Truy cập

Hôm nay:
1998
Hôm qua:
4862
Tuần này:
11251
Tháng này:
11251
Tất cả:
8293705

Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và cải cách hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực tiễn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình vừa qua cho thấy, cơ sở dữ liệu là thông tin cung cấp bằng chứng thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước. Xác định việc tổ chức thu thập, thống kê chính xác các số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác tham mưu, hoạch định các chính sách, giải pháp đối với lĩnh vực gia đình.
Thu thập thông tin chính xác sẽ giúp cho việc xử lý thông tin hiệu quả vừa bao quát, vừa có trọng tâm, trọng điểm, đúng, trúng, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngược lại nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả, dẫn đến việc xử lý công việc thiếu tính thuyết phục và không đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên hiện nay việc thu thập thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình chưa được khách quan, chính xác, kịp thời và còn thiếu nguồn lực để thực hiện. Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa được xây dựng đồng bộ, đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa có sự kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.
Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết để quy định việc xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi số và cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Dự thảo Nghị định nêu rõ, Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin về nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng thống nhất trên toàn quốc; được chuẩn hóa, số hóa, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, xây dựng chính sách phòng, chống bạo lực gia đình và nhu cầu tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng, cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải phù hợp với khung kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các quy định về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan; đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Khi khai thác thông tin về cá nhân người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, bị bạo lực gia đình, tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định được Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình kết nối sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch thông qua số định danh cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch sẽ cấp quyền kết nối với dữ liệu về cá nhân thông qua kết nối số định danh cá nhân và trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
Khi khai thác thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí y tế liên quan đến cá nhân người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, bị bạo lực gia đình, tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình được Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình kết nối sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm thông qua kết nối số định danh cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ cấp quyền kết nối dữ liệu về cá nhân thông qua kết nối số định danh cá nhân và trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm và cơ quan quản lý dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình chuẩn hóa, số hóa dữ liệu bảo đảm việc kết nối được thông suốt.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ýtại đây.
Phùng Thu (Tổng hợp)

Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và cải cách hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực tiễn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình vừa qua cho thấy, cơ sở dữ liệu là thông tin cung cấp bằng chứng thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước. Xác định việc tổ chức thu thập, thống kê chính xác các số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác tham mưu, hoạch định các chính sách, giải pháp đối với lĩnh vực gia đình.
Thu thập thông tin chính xác sẽ giúp cho việc xử lý thông tin hiệu quả vừa bao quát, vừa có trọng tâm, trọng điểm, đúng, trúng, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngược lại nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả, dẫn đến việc xử lý công việc thiếu tính thuyết phục và không đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên hiện nay việc thu thập thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình chưa được khách quan, chính xác, kịp thời và còn thiếu nguồn lực để thực hiện. Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa được xây dựng đồng bộ, đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa có sự kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.
Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết để quy định việc xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi số và cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Dự thảo Nghị định nêu rõ, Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin về nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng thống nhất trên toàn quốc; được chuẩn hóa, số hóa, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, xây dựng chính sách phòng, chống bạo lực gia đình và nhu cầu tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng, cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải phù hợp với khung kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các quy định về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan; đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Khi khai thác thông tin về cá nhân người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, bị bạo lực gia đình, tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định được Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình kết nối sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch thông qua số định danh cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch sẽ cấp quyền kết nối với dữ liệu về cá nhân thông qua kết nối số định danh cá nhân và trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
Khi khai thác thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí y tế liên quan đến cá nhân người Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình, bị bạo lực gia đình, tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình được Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình kết nối sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm thông qua kết nối số định danh cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ cấp quyền kết nối dữ liệu về cá nhân thông qua kết nối số định danh cá nhân và trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm và cơ quan quản lý dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình chuẩn hóa, số hóa dữ liệu bảo đảm việc kết nối được thông suốt.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ýtại đây.
Phùng Thu (Tổng hợp)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC