Truy cập

Hôm nay:
3845
Hôm qua:
4265
Tuần này:
30582
Tháng này:
160601
Tất cả:
11745056

UBND thị xã tăng cường công tác chỉ đạo ứng phó với mưa lớn

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 70 -150mm, có nơi trên 250mm. Từ ngày 25/5 đến 30/5 có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Từ chiều tối và đêm 23/5 đến đêm 24/5, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 40- 100mm, có nơi trên 150mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 100mm trong 3 giờ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp

Để ứng phó với thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại ảnh hưởng của mưa lớn. Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn đã ban hành công văn số 1926/UBND- NNMT ngày 23/5/2025 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn .

Theo đó, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu UBND các phường, xã; Phối hợp với Chi nhánh thủy lợi Bỉm Sơn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khẩn trương tiêu thoát nước vùng bị ngập úng; căn cứ tình hình thực tế tổ chức huy động máy móc, phương tiện bơm tiêu úng cục bộ ở những khu vực bị chia cắt. Đối với cây lúa, thông báo cho nhân dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, với phương châm xanh nhà hơn già đồng khẩn trương thu hoạch lúa đã chín từ 85% trở lên. Đối với cây ngô và rau màu tiêu kiệt nước mặt ruộng, tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học...; khi đất khô ráo thực hiện xới xáo, vun gốc và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK...; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, dưa chuột,... Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: Thu hoạch nhanh, gọn diện tích cây ăn quả đã đến kỳ thu hoạch. Thực hiện cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh, chằng, chống đảm bảo vững chắc, thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng mưa bão lớn, lũ, ngập úng. Sau mưa lớn, ngập úng cần khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước; xới xáo, phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây. Đồng thời, chủ động nguồn giống, vật tư để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại. Tiếp tục thực hiện nội dung văn bản số 1747/UBND-NNMT ngày 08/5/2025 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống tiêu năm 2025, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu khối lượng trước ngày 30/5/2025. Tổng hợp, báo cáo kết quả diện tích cây trồng bị thiệt hại (nếu có) theo đúng quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Báo cáo tình hình thiệt hại và công tác triển khai khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra về UBND thị xã để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Chi nhánh thuỷ lợi Bỉm Sơn Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, huy động vận hành tất cả các trạm bơm tiêu úng để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi; thực hiện tiêu úng cục bộ ở những vùng ngập lụt bị chia cắt. Phối hợp với UBND phường, xã, các đơn vị có liên quan tổ chức thanh thải các đê quây, bờ quây, vật cản trên các công trình thủy lợi, đảm bảo lưu thông dòng chảy.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Phối hợp với UBND các phường, xã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là các vùng bị ngập úng, hướng dẫn các đơn vị và người dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, khôi phục sản xuất.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu thi công các công trình giao thông, thủy lợi, công trình liên quan đến đê điều tập trung nguồn lực khẩn trương thi công các hạng mục yêu cầu chống lũ, đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để kịp thời đưa vào phục vụ công tác phòng chống lụt bão năm 2025; tổ chức thanh thải bờ quây, đường dẫn thi công các công trình đang thi công dở dang phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo tiêu thoát lũ kịp thời, không làm cản trở dòng chảy, gây ngập úng hoa màu, tài sản của người dân.

Phạm Liên

UBND thị xã tăng cường công tác chỉ đạo ứng phó với mưa lớn

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 70 -150mm, có nơi trên 250mm. Từ ngày 25/5 đến 30/5 có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Từ chiều tối và đêm 23/5 đến đêm 24/5, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 40- 100mm, có nơi trên 150mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 100mm trong 3 giờ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp

Để ứng phó với thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại ảnh hưởng của mưa lớn. Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn đã ban hành công văn số 1926/UBND- NNMT ngày 23/5/2025 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn .

Theo đó, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu UBND các phường, xã; Phối hợp với Chi nhánh thủy lợi Bỉm Sơn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khẩn trương tiêu thoát nước vùng bị ngập úng; căn cứ tình hình thực tế tổ chức huy động máy móc, phương tiện bơm tiêu úng cục bộ ở những khu vực bị chia cắt. Đối với cây lúa, thông báo cho nhân dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, với phương châm xanh nhà hơn già đồng khẩn trương thu hoạch lúa đã chín từ 85% trở lên. Đối với cây ngô và rau màu tiêu kiệt nước mặt ruộng, tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học...; khi đất khô ráo thực hiện xới xáo, vun gốc và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK...; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, dưa chuột,... Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: Thu hoạch nhanh, gọn diện tích cây ăn quả đã đến kỳ thu hoạch. Thực hiện cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh, chằng, chống đảm bảo vững chắc, thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng mưa bão lớn, lũ, ngập úng. Sau mưa lớn, ngập úng cần khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước; xới xáo, phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây. Đồng thời, chủ động nguồn giống, vật tư để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại. Tiếp tục thực hiện nội dung văn bản số 1747/UBND-NNMT ngày 08/5/2025 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống tiêu năm 2025, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu khối lượng trước ngày 30/5/2025. Tổng hợp, báo cáo kết quả diện tích cây trồng bị thiệt hại (nếu có) theo đúng quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Báo cáo tình hình thiệt hại và công tác triển khai khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra về UBND thị xã để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Chi nhánh thuỷ lợi Bỉm Sơn Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, huy động vận hành tất cả các trạm bơm tiêu úng để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi; thực hiện tiêu úng cục bộ ở những vùng ngập lụt bị chia cắt. Phối hợp với UBND phường, xã, các đơn vị có liên quan tổ chức thanh thải các đê quây, bờ quây, vật cản trên các công trình thủy lợi, đảm bảo lưu thông dòng chảy.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Phối hợp với UBND các phường, xã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là các vùng bị ngập úng, hướng dẫn các đơn vị và người dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, khôi phục sản xuất.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu thi công các công trình giao thông, thủy lợi, công trình liên quan đến đê điều tập trung nguồn lực khẩn trương thi công các hạng mục yêu cầu chống lũ, đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để kịp thời đưa vào phục vụ công tác phòng chống lụt bão năm 2025; tổ chức thanh thải bờ quây, đường dẫn thi công các công trình đang thi công dở dang phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo tiêu thoát lũ kịp thời, không làm cản trở dòng chảy, gây ngập úng hoa màu, tài sản của người dân.

Phạm Liên

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC