ẩn núp trong hang hoặc những nơi kín đáo, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, tập trung nhiều nhất là chiều tối và sáng sớm, chuột có khả năng di chuyển đi xa, từ nơi này sang nơi khác để ẩn trốn và tìm thức ăn. Hơn nữa chuột sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con, nên khi gặp điều kiện thuận lợi thì số lượng chuột tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho ngành trồng trọt.

Để hạn chế chuột phát sinh gây hại trên diện rộng, bảo vệ sản xuất, môi trường, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột như sau:

Về xác định thời điểm tổ chức các đợt diệt chuột: Tổ chức diệt chuột phải được tiến hành đồng loạt theo từng đợt cả ngoài đồng ruộng và trong khu dân cư; tập trung vào các thời điểm: Giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng), tốt nhất ở thời kỳ đổ ải, làm đất; Sau trận mưa lớn, các trận lũ lụt chuột di chuyển còn đang sống co cụm ở những nơi đất cao, hoặc di trú vào khu dân cư;Giai đoạn cây lúa đang làm đòng (tháng 3 và tháng 8 hàng năm) vì thời điểm này chuột cái đẻ - nuôi con. Bên cạnh đó, phòng trừ chuột hại trong suốt cả vụ bằng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng.

Để phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất, môi trường có thể sử dụng các biện pháp: thủ công, sử dụng bả sinh học, thuốc diệt chuột. Trong đó, đối với biện pháp thủ công, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá hang ổ chuột ngay từ đầu vụ, thu dọn rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của chuột; gieo trồng và thu hoạch đồng loạt theo lịch thời vụ, cắt đứt nguồn thức ăn để chuột phải đói và khi gặp mồi chúng không thể không ăn. Nếu có thể, giữ mực nước cao trong ruộng tùy giai đoạn sinh trưởng để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ.

Sử dụng các bẫy cơ học như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dây, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, bẫy di động, … Yêu cầu bẫy phải nhạy, đặt bẫy nơi cửa hang, cạnh hoặc vuông góc với đường đi, nơi có nhiều chuột hoạt động, rắc thêm vật liệu tương tự nơi đặt bẫy chỉ để lộ mồi để tránh sự phát hiện nhậy bén của chuột, nếu bẫy dùng mồi có thểđặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen mới lắp bẫy; nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và thu bẫy vào ban sáng. Sau khi bắt được chuột, bẫy cơ học cần được xử lý bằng nước sôi hoặc ngâm nước, phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi đồng loại bị mắc bẫy.

Áp dụng biện pháp sinh học: Khuyến khích nông dân nuôi mèo, chó, làm hàng rào nilon kết hợp với đặt bẩy để xua đuổi và săn bắt chuột. Bảo vệ và cấm săn bắt các động vật là thiên địch của chuột như trăn, rắn, chim cú mèo,…

Đối với biện pháp sử dụng các loại bả sinh học, thuốc diệt chuột: Cần đảm bảo nguyên tắc sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021; đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường, như: Gimlet 0.2GB; Hicate 0.08AB; Antimice 0.006GB; Vifarat 0.005% AB.

Nên đặt bả vào chiều tối, tránh ánh sáng trực tiếp và tiến hành đồng loạt trên diện rộng mới đạt hiệu quả cao. Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng để diệt chuột. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm, hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn. Lưu ý, trước khi đánh bả độc cần thông báo rộng rãi cho dân xung quanh vùng biết, cần phải nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mồi, thu nhặt chuột chết.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC