Truy cập

Hôm nay:
7723
Hôm qua:
7261
Tuần này:
35893
Tháng này:
112093
Tất cả:
6358841

Sức hút đầu tư vào Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Với ưu thế hạ tầng được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, những năm gần đây, Khu công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS) đã được nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, tìm hiểu và lựa chọn vùng đất này làm điểm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Sức lan tỏa từ những dự án đầu tư đã đi vào vận hành cùng với vị trí địa lý thuận lợi đang là những “điểm cộng” để KCN này tiến tới lấp đầy diện tích và mở rộng theo tiềm năng.

SAB.jpg
Khởi công Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam tại KCNBS.

Sau 18 tháng thi công, tháng 11-2022, Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện với môi trường tại Khu A, KCNBS. Với tổng vốn đầu tư gần 580 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD, được xây dựng trên diện tích hơn 6 ha, nhà máy này đi vào vận hành đã tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động. 100% sản phẩm của nhà máy sản xuất, bao gồm khung tranh, khung ảnh và khung gương trang trí thân thiện với môi trường sẽ được xuất khẩu, với giá trị dự kiến 35 triệu USD/năm. Đây là 1 trong 3 tổ hợp dự án của Tập đoàn Shandong INTCO Singapore được triển khai tại KCN này, ghi nhận sự hấp dẫn từ môi trường kinh doanh đến nguồn lao động, quy trình thực hiện thủ tục đầu tư.

Cũng trong năm 2022, sau thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư, đã có tới 5 dự án được khởi công tại KCNBS. Điển hình như tháng 7-2022, Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam. Dự án có diện tích 66,4 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD, diện tích sàn xây dựng khoảng 120.000 m2 để sản xuất phụ kiện quần áo, thực hiện xuất khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm phụ kiện ngành may mặc. Ông Wang Woo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam, chia sẻ: Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và thông minh hàng đầu trong ngành, nhằm đạt được sự phát triển xanh và chất lượng cao. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng vào cuối năm 2023 và đi vào vận hành thương mại tháng 1-2024. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động. Sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

Thông tin từ Văn phòng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tại Bỉm Sơn, cho biết: Đến nay, KCNBS đã thu hút được 57 dự án đầu tư, đạt tỷ lệ lấp đầy hơn 60%. Trong đó, có 33 dự án đã đi vào hoạt động, với giá trị sản xuất đạt khoảng 2.300 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động.

Được biết, ngoài các dự án may mặc, giày da, tại KCNNS cũng đã có nhiều dự án trên các lĩnh vực sản xuất linh kiện máy móc, cơ khí đã hoạt động hiệu quả. Điển hình như Nhà máy Sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp bộ dây điện (Wire harness) dùng cho các loại xe ô tô. Được thành lập từ năm 2019, đến nay công ty đã thu hút hơn 300 lao động, với thu nhập bình quân từ 6-9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, nhà máy sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, ghế, khung ghế, bộ phận ghế xe của Công ty Seil M Tech (Hàn Quốc) cũng tạo việc làm cho hơn 200 lao động, với thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Trong tháng 6-2022, tại KCNBS cũng đã khởi công nhà máy sản xuất lốp do Công ty TNHH lốp COFO Việt Nam đầu tư. Được xây dựng trên diện tích 24,3 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 63,7 triệu USD, công suất trên 960 nghìn sản phẩm/năm, nhà máy này sẽ đưa ra dòng sản phẩm lốp ô tô Radial dùng cho xe ô tô tải, xe ô tô chở khách và xe ô tô con các loại, với nguyên liệu từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trong nước hoặc nhập khẩu.

Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, cho biết: Trong quy hoạch mở rộng, KCNBS đã được điều chỉnh lên 1.000 ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất trọng điểm được ưu tiên phát triển tại KCN này vẫn là sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, kết cấu thép, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, may mặc, giày da, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu... Với vai trò là đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCNBS sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, với mục tiêu lấp đầy 100% diện tích quy hoạch. Chính quyền thị xã Bỉm Sơn cũng đang nỗ lực phối hợp trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, đồng thời kiến tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Tùng Lâm

Sức hút đầu tư vào Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Với ưu thế hạ tầng được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, những năm gần đây, Khu công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS) đã được nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, tìm hiểu và lựa chọn vùng đất này làm điểm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Sức lan tỏa từ những dự án đầu tư đã đi vào vận hành cùng với vị trí địa lý thuận lợi đang là những “điểm cộng” để KCN này tiến tới lấp đầy diện tích và mở rộng theo tiềm năng.

SAB.jpg
Khởi công Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam tại KCNBS.

Sau 18 tháng thi công, tháng 11-2022, Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam đã khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện với môi trường tại Khu A, KCNBS. Với tổng vốn đầu tư gần 580 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD, được xây dựng trên diện tích hơn 6 ha, nhà máy này đi vào vận hành đã tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động. 100% sản phẩm của nhà máy sản xuất, bao gồm khung tranh, khung ảnh và khung gương trang trí thân thiện với môi trường sẽ được xuất khẩu, với giá trị dự kiến 35 triệu USD/năm. Đây là 1 trong 3 tổ hợp dự án của Tập đoàn Shandong INTCO Singapore được triển khai tại KCN này, ghi nhận sự hấp dẫn từ môi trường kinh doanh đến nguồn lao động, quy trình thực hiện thủ tục đầu tư.

Cũng trong năm 2022, sau thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư, đã có tới 5 dự án được khởi công tại KCNBS. Điển hình như tháng 7-2022, Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam. Dự án có diện tích 66,4 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD, diện tích sàn xây dựng khoảng 120.000 m2 để sản xuất phụ kiện quần áo, thực hiện xuất khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm phụ kiện ngành may mặc. Ông Wang Woo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam, chia sẻ: Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và thông minh hàng đầu trong ngành, nhằm đạt được sự phát triển xanh và chất lượng cao. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng vào cuối năm 2023 và đi vào vận hành thương mại tháng 1-2024. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động. Sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

Thông tin từ Văn phòng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tại Bỉm Sơn, cho biết: Đến nay, KCNBS đã thu hút được 57 dự án đầu tư, đạt tỷ lệ lấp đầy hơn 60%. Trong đó, có 33 dự án đã đi vào hoạt động, với giá trị sản xuất đạt khoảng 2.300 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động.

Được biết, ngoài các dự án may mặc, giày da, tại KCNNS cũng đã có nhiều dự án trên các lĩnh vực sản xuất linh kiện máy móc, cơ khí đã hoạt động hiệu quả. Điển hình như Nhà máy Sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech (Hàn Quốc) chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp bộ dây điện (Wire harness) dùng cho các loại xe ô tô. Được thành lập từ năm 2019, đến nay công ty đã thu hút hơn 300 lao động, với thu nhập bình quân từ 6-9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, nhà máy sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, ghế, khung ghế, bộ phận ghế xe của Công ty Seil M Tech (Hàn Quốc) cũng tạo việc làm cho hơn 200 lao động, với thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Trong tháng 6-2022, tại KCNBS cũng đã khởi công nhà máy sản xuất lốp do Công ty TNHH lốp COFO Việt Nam đầu tư. Được xây dựng trên diện tích 24,3 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 63,7 triệu USD, công suất trên 960 nghìn sản phẩm/năm, nhà máy này sẽ đưa ra dòng sản phẩm lốp ô tô Radial dùng cho xe ô tô tải, xe ô tô chở khách và xe ô tô con các loại, với nguyên liệu từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trong nước hoặc nhập khẩu.

Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, cho biết: Trong quy hoạch mở rộng, KCNBS đã được điều chỉnh lên 1.000 ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất trọng điểm được ưu tiên phát triển tại KCN này vẫn là sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, kết cấu thép, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, may mặc, giày da, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu... Với vai trò là đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCNBS sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, với mục tiêu lấp đầy 100% diện tích quy hoạch. Chính quyền thị xã Bỉm Sơn cũng đang nỗ lực phối hợp trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, đồng thời kiến tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Tùng Lâm

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC