Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
Tám kinh nghiệm rút ra từ 4 năm thực hiện CĐS
Sáng ngày 2/5/2024, phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước (QLNN) của Bộ TT&TT tháng 4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh lại phát biểu của Bộ trưởng tại phiên họp thứ 8 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) mới đây.
Theo Bộ trưởng, 4 năm qua đã cho chúng ta một số kinh nghiệm quý để định ra các cách làm hiệu quả. Cách làm này có thể ứng dụng vào các lĩnh vực QLNN của Bộ.
Thứ nhất,vẫn là vấn đề "tiền đâu" và làm sao "tiêu được tiền". Trong tháng 5 này, Bộ Tài chính sẽ phải hoàn thành Nghị định về nguồn tiền từ ngân sách thường xuyên và Bộ TT&TT phải hoàn thành Nghị định về cách tiêu tiền sao cho vừa khả thi, vừa không xảy ra tai nạn.
Thứ hai,làm thí điểm cho đến nơi, cho đến thành công rồi “copy” ra cả nước. CĐS thì phải làm 100% mới hiệu quả, nhưng không thể đủ nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, để làm thí điểm cả nước, bởi vậy, tập trung vào làm thí điểm 1 - 2 tỉnh, 1 - 2 bộ ngành, làm cho đến tận cùng, làm cho đến thành công, làm cho thuận tiện và dễ dùng, làm cho hiệu quả, làm trên nền tảng số, rồi từ đó làm nhanh ra cả nước.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ tổng kết mô hình thành công về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình tại 1 tỉnh, mô hình thành công về trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại 1 tỉnh, mô hình thành công về CĐS cấp bộ ngành tại 1 bộ ngành. Để từ cuối quý 2 sẽ phổ biến nhân rộng.
Thứ ba,theo Bộ trưởng, thời CNTT thì tất cả các bộ ngành và các địa phương đều làm phân tán, hầu như không có các hệ thống, nền tảng dùng chung toàn quốc. Vậy nên các nơi cứ tự làm từ A đến Z. Nhưng thời CĐS thì xuất hiện các nền tảng dùng chung toàn quốc, các nền tảng Trung ương. Bởi vậy, Bộ trưởng yêu cầu: “Phải làm rõ, cái gì làTrung ương, cái gì là địa phương. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ cái gì là Trung ương, cái gì là địa phương. Để cho địa phương yên tâm biết cái này là mình phải làm và được làm”.
Thứ tư,cái gì mới, lại trừu tượng, lại công nghệ, lại chưa làm bao giờ (tức là đang còn lơ mơ) thì ban đầu rất cần hướng dẫn chi tiết, giống như cầm tay chỉ việc, nhất là những cái cơ bản. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ những cái cơ bản nhất của CĐS cấp tỉnh, cấp bộ/ngành là gì và có hướng dẫn chi tiết: Cái gì, làm như thế nào, ai làm và bao giờ xong, cả về CĐS, cả về kinh tế số và dữ liệu số.
“Nếu chúng ta không khởi động CĐS bằng cách như thế này thì CĐS sẽ chỉ“lỗ chỗ”một vài nơi. Và một khi đã khởi động được những cái cơ bản nhất trên phạm vi toàn quốc thì các bộ ngành, địa phương sẽ tự tin tự làm những cái tiếp theo”.
Thứ năm,AI đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Chúng ta phải đưa được một số ứng dụng AI mẫu vào các cơ quan nhà nước ngay trong năm nay.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để áp dụng rộng rãi."Ứng dụng AI thì cần lưu ý, AI càng hẹp thì càng dễ huấn luyện, càng thông minh, càng hiệu quả. AI của mình thì mình phải huấn luyện, phải đưa dữ liệu của mình vào. AI mà người khác huấn luyện, dựa trên dữ liệu của người khác thì giống như người giúp việc không rõ lai lịch. Các nền tảng AI của Việt Nam phải tạo ra công cụ cho người dùng nhập dữ liệu của mình và huấn luyện".
Thứ sáu,CĐS thì cần hạ tầng CĐS. Hạ tầng viễn thông là tầng đáy. Trên hạ tầng viễn thông là hạ tầng Internet. Trên hạ tầng Internet là hạ tầng số. Trên hạ tầng số là hạ tầng CĐS (còn gọi là các stack). Trên hạ tầng CĐS là các ứng dụng CĐS. Ứng dụng thì trăm hoa đua nở. Nhưng hạ tầng CĐS số thì nhà nước phải đầu tư xây dựng.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ các stack của hạ tầng CĐS là gì, ai đầu tư và bao giờ xong. Trước đây, chúng ta cứ nghĩ rằng hạ tầng số là đủ để CĐS. Nhưng thực ra là chưa đủ và vì vậy mà tốc độ CĐS trên phạm vi toàn quốc của chúng ta chưa nhanh như mong muốn.
Thứ bảylà về giám sát quản lý online. CĐS sẽ diễn ra rất sâu rộng. Nếu không giám sát được thì sẽ không quản lý được. Nhưng chỉ có thể giám sát được bằng công nghệ, nếu chỉ dùng người sẽ không khả thi với một số lượng dữ liệu khổng lồ. Việc kết nối online phục vụ quản lý của Bộ TT&TT vào các hệ thống CĐS cấp tỉnh, cấp bộ ngành là để phục vụ quản lý online, đo lường online.
Theo Bộ trưởng, báo cáo giấy thì định kỳ, không thường xuyên và chưa chắc đã là số liệu thực. Vừa qua, Bộ TT&TT kết nối online vào cổng DVCTT của các bộ ngành và địa phương thì mới thấy số liệu từ báo cáo giấy và số liệu trực tiếp từ hệ thống chênh nhau rất xa. Quản lý online chính là quản trị số, là một trong 4 trụ cột của kinh tế số (KTS) mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến.
Thứ tám,từ quý 2/2024, Bộ TT&TT sẽ bắt đầu đưa ra các công thức thành công về CĐS cho các lĩnh vực, các cấp, để có thể truyền thông, nhân rộng. Những công thức thành công ngắn ngọn, đúng bản chất, dễ hiểu, dễ làm theo, sẽ thực sự là một loại sức mạnh mang tính toàn dân và toàn diện.
Đẩy nhanh thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị thuộc Bộ TT&TT
Trước đó, tại hội nghị, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) thuộc Bộ TT&TT và Công ty cổ phần MISA báo cáo về thử nghiệm “Trợ lý ảo nghiệp vụ TTĐN”. Để nắm bắt được trợ lý ảo (chatbot) AI có thể hỗ trợ nghiệp vụ QLNN về lĩnh vực TTĐN như thế nào, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với trợ lý ảo TTĐN.
Qua phần demo, phần đặt câu hỏi và trả lời của trợ lý ảo nghiệp vụ TTĐN với nhiều thông tin được trả lời phù hợp, có trích dẫn và tiếp tục cần được hoàn thiện để phổ cập, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự nỗ lực của Cục TTĐN và Công ty CP MISA đã thực hiện trong khoảng 1 năm qua.
Theo Bộ trưởng, cách làm của MISA là sáng tạo khi MISA đã tạo ra công cụ (tool), hạ tầng (utility) để mỗi cán bộ, viên chức, mỗi người có thể tạo ra trợ lý ảo của riêng mình."Nếu không làm cách này thì khó có cửa phát triển trợ lý ảo AI phục vụ công việc".
Bộ trưởng cho biết trước đây, chúng ta chỉ nghĩ cả Việt Nam có 1 trợ lý ảo AI, sau đó lại nghĩ đến mỗi bộ, ngành một trợ lý, 18 bộ ngành là 18 trợ lý ảo. Tiếp nữa lại tính đến việc phải mỗi Cục/Vụ thuộc Bộ, phòng trong Cục hay các Sở TT&TT đều có 1 trợ lý ảo nhưng đều thấy rằng không thể đủ nguồn lực để làm. Việc này đã buộc MISA phải nghĩ đến công cụ để mỗi cán bộ, mỗi người đều có thể tạo trợ lý ảo AI cho riêng mình.
Theo nhận định của Bộ trưởng, từ khi xuất hiện AI thì mới thấy giá trị to lớn của dữ liệu nên các đơn vị thuộc Bộ xây dựng trợ lý ảo AI phải chú ý gốc của trợ lý ảo là dữ liệu chứ không phải công nghệ AI. Dữ liệu nhiều thì có trợ lý ảo tốt. Trợ lý ảo của đơn vị là phải dữ liệu của đơn vị mà việc đầu tiên là phải xây dựng hệ tri thức của đơn vị.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Phát triển trợ lý ảo AI nếu“đầu vào dữ liệu là rác thì đầu ra là rác”.
Theo đó, Bộ trưởng lưu ý thêm các đơn vị về chất lượng dữ liệu. Dữ liệu đầu vào bao gồm cả những dữ liệu của các cán bộ trong đơn vị đẩy vào trợ lý ảo, cho nên các đơn vị nên coi dữ liệu là gốc để tạo trợ lý ảo tốt. Tiếp đó, để sinh ra trợ lý ảo tốt còn lưu ý là trợ lý ảo phải được đào tạo thường xuyên, có dữ liệu do cán bộ nhập, có dữ liệu do nhân viên đặt câu hỏi.
Bộ trưởng lưu ý:“AI càng hẹp càng tốt. AI xuất sắc nhất là AI cho từng người. Sắp tới cần phát triển các nền tảng AI để mỗi cá nhân tự xây dựng cho trợ lý ảo riêng cho mình”.
Bộ trưởng đánh giá hướng phát triển trợ lý ảo AI của MISA là hướng đi đúng, hướng đi từ chất lượng dữ liệu, hoàn thiện trong quá trình vừa dùng vừa xây dựng, có tool để mỗi người nhập dữ liệu, gán nhãn…
Bộ trưởng giao Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chủ trì việc thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị QLNN thuộc Bộ TT&TT.
Từ việc thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị QLNN thuộc Bộ, Bộ trưởng cũng lưu ý cách QLNN hay còn gọi là quản trị quốc gia (governance) phải ý thức việc tạo công cụ, còn phần phía dưới là người dùng làm. Rồi theo đó phải nghĩ đến đào tạo nhân lực để thực hiện việc này.
Theo phân tích của Bộ trưởng, trước đây, chúng ta thường nói về quản trị nhà nước tốt (good governance) là chỉ nghĩ đến quy định (regulation) và tập trung nhiều cho việc này nhưng để thực hiện quản trị nhà nước tốt cần thêm hạ tầng (infrastructure) và trên hạ tầng thì cần phải có các công cụ (tool), hạ tầng (utility). Ví dụ nói CĐS phải có các utility, stack.
“Khi làm QLNN phải ý thức về công cụ và hạ tầng. Tiếp theo là phải chú ý đến nhân lực thực hiện công việc”,Bộ trưởng nhấn mạnh.PV
Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
Tám kinh nghiệm rút ra từ 4 năm thực hiện CĐS
Sáng ngày 2/5/2024, phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước (QLNN) của Bộ TT&TT tháng 4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh lại phát biểu của Bộ trưởng tại phiên họp thứ 8 của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) mới đây.
Theo Bộ trưởng, 4 năm qua đã cho chúng ta một số kinh nghiệm quý để định ra các cách làm hiệu quả. Cách làm này có thể ứng dụng vào các lĩnh vực QLNN của Bộ.
Thứ nhất,vẫn là vấn đề "tiền đâu" và làm sao "tiêu được tiền". Trong tháng 5 này, Bộ Tài chính sẽ phải hoàn thành Nghị định về nguồn tiền từ ngân sách thường xuyên và Bộ TT&TT phải hoàn thành Nghị định về cách tiêu tiền sao cho vừa khả thi, vừa không xảy ra tai nạn.
Thứ hai,làm thí điểm cho đến nơi, cho đến thành công rồi “copy” ra cả nước. CĐS thì phải làm 100% mới hiệu quả, nhưng không thể đủ nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, để làm thí điểm cả nước, bởi vậy, tập trung vào làm thí điểm 1 - 2 tỉnh, 1 - 2 bộ ngành, làm cho đến tận cùng, làm cho đến thành công, làm cho thuận tiện và dễ dùng, làm cho hiệu quả, làm trên nền tảng số, rồi từ đó làm nhanh ra cả nước.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ tổng kết mô hình thành công về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình tại 1 tỉnh, mô hình thành công về trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại 1 tỉnh, mô hình thành công về CĐS cấp bộ ngành tại 1 bộ ngành. Để từ cuối quý 2 sẽ phổ biến nhân rộng.
Thứ ba,theo Bộ trưởng, thời CNTT thì tất cả các bộ ngành và các địa phương đều làm phân tán, hầu như không có các hệ thống, nền tảng dùng chung toàn quốc. Vậy nên các nơi cứ tự làm từ A đến Z. Nhưng thời CĐS thì xuất hiện các nền tảng dùng chung toàn quốc, các nền tảng Trung ương. Bởi vậy, Bộ trưởng yêu cầu: “Phải làm rõ, cái gì làTrung ương, cái gì là địa phương. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ cái gì là Trung ương, cái gì là địa phương. Để cho địa phương yên tâm biết cái này là mình phải làm và được làm”.
Thứ tư,cái gì mới, lại trừu tượng, lại công nghệ, lại chưa làm bao giờ (tức là đang còn lơ mơ) thì ban đầu rất cần hướng dẫn chi tiết, giống như cầm tay chỉ việc, nhất là những cái cơ bản. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ những cái cơ bản nhất của CĐS cấp tỉnh, cấp bộ/ngành là gì và có hướng dẫn chi tiết: Cái gì, làm như thế nào, ai làm và bao giờ xong, cả về CĐS, cả về kinh tế số và dữ liệu số.
“Nếu chúng ta không khởi động CĐS bằng cách như thế này thì CĐS sẽ chỉ“lỗ chỗ”một vài nơi. Và một khi đã khởi động được những cái cơ bản nhất trên phạm vi toàn quốc thì các bộ ngành, địa phương sẽ tự tin tự làm những cái tiếp theo”.
Thứ năm,AI đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Chúng ta phải đưa được một số ứng dụng AI mẫu vào các cơ quan nhà nước ngay trong năm nay.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để áp dụng rộng rãi."Ứng dụng AI thì cần lưu ý, AI càng hẹp thì càng dễ huấn luyện, càng thông minh, càng hiệu quả. AI của mình thì mình phải huấn luyện, phải đưa dữ liệu của mình vào. AI mà người khác huấn luyện, dựa trên dữ liệu của người khác thì giống như người giúp việc không rõ lai lịch. Các nền tảng AI của Việt Nam phải tạo ra công cụ cho người dùng nhập dữ liệu của mình và huấn luyện".
Thứ sáu,CĐS thì cần hạ tầng CĐS. Hạ tầng viễn thông là tầng đáy. Trên hạ tầng viễn thông là hạ tầng Internet. Trên hạ tầng Internet là hạ tầng số. Trên hạ tầng số là hạ tầng CĐS (còn gọi là các stack). Trên hạ tầng CĐS là các ứng dụng CĐS. Ứng dụng thì trăm hoa đua nở. Nhưng hạ tầng CĐS số thì nhà nước phải đầu tư xây dựng.
Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ phải làm rõ các stack của hạ tầng CĐS là gì, ai đầu tư và bao giờ xong. Trước đây, chúng ta cứ nghĩ rằng hạ tầng số là đủ để CĐS. Nhưng thực ra là chưa đủ và vì vậy mà tốc độ CĐS trên phạm vi toàn quốc của chúng ta chưa nhanh như mong muốn.
Thứ bảylà về giám sát quản lý online. CĐS sẽ diễn ra rất sâu rộng. Nếu không giám sát được thì sẽ không quản lý được. Nhưng chỉ có thể giám sát được bằng công nghệ, nếu chỉ dùng người sẽ không khả thi với một số lượng dữ liệu khổng lồ. Việc kết nối online phục vụ quản lý của Bộ TT&TT vào các hệ thống CĐS cấp tỉnh, cấp bộ ngành là để phục vụ quản lý online, đo lường online.
Theo Bộ trưởng, báo cáo giấy thì định kỳ, không thường xuyên và chưa chắc đã là số liệu thực. Vừa qua, Bộ TT&TT kết nối online vào cổng DVCTT của các bộ ngành và địa phương thì mới thấy số liệu từ báo cáo giấy và số liệu trực tiếp từ hệ thống chênh nhau rất xa. Quản lý online chính là quản trị số, là một trong 4 trụ cột của kinh tế số (KTS) mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến.
Thứ tám,từ quý 2/2024, Bộ TT&TT sẽ bắt đầu đưa ra các công thức thành công về CĐS cho các lĩnh vực, các cấp, để có thể truyền thông, nhân rộng. Những công thức thành công ngắn ngọn, đúng bản chất, dễ hiểu, dễ làm theo, sẽ thực sự là một loại sức mạnh mang tính toàn dân và toàn diện.
Đẩy nhanh thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị thuộc Bộ TT&TT
Trước đó, tại hội nghị, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) thuộc Bộ TT&TT và Công ty cổ phần MISA báo cáo về thử nghiệm “Trợ lý ảo nghiệp vụ TTĐN”. Để nắm bắt được trợ lý ảo (chatbot) AI có thể hỗ trợ nghiệp vụ QLNN về lĩnh vực TTĐN như thế nào, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với trợ lý ảo TTĐN.
Qua phần demo, phần đặt câu hỏi và trả lời của trợ lý ảo nghiệp vụ TTĐN với nhiều thông tin được trả lời phù hợp, có trích dẫn và tiếp tục cần được hoàn thiện để phổ cập, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự nỗ lực của Cục TTĐN và Công ty CP MISA đã thực hiện trong khoảng 1 năm qua.
Theo Bộ trưởng, cách làm của MISA là sáng tạo khi MISA đã tạo ra công cụ (tool), hạ tầng (utility) để mỗi cán bộ, viên chức, mỗi người có thể tạo ra trợ lý ảo của riêng mình."Nếu không làm cách này thì khó có cửa phát triển trợ lý ảo AI phục vụ công việc".
Bộ trưởng cho biết trước đây, chúng ta chỉ nghĩ cả Việt Nam có 1 trợ lý ảo AI, sau đó lại nghĩ đến mỗi bộ, ngành một trợ lý, 18 bộ ngành là 18 trợ lý ảo. Tiếp nữa lại tính đến việc phải mỗi Cục/Vụ thuộc Bộ, phòng trong Cục hay các Sở TT&TT đều có 1 trợ lý ảo nhưng đều thấy rằng không thể đủ nguồn lực để làm. Việc này đã buộc MISA phải nghĩ đến công cụ để mỗi cán bộ, mỗi người đều có thể tạo trợ lý ảo AI cho riêng mình.
Theo nhận định của Bộ trưởng, từ khi xuất hiện AI thì mới thấy giá trị to lớn của dữ liệu nên các đơn vị thuộc Bộ xây dựng trợ lý ảo AI phải chú ý gốc của trợ lý ảo là dữ liệu chứ không phải công nghệ AI. Dữ liệu nhiều thì có trợ lý ảo tốt. Trợ lý ảo của đơn vị là phải dữ liệu của đơn vị mà việc đầu tiên là phải xây dựng hệ tri thức của đơn vị.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Phát triển trợ lý ảo AI nếu“đầu vào dữ liệu là rác thì đầu ra là rác”.
Theo đó, Bộ trưởng lưu ý thêm các đơn vị về chất lượng dữ liệu. Dữ liệu đầu vào bao gồm cả những dữ liệu của các cán bộ trong đơn vị đẩy vào trợ lý ảo, cho nên các đơn vị nên coi dữ liệu là gốc để tạo trợ lý ảo tốt. Tiếp đó, để sinh ra trợ lý ảo tốt còn lưu ý là trợ lý ảo phải được đào tạo thường xuyên, có dữ liệu do cán bộ nhập, có dữ liệu do nhân viên đặt câu hỏi.
Bộ trưởng lưu ý:“AI càng hẹp càng tốt. AI xuất sắc nhất là AI cho từng người. Sắp tới cần phát triển các nền tảng AI để mỗi cá nhân tự xây dựng cho trợ lý ảo riêng cho mình”.
Bộ trưởng đánh giá hướng phát triển trợ lý ảo AI của MISA là hướng đi đúng, hướng đi từ chất lượng dữ liệu, hoàn thiện trong quá trình vừa dùng vừa xây dựng, có tool để mỗi người nhập dữ liệu, gán nhãn…
Bộ trưởng giao Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chủ trì việc thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị QLNN thuộc Bộ TT&TT.
Từ việc thúc đẩy ứng dụng trợ lý ảo AI tại các đơn vị QLNN thuộc Bộ, Bộ trưởng cũng lưu ý cách QLNN hay còn gọi là quản trị quốc gia (governance) phải ý thức việc tạo công cụ, còn phần phía dưới là người dùng làm. Rồi theo đó phải nghĩ đến đào tạo nhân lực để thực hiện việc này.
Theo phân tích của Bộ trưởng, trước đây, chúng ta thường nói về quản trị nhà nước tốt (good governance) là chỉ nghĩ đến quy định (regulation) và tập trung nhiều cho việc này nhưng để thực hiện quản trị nhà nước tốt cần thêm hạ tầng (infrastructure) và trên hạ tầng thì cần phải có các công cụ (tool), hạ tầng (utility). Ví dụ nói CĐS phải có các utility, stack.
“Khi làm QLNN phải ý thức về công cụ và hạ tầng. Tiếp theo là phải chú ý đến nhân lực thực hiện công việc”,Bộ trưởng nhấn mạnh.PV