Truy cập

Hôm nay:
4048
Hôm qua:
4937
Tuần này:
19272
Tháng này:
110022
Tất cả:
8081842

Bảo vệ quan điểm của đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nhận thức rõ vệc cải cách bộ máy, tinh giản, tinh gọn, vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược. Trước tình hình đó, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. Việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 18 có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị đặc biệt là góp phần nang cao năng lực cầm quyền của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân.
Việc ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” là chủ trương nhất quán của Đảng ta và là một tất yếu khách quan, không thể không làm và càng không thể chần chừ. Đây là vấn đề rất lớn, quan trọng nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng , vai trò quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Nhưng việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả là vô cùng cần thiết, mang tính sống còn và có ý nghĩa chính trị, kinh tế sâu sắc.
Vì vậy, việc thực hiện Nghị quyết 18 có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời là cơ sở để rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các đơn vị, tổ chức, khắc phục nhiều nội dung chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về chính trị, kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa, xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
Thực hiện Nghị quyết 18 còn góp phần khắc phục một số hạn chế về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, hoàn thiện mô hình tổng thể hệ thống chính trị, tạo nền tảng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 18 đến năm 2030.
Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW được Chính phủ và các địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; cảnh giác và chủ động có những giải pháp ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để công kích chống phá, chia rẽ nội bộ; sớm phát hiện những nơi, những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp để kịp thời đấu tranh, phản bác những thông tin, luận điểm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Có thể nói đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một cuộc cách mạng để thanh lọc, chưng cất, gạn đục khơi trong nhằm chắt lọc, loại bỏ những hạt sạn, chất cặn làm cho bộ máy tinh nhất, gọn nhất, chất nhất, trơn tru, hiệu lực, hiệu quả. Việc ban hành cũng như thực hiện Nghị quyết 18 là thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân trong việc quyết liệt đổi mới, cải tổ lại bộ máy trong hệ thống chính trị làm cho nó thật sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng một nền hành chính kiến tạo, liêm chính và minh bạch.
2. Thực trạng hoạt động của bộ máy trong hệ thống chính trị:
Hiện nay, hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, rạch ròi hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chưa đầy đủ, sâu sắc, quyết tâm thực hiện chưa cao, còn máy móc, chưa gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; chưa gắn sắp xếp tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế theo vị trí việc làm và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thu hút nhân tài.
Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, tổ chức vẫn còn trùng lặp, chồng chéo, chưa phù hợp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Một số chủ trương mới như chính sách tiền lương, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị chậm được cụ thể hoá, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyển sang khu vực tư.
Chậm khắc phục sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm; chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm. Chưa kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; cũng như chưa xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu Nghị quyết 18.
Có thể thấy, trong nhiều năm qua mặc dù đã cố gắng nỗ lực trong việc sắp xếp, cải tổ lại bộ máy nhưng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lặp.
Tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hầu như “nằm ngoài” hoặc có nhưng “ít động tĩnh” trong tiến trình cải cách, mà như một đại biểu Quốc hội nhận định: Trong gần 30 năm cải cách tổ chức bộ máy vừa qua, tổ chức bộ máy biên chế của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hình như vẫn được xem là “ngôi đền thiêng” không ai động đến. Và thực tế minh chứng cho thấy, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách của khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ năm 2015, thời điểm bắt đầu tinh giản đã liên tục vượt so với số được giao. Cụ thể 30-4-2015 số người vượt 4.465 người so với được giao, 113/200 số người thực tế vượt 3.495 so với được giao. Đội ngũ cán bộ, người không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố lên đến 1,2 triệu người mà như phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, đang có nguy cơ hình thành một cấp chính quyền thứ năm trong tổ chức bộ máy nhà nước, “cánh tay” càng vươn dài bao nhiêu thì càng quan liêu, xa dân bấy nhiêu.
Năm 2015, chi thường xuyên, mà chủ yếu là chi cho bộ máy của hệ thống chính trị chiếm 62,3% tổng chi ngân sách nhà nước. Áp lực nợ công và các nguồn lực đầu tư phát triển của đất nước đều rơi vào khó khăn. Chi thường xuyên dự toán năm 2017 là 64,9% tổng chi ngân sách. Tuy tăng 2,6% so với năm 2015, nhưng mức chi trên thực tế đã vượt xa dự toán lên tới 73,1%. Việc lạm chi là tình trạng chung, có thời điểm tình trạng lạm chi ở mức cao, nợ công lớn, điều này gây áp lực “cõng nợ” cho chính phủ mà như nhiều nhà bình luận, phân tích đánh giá gánh nặng nợ công để lại cho con cháu mấy đời. Và “những con số” dường như biết nói đã cho thấy thời gian qua, việc cải cách tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế chưa đạt yêu cầu.
Nhìn toàn cảnh trong bức tranh về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế ở khu vực Nhà nước đạt được những kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên, với việc tách ra nhập vào sau nhiều lần, tổ chức bộ máy Nhà nước vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả với nhiều tầng nấc, biên chế ngày càng phình ra và "ngốn" phần lớn chi ngân sách Nhà nước.
Cơ cấu chính phủ hiện có 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc chính phủ cắt giảm được 23 đầu mối so với năm 1986. Tuy nhiên ở tầng nấc dưới các Bộ, cơ quan ngang bộ thì tổ chức bộ máy “phình’’ khủng khiếp. Các bộ thành lập thêm 30 cục, vụ; đơn vị thuộc tổng cục thì tăng “chóng mặt” với 822 đơn vị. Giai đoạn năm 2011- 2016 có 92 cơ quan tổ chức do chính phủ, Thủ tướng thành lập, 123 ban chỉ đạo liên ngành. Một xu hướng đáng lo ngại là hình thành bộ nhỏ trong bộ to. Thêm vào đó là ‘chùm rễ” các bộ, ngành ở địa phương rất lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có đơn vị cũng không rõ sinh ra để làm gì ? Do không xác định rõ vị trí, việc làm, phân cấp giữa trung ương và địa phương nên tạo ra số lượng cán bộ “sáng cắp cặp đi tối cắp về”. Thêm vào đó là việc con cháu các cụ đông nên dẫn đến tình trạng chạy biên chế, chạy chức quyền, điều này làm phát sinh thêm một hệ lụy, nảy sinh ra một vấn đề là cần phải cố tăng biên chế hoặc thành lập thêm một số phòng, ban nhằm tạo chỗ, tạo vị trí, tạo ghế ngồi cho con cháu. Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị nêu cơ bản không tổ chức phòng trong vụ . Hiện nay, tuy số phòng vụ có giảm nhưng một vụ vẫn có 4 phòng, thậm chí có vụ 7 đến 8 phòng. Rồi tình trạng biến báo, lách luật theo kiểu xóa cục, vụ lại đẻ ra tổng cục, xóa phòng trong vụ, trong cục nhưng lại đẻ ra phòng, ban ở Tổng cục. Như vậy, việc thành lập phòng trong vụ gây nên số lượng lãnh đạo nhiều hơn công chức. Nhiều nơi thiếu nghiêm túc trong đề bạt bổ nhiệm cán bộ, hình thành một số chức danh không đúng quy định như cấp hàm, có bộ có đến 9 thứ trưởng. Cấp phó thì tăng nhanh có nhiều phòng nhiều lãnh đạo. Điều này đã được một số đại biểu quốc hội thẳng thắn nêu ra: Cứ Tinh giản chỗ này thì nó lại phình ra chỗ kia khiến cho đề án cải cách tiền lương không thể cải thiện.
Bộ máy thì cồng kềnh, năng lực quản lý điều hành kém hiệu lực, hiệu quả. Trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước hiện nay vẫn rất hạn chế . Hệ lụy tất yếu là quyền lực công bị lạm dụng, bị lũng đoạn, hình thành nên các phe nhóm, bảo kê, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bòn rút của công, “tư nhân hóa” của công và thật đáng buồn hơn nữa là tình trạng “làm xiếc, ảo thuật”,“phù phép” biến của công thành của tư một cách hợp pháp nên mới có những câu chuyện khôi hài kiểu dở khóc dở cười, chuyện thật như bịa kê khai, giải trình khối tài sản lớn của cán bộ có được là nhờ đi buôn chổi đót, hoặc dự án nuôi gà nhép. Tài sản công bị thất thoát, bị chiếm đoạt, từ “túi công” chảy sang “túi tư” bằng nhiều hình thức “biến báo” “lách luật” “hợp thức hóa”. Đơn cử trong thời gian qua với hàng loạt các vụ gây thất thoát hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng chục nghìn tỷ làm rúng động toàn xã hội, gây xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Một bộ phận cán bộ, công chức đã trở thành những “ông vua con” hình thành những nhóm lợi ích chằng chịt, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích quốc gia, quyền lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Điều này đã dóng lên hồi chuông cảnh báo cần phải làm cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà nói như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phải tiến hành một cuộc cách mạng về tổ chức, bộ máy là sứ mệnh mang tính sống còn của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong bối cảnh hiện nay.
Nghị quyết số 18, trên cơ sở đánh giá thực trạng từ đó, nhìn nhận và chỉ rõ những nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trên như: Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện; công tác lãnh chỉ đạo kiện toàn, tinh giảm thiếu kiên quyết đồng bộ, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ; một số văn bản có nội dung chưa phù hợp, công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên; công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn chưa được coi trọng.
image1715356529362.png Xuất phát từ thực trạng trên, Nghị quyết cũng nêu lên những quan điểm mới, đồng thời đề ra các giải pháp chung và cụ thể cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nghị quyết xác định việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vừa là nhiệm vụ những năm trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài trong vài ba nhiệm kỳ đại hội.
Vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị phải bám sát cương lĩnh, hiến pháp, điều lệ và các văn kiện của Đảng; phải thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, gắn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập… bàn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không thể xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc là rường cột của tổ chức. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và quyền làm chủ của nhân dân. Và không thể làm tùy tiện, ngẫu hứng, chủ quan mà phải theo nguyên tắc " Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị" .
Có thể nói, một nền Hành chính Quốc gia hiện đại không thể ôm mãi một bộ máy cồng kềnh và đội ngũ công chức “dồi dào, đông đảo” về số lượng nhưng “hạn hẹp, yếu kém” về chất lượng, hiệu quả. Không một quốc gia phát triển nào mà 40 người dân phải nuôi một công chức (có thể so sánh bằng con số cụ thể như nước Mỹ 1 triệu công chức/300 triệu dân,Việt Nam 4 triệu công chức/90 triệu dân). Càng không thể để tổ chức bộ máy từ vĩ mô đến vi mô mà còn nhiều cơ quan chồng chéo lấn sân nhau. Quản lý một con cá, một trái cây, một cân đường, một hộp sữa mà vài ba bộ ngành cùng xúm tay vào. Và cũng không thể để tình trạng quản lý cái túi ngân sách quốc gia mà ngành này đi vay, bộ kia rót vốn, bộ khác lo trả nợ. Hiện nay, tổ chức nhà nước ta đang theo mô hình ở Trung ương có cơ quan, tổ chức nào, thì địa phương cũng y như vậy. Dẫn đến tình trạng một lĩnh vực cả bốn cấp chính quyền đều có thẩm quyền quản lý, nhưng phạm vi quản lý của từng cấp đến đâu, trách nhiệm như thế nào thì lại không được làm rõ. Và thế là hệ quả của một bộ máy đầy đủ ban bệ nhưng lại phản ứng rất chậm chạp trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, khi có vụ, việc gì xảy ra thì không truy được trách nhiệm. Do đó, xảy đến tình trạng ở dưới thì trông chờ, ỷ lại dựa dẫm vào trên. Ở trên thì không dám quyết, không dám làm, không dám đổi mới vì ngại thay đổi, sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ va chạm. Điều này cũng làm xuất hiện hiện tượng quả bóng cứ được chuyền đi chuyền lại.
Đặc biệt, điểm nhấn của Nghị quyết số18 là quan điểm về “tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo”. Quan điểm này cho thấy, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được nhận thức cả bề rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là tính hệ thống của bộ máy. Bộ máy bao gồm nguồn lực con người, nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, ngành, cấp các công việc, các mối quan hệ… mọi người đều được phân công ai vào việc nấy, việc nào người nào cũng quan trọng. Cơ chế, bộ máy tốt mà con người không tốt, cố tình xuyên tạc nó, thì không cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực, thậm chí còn có thể thành công cụ của cái xấu. Con người không có đức thì tài năng dễ mai một, nguy hiểm hơn nữa là dễ bị dùng vào những việc xấu, điều đó gây nguy hại không lường cho cách mạng. Cán bộ là cái "dây chuyền" của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt toàn bộ máy cũng tê liệt. Có thể ví con người là một hệ thống bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và bộ phận nào cũng đều quan trọng như nhau, nếu một bộ phận bị hỏng hoặc yếu (thận bị suy, gan bị ung thư ) thì cơ thể con người sẽ yếu và nếu nặng sẽ tử vong.
Nhận thức như vậy để thấy rằng, Nghị quyết 18 về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” theo tinh thần Tiếp tục đổi mới, trong đó nhấn mạnh quan điểm "tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" là một cách nhìn mới, thể hiện tư duy biện chứng, khoa học và cách mạng. Hai phạm trù “cơ chế, tính khoa học của bộ máy, cơ bản nhất là nền dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân” và “chất lượng đội ngũ cán bộ” được đặt ngang nhau, tạo thế hỗ trợ, bổ sung làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu lực, hiệu quả.
Nghị quyết cũng đã đưa ra các giải pháp mang tính đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính là phải thực hiện nhất quán nguyên tắc: Giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Và để thực hiện điều đó, Đảng đã đi tiên phong trong việc quyết định giải thể 3 Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ cũng như mạnh dạn tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Ngoại giao. Thời gian qua, một số địa phương đã thí điểm mô hình tinh gọn như bí thư kiêm trưởng thôn ở Nghệ An Đồng Tháp, Quảng Ninh hợp nhất các văn phòng, Trưởng Ban Tuyên giáo cấp huyện kiêm Giám đốc TTCT, Trưởng Ban Dân Vận kiêm Chủ tịch MTTQ, Bí thư hoặc chủ tịch không phải là người địa phương…
Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 18 trong 5 năm qua (2017-2022) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Về học tập, quán triệt, tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện được Cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động, đề án phù hợp với điều kiện, đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình; xác định rõ nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ theo lộ trình và thời gian thực hiện. Về hoàn thiện thể chế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo đảm phù hợp với chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Cụ thể, đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trình Chính phủ ban hành 20 nghị định và 05 nghị quyết về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế, tinh giản biên chế, CBCCVC. Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 30 luật, một số nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 23 nghị định của Chính phủ; 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 09 thông tư của Bộ trưởng. Đến nay có 06 luật đã được Quốc hội thông qua; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 06 nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với 06 địa phương; Chính phủ ban hành 07 nghị định và 05 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Về sắp xếp tổ chức bộ máy. Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành chủ động rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ; xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, không tổ chức phòng trong vụ, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức không đáp ứng các tiêu chí. Kết quả đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 08 cục; giảm 145 vụ/ban; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành. Tính đến hết năm 2022, có 26/30 bộ, ngành đã trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định (trong đó 23 nghị định đã được ban hành). Bộ Nội vụ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện làm cơ sở phân cấp cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy, số lượng cấp phó thuộc sở, phòng theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, đã giảm 07 sở và 06 tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 1.941 tổ chức bên trong sở (trong đó giảm 1.632 phòng và 309 chi cục thuộc sở) và giảm 46 tổ chức bên trong tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 585 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện.Về sắp xếp đơn vị hành chính. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau 03 năm (2019, 2020 và 2021), đã hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra, giảm 08 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 561 đơn vị hành chính cấp xã. Về mô hình chính quyền đô thị. Chính phủ đã ban hành các nghị định (Nghị định số 32/2021/NĐ-CP; Nghị định số 33/2021/NĐ-CP và Nghị định số 34/2021/NĐ-CP) tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 01 năm triển khai tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại 03 thành phố đạt được nhiều kết quả tích cực, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp đi vào hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyết định kịp thời hơn những vấn đề cấp bách tại các thành phố.
3. Đấu tranh phản bác với những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Đây là chủ trương hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc, hoang mang trong dư luận.
Chúng không ngừng rêu rao đây là một chủ trương rất hình thức và vô cùng tốn kém, là nguyên nhân làm cho bộ máy bị xáo trộn, gây bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của CBCNVC và Nhân dân. Chúng liên tục dựng chuyện, thổi phồng với giọng điệu hết sức kích động chúng cho rằng: Chủ trương sắp xếp lại bộ máy tinh gọn chẳng qua là nhằm mục đích thanh trừng phe nhóm, đấu đá nội bộ, hòng loại bỏ những cái gai, trướng ngại hay đơn thuần đây chỉ là một thương vụ “dàn xếp vị trí”, “sắp xếp ghế ngồi” của một bộ phận cán bộ hoặc của một nhóm lợi ích, nó chỉ mang tính lợi ích cục bộ chứ không đem lại sự phát triển vì lợi ích chung của đất nước. Và chúng còn quy kết chụp mũ nghị quyết, chủ trương trên của Đảng là nguyên nhân, làm cho kinh tế trì trệ, kìm hãm sự phát triển đát nước, là mảnh đất thuận lợi màu mỡ cho tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xảy ra ngày càng nhiều, phức tạp và nghiêm trọng trong thời gian qua. Đây là những luận điệu công kích phá hoại rất rõ ràng, bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu từ lâu là phá hoại công cuộc đổi mới, phá hoại chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đơn cử có thể thấy, trên mạng xã hội, ông M.V.T dùng những từ ngữ thiếu văn hóa và cho là việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ để giảm biên chế “gây bao rắc rối, chỉ việc định biên chế cán bộ theo quy mô dân số là xong”! Ông này còn nói dự toán kinh phí cho việc sáp nhập là rất lớn, gây tốn kém mà không hiệu quả và cho rằng: “chưa sáp nhập đã thấy tiền, thảo nào quyết liệt thế”; đồng thời tung ra luận điệu hết sức mị dân: sao không lấy tiền này để xây trường học, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ còn khó khăn mà “cứ nhắm mắt làm lấy được”! Từ đó quy kết theo hướng đây là việc để dễ bề tham nhũng, tiêu cực: "Luân chuyển cán bộ" và "nhập - tách - nhập" là hai trò để tổ chức, nội vụ ăn đẫy nhất”!.
Có thể thấy rõ, với thủ đoạn mượn gió bẻ măng, lấy cớ để chống phá, trên không gian mạng, các tổ chức phản động như Việt Tân, VOA, Báo Tiếng Dân… suy diễn, xuyên tạc: “Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100 triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích. Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ”! Có trường hợp đưa ra những phê phán tùy tiện khi cho rằng, quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm như sau: Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức; các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức. Từ đó quy kết, tất cả những thay đổi, tách nhập kiểu này “đều dẫn đến sai lầm, kìm hãm và bế tắc”! Từ đó họ miệt thị rằng, việc tách nhập địa giới hành chính là sự tùy tiện, thể hiện sự “yếu kém, bế tắc” trong quản lý hành chính.
Thêm vào đó, trên một số diễn đàn không ít trường hợp núp bóng “xã hội dân sự”, dưới chiêu bài “phản biện” để xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Các thế lực chống đối cố tình bóp méo, cắt gọt bản chất vấn đề để xuyên tạc, vu khống chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của Nhân dân, hòng chia rẽ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và toàn dân.
Vì vậy, chúng ta cần phải khẳng định và thống nhất về tư tưởng cũng như quan điểm rằng: đây là một Chủ trương lớn và đem lại lợi ích lâu dài. Trên thực tế chúng ta thấy rằng: Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và luôn dành nguồn ngân sách lớn cho đầu tư cơ sở vật chất, trong đó có việc xây dựng hệ thống các trường học, cũng như rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và đặc biệt dành kinh phí cho việc chăm lo cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. Song bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, chúng ta cần phải dành ngân sách để thực hiện cải cách, đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Chứ không phải như luận điệu mà ông M.V.T nói ở trên là thay vì dùng kinh phí lớn cho việc sáp nhập một cách tốn kém thì đem nó để xây trường học, hoặc để thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa.
Trái với quan điểm chống phá nêu trên, thực tế, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị hành chính trong hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặt trong tổng thể nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện, phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, phục vụ giai đoạn phát triển mới. Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính. Nghị quyết của Quốc hội chỉ rõ: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Thông qua sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc.
Trước vấn đề mang tính khó khăn, phức tạp, việc người dân có ý kiến góp ý, xây dựng, đề xuất những giải pháp là hoàn toàn cần thiết, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, trân trọng. Tuy nhiên, lợi dụng vào đó để xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thậm chí xuyên tạc với động cơ, mục đích xấu, tạo nhận thức lệch lạc hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cần phải được vạch trần, đấu tranh phản bác một cách kiên quyết.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả Nghị quyết số 18 của BCH TW 6, khóa XII chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp:
4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Để thực hiện một cách hiệu quả Nghị quyết trước hết, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm: đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, rút kinh nghiệm trước đây khi ta coi đó là việc riêng của cơ quan Nhà nước được giao cho từng cơ quan tổ chức thực hiện cắt khúc và thiếu đồng bộ trong cả hệ thống.
Rà soát, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác. Quy định chặt chẽ hơn về biên chế, số lượng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch trong tuyển dụng đánh giá bổ nhiệm, đề bạt cán bộ để thu hút người thực sự có đức có tài vào làm việc. Ví dụ trong thi tuyển lãnh đạo thay đổi hình thức thi bằng việc 2 ứng viên chuẩn bị bài luận và trực tiếp tranh luận đặt câu hỏi cho nhau trước ban giám khảo có nghĩa là theo hình thức trực tiếp đối đầu thay cho hình thức trước đây từng ứng viên trình bày trước ban giám khảo (hội đồng thi) với hình thức này sẽ hạn chế được tiêu cực mà lại thực sự đánh giá được năng lực của từng người.
Phải có cơ chế cụ thể để khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị hoạt động không hiệu quả; đẩy mạnh việc kiêm nhiệm đối với một số chức danh và có chính sách đãi ngộ phù hợp; có cơ chế, tiêu chí để thực hiện việc phân bổ ngân sách trên cơ sở nhiệm vụ được giao (tránh gặp lại cơ chế xin-cho )
Rà soát tổng thể các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống chính trị, cụ thể hóa nhiệm vụ trách nhiệm các cá nhân, lượng hóa trách nhiệm, nhiệm vụ tập thể; tránh việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, chồng chéo, trùng lắp vừa đá bóng vừa thổi còi, hoặc tình trạng cha chung không ai khóc, không rõ người, rõ việc , rõ trách nhiệm, không rõ cơ quan chủ quản hay tư tưởng làm việc thiếu chủ động ỷ lại, dựa dẫm, thậm chí là trì trệ, bảo thủ không dám thay đổi, không dám đổi mới vì sợ sai, sợ trách nhiệm. Và nhất là tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, tranh công đẩy tội, hay thì "vơ" vào, "dở" thì "đổ" đi.
Vì vậy, để tinh gọn bộ máy dứt khoát phải hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước đi kèm với đó là một cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý các cấp cũng như người đứng đầu. Phải kiên trì nhưng kiên quyết để từng bước chấm dứt "bệnh" thích quản lý, ngại phân công, không muốn phân cấp, phân quyền, ôm đồm như hiện nay.
Một biện pháp có thể thực hiện được ngay là lấy kết quả thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế hàng năm là một tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương siết chặt kỷ luật Đảng kỷ luật công vụ.
*
Hội nghị Trung Ương 6 (khóa XII) đã thảo luận và quyết định nhiều chủ trương lớn trong đó có ban hành Nghị quyết số 18 nhằm xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, điều này đã "chạm" đúng mong muốn đòi hỏi bức bách, cấp thiết, không thể nấn ná, dùng dằng thêm nữa trước yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển đất nước. Đó cũng là nền tảng cho những cải cách sâu rộng, thực chất và quyết liệt về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện cần coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 18-NQ/TW sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, khắc phục những nút thắt, điểm nghẽn trong công tác quản lý, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới trong điều kiện hiện nay.
Nghị quyết cũng thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn của toàn Đảng, các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị. Cùng với các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gần đây, chúng ta tin tưởng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện một cách có hiệu quả Nghị quyết số 18 sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá mới trong việc sắp xếp tinh giản, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, để Đảng ta thực sự đại diện cho trí tuệ, cho lòng dân; Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì nhân dân, phụng sự Nhân dân.
Nguyễn Thị Thanh

Bảo vệ quan điểm của đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nhận thức rõ vệc cải cách bộ máy, tinh giản, tinh gọn, vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược. Trước tình hình đó, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. Việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 18 có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị đặc biệt là góp phần nang cao năng lực cầm quyền của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân.
Việc ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” là chủ trương nhất quán của Đảng ta và là một tất yếu khách quan, không thể không làm và càng không thể chần chừ. Đây là vấn đề rất lớn, quan trọng nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng , vai trò quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Nhưng việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả là vô cùng cần thiết, mang tính sống còn và có ý nghĩa chính trị, kinh tế sâu sắc.
Vì vậy, việc thực hiện Nghị quyết 18 có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời là cơ sở để rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các đơn vị, tổ chức, khắc phục nhiều nội dung chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về chính trị, kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa, xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
Thực hiện Nghị quyết 18 còn góp phần khắc phục một số hạn chế về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, hoàn thiện mô hình tổng thể hệ thống chính trị, tạo nền tảng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 18 đến năm 2030.
Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW được Chính phủ và các địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; cảnh giác và chủ động có những giải pháp ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để công kích chống phá, chia rẽ nội bộ; sớm phát hiện những nơi, những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp để kịp thời đấu tranh, phản bác những thông tin, luận điểm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Có thể nói đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một cuộc cách mạng để thanh lọc, chưng cất, gạn đục khơi trong nhằm chắt lọc, loại bỏ những hạt sạn, chất cặn làm cho bộ máy tinh nhất, gọn nhất, chất nhất, trơn tru, hiệu lực, hiệu quả. Việc ban hành cũng như thực hiện Nghị quyết 18 là thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân trong việc quyết liệt đổi mới, cải tổ lại bộ máy trong hệ thống chính trị làm cho nó thật sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng một nền hành chính kiến tạo, liêm chính và minh bạch.
2. Thực trạng hoạt động của bộ máy trong hệ thống chính trị:
Hiện nay, hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, rạch ròi hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương chưa đầy đủ, sâu sắc, quyết tâm thực hiện chưa cao, còn máy móc, chưa gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; chưa gắn sắp xếp tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế theo vị trí việc làm và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thu hút nhân tài.
Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, tổ chức vẫn còn trùng lặp, chồng chéo, chưa phù hợp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Một số chủ trương mới như chính sách tiền lương, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị chậm được cụ thể hoá, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyển sang khu vực tư.
Chậm khắc phục sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm; chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm. Chưa kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; cũng như chưa xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu Nghị quyết 18.
Có thể thấy, trong nhiều năm qua mặc dù đã cố gắng nỗ lực trong việc sắp xếp, cải tổ lại bộ máy nhưng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lặp.
Tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hầu như “nằm ngoài” hoặc có nhưng “ít động tĩnh” trong tiến trình cải cách, mà như một đại biểu Quốc hội nhận định: Trong gần 30 năm cải cách tổ chức bộ máy vừa qua, tổ chức bộ máy biên chế của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hình như vẫn được xem là “ngôi đền thiêng” không ai động đến. Và thực tế minh chứng cho thấy, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách của khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ năm 2015, thời điểm bắt đầu tinh giản đã liên tục vượt so với số được giao. Cụ thể 30-4-2015 số người vượt 4.465 người so với được giao, 113/200 số người thực tế vượt 3.495 so với được giao. Đội ngũ cán bộ, người không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố lên đến 1,2 triệu người mà như phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, đang có nguy cơ hình thành một cấp chính quyền thứ năm trong tổ chức bộ máy nhà nước, “cánh tay” càng vươn dài bao nhiêu thì càng quan liêu, xa dân bấy nhiêu.
Năm 2015, chi thường xuyên, mà chủ yếu là chi cho bộ máy của hệ thống chính trị chiếm 62,3% tổng chi ngân sách nhà nước. Áp lực nợ công và các nguồn lực đầu tư phát triển của đất nước đều rơi vào khó khăn. Chi thường xuyên dự toán năm 2017 là 64,9% tổng chi ngân sách. Tuy tăng 2,6% so với năm 2015, nhưng mức chi trên thực tế đã vượt xa dự toán lên tới 73,1%. Việc lạm chi là tình trạng chung, có thời điểm tình trạng lạm chi ở mức cao, nợ công lớn, điều này gây áp lực “cõng nợ” cho chính phủ mà như nhiều nhà bình luận, phân tích đánh giá gánh nặng nợ công để lại cho con cháu mấy đời. Và “những con số” dường như biết nói đã cho thấy thời gian qua, việc cải cách tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế chưa đạt yêu cầu.
Nhìn toàn cảnh trong bức tranh về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế ở khu vực Nhà nước đạt được những kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên, với việc tách ra nhập vào sau nhiều lần, tổ chức bộ máy Nhà nước vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả với nhiều tầng nấc, biên chế ngày càng phình ra và "ngốn" phần lớn chi ngân sách Nhà nước.
Cơ cấu chính phủ hiện có 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc chính phủ cắt giảm được 23 đầu mối so với năm 1986. Tuy nhiên ở tầng nấc dưới các Bộ, cơ quan ngang bộ thì tổ chức bộ máy “phình’’ khủng khiếp. Các bộ thành lập thêm 30 cục, vụ; đơn vị thuộc tổng cục thì tăng “chóng mặt” với 822 đơn vị. Giai đoạn năm 2011- 2016 có 92 cơ quan tổ chức do chính phủ, Thủ tướng thành lập, 123 ban chỉ đạo liên ngành. Một xu hướng đáng lo ngại là hình thành bộ nhỏ trong bộ to. Thêm vào đó là ‘chùm rễ” các bộ, ngành ở địa phương rất lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có đơn vị cũng không rõ sinh ra để làm gì ? Do không xác định rõ vị trí, việc làm, phân cấp giữa trung ương và địa phương nên tạo ra số lượng cán bộ “sáng cắp cặp đi tối cắp về”. Thêm vào đó là việc con cháu các cụ đông nên dẫn đến tình trạng chạy biên chế, chạy chức quyền, điều này làm phát sinh thêm một hệ lụy, nảy sinh ra một vấn đề là cần phải cố tăng biên chế hoặc thành lập thêm một số phòng, ban nhằm tạo chỗ, tạo vị trí, tạo ghế ngồi cho con cháu. Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị nêu cơ bản không tổ chức phòng trong vụ . Hiện nay, tuy số phòng vụ có giảm nhưng một vụ vẫn có 4 phòng, thậm chí có vụ 7 đến 8 phòng. Rồi tình trạng biến báo, lách luật theo kiểu xóa cục, vụ lại đẻ ra tổng cục, xóa phòng trong vụ, trong cục nhưng lại đẻ ra phòng, ban ở Tổng cục. Như vậy, việc thành lập phòng trong vụ gây nên số lượng lãnh đạo nhiều hơn công chức. Nhiều nơi thiếu nghiêm túc trong đề bạt bổ nhiệm cán bộ, hình thành một số chức danh không đúng quy định như cấp hàm, có bộ có đến 9 thứ trưởng. Cấp phó thì tăng nhanh có nhiều phòng nhiều lãnh đạo. Điều này đã được một số đại biểu quốc hội thẳng thắn nêu ra: Cứ Tinh giản chỗ này thì nó lại phình ra chỗ kia khiến cho đề án cải cách tiền lương không thể cải thiện.
Bộ máy thì cồng kềnh, năng lực quản lý điều hành kém hiệu lực, hiệu quả. Trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước hiện nay vẫn rất hạn chế . Hệ lụy tất yếu là quyền lực công bị lạm dụng, bị lũng đoạn, hình thành nên các phe nhóm, bảo kê, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bòn rút của công, “tư nhân hóa” của công và thật đáng buồn hơn nữa là tình trạng “làm xiếc, ảo thuật”,“phù phép” biến của công thành của tư một cách hợp pháp nên mới có những câu chuyện khôi hài kiểu dở khóc dở cười, chuyện thật như bịa kê khai, giải trình khối tài sản lớn của cán bộ có được là nhờ đi buôn chổi đót, hoặc dự án nuôi gà nhép. Tài sản công bị thất thoát, bị chiếm đoạt, từ “túi công” chảy sang “túi tư” bằng nhiều hình thức “biến báo” “lách luật” “hợp thức hóa”. Đơn cử trong thời gian qua với hàng loạt các vụ gây thất thoát hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng chục nghìn tỷ làm rúng động toàn xã hội, gây xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Một bộ phận cán bộ, công chức đã trở thành những “ông vua con” hình thành những nhóm lợi ích chằng chịt, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích quốc gia, quyền lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Điều này đã dóng lên hồi chuông cảnh báo cần phải làm cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà nói như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phải tiến hành một cuộc cách mạng về tổ chức, bộ máy là sứ mệnh mang tính sống còn của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong bối cảnh hiện nay.
Nghị quyết số 18, trên cơ sở đánh giá thực trạng từ đó, nhìn nhận và chỉ rõ những nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trên như: Tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện; công tác lãnh chỉ đạo kiện toàn, tinh giảm thiếu kiên quyết đồng bộ, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ; một số văn bản có nội dung chưa phù hợp, công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên; công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn chưa được coi trọng.
image1715356529362.png Xuất phát từ thực trạng trên, Nghị quyết cũng nêu lên những quan điểm mới, đồng thời đề ra các giải pháp chung và cụ thể cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nghị quyết xác định việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vừa là nhiệm vụ những năm trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài trong vài ba nhiệm kỳ đại hội.
Vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị phải bám sát cương lĩnh, hiến pháp, điều lệ và các văn kiện của Đảng; phải thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, gắn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập… bàn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không thể xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc là rường cột của tổ chức. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và quyền làm chủ của nhân dân. Và không thể làm tùy tiện, ngẫu hứng, chủ quan mà phải theo nguyên tắc " Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị" .
Có thể nói, một nền Hành chính Quốc gia hiện đại không thể ôm mãi một bộ máy cồng kềnh và đội ngũ công chức “dồi dào, đông đảo” về số lượng nhưng “hạn hẹp, yếu kém” về chất lượng, hiệu quả. Không một quốc gia phát triển nào mà 40 người dân phải nuôi một công chức (có thể so sánh bằng con số cụ thể như nước Mỹ 1 triệu công chức/300 triệu dân,Việt Nam 4 triệu công chức/90 triệu dân). Càng không thể để tổ chức bộ máy từ vĩ mô đến vi mô mà còn nhiều cơ quan chồng chéo lấn sân nhau. Quản lý một con cá, một trái cây, một cân đường, một hộp sữa mà vài ba bộ ngành cùng xúm tay vào. Và cũng không thể để tình trạng quản lý cái túi ngân sách quốc gia mà ngành này đi vay, bộ kia rót vốn, bộ khác lo trả nợ. Hiện nay, tổ chức nhà nước ta đang theo mô hình ở Trung ương có cơ quan, tổ chức nào, thì địa phương cũng y như vậy. Dẫn đến tình trạng một lĩnh vực cả bốn cấp chính quyền đều có thẩm quyền quản lý, nhưng phạm vi quản lý của từng cấp đến đâu, trách nhiệm như thế nào thì lại không được làm rõ. Và thế là hệ quả của một bộ máy đầy đủ ban bệ nhưng lại phản ứng rất chậm chạp trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, khi có vụ, việc gì xảy ra thì không truy được trách nhiệm. Do đó, xảy đến tình trạng ở dưới thì trông chờ, ỷ lại dựa dẫm vào trên. Ở trên thì không dám quyết, không dám làm, không dám đổi mới vì ngại thay đổi, sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ va chạm. Điều này cũng làm xuất hiện hiện tượng quả bóng cứ được chuyền đi chuyền lại.
Đặc biệt, điểm nhấn của Nghị quyết số18 là quan điểm về “tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo”. Quan điểm này cho thấy, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được nhận thức cả bề rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là tính hệ thống của bộ máy. Bộ máy bao gồm nguồn lực con người, nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, ngành, cấp các công việc, các mối quan hệ… mọi người đều được phân công ai vào việc nấy, việc nào người nào cũng quan trọng. Cơ chế, bộ máy tốt mà con người không tốt, cố tình xuyên tạc nó, thì không cơ chế, bộ máy nào phát huy nổi hiệu lực, thậm chí còn có thể thành công cụ của cái xấu. Con người không có đức thì tài năng dễ mai một, nguy hiểm hơn nữa là dễ bị dùng vào những việc xấu, điều đó gây nguy hại không lường cho cách mạng. Cán bộ là cái "dây chuyền" của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt toàn bộ máy cũng tê liệt. Có thể ví con người là một hệ thống bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và bộ phận nào cũng đều quan trọng như nhau, nếu một bộ phận bị hỏng hoặc yếu (thận bị suy, gan bị ung thư ) thì cơ thể con người sẽ yếu và nếu nặng sẽ tử vong.
Nhận thức như vậy để thấy rằng, Nghị quyết 18 về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả” theo tinh thần Tiếp tục đổi mới, trong đó nhấn mạnh quan điểm "tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" là một cách nhìn mới, thể hiện tư duy biện chứng, khoa học và cách mạng. Hai phạm trù “cơ chế, tính khoa học của bộ máy, cơ bản nhất là nền dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân” và “chất lượng đội ngũ cán bộ” được đặt ngang nhau, tạo thế hỗ trợ, bổ sung làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu lực, hiệu quả.
Nghị quyết cũng đã đưa ra các giải pháp mang tính đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính là phải thực hiện nhất quán nguyên tắc: Giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Và để thực hiện điều đó, Đảng đã đi tiên phong trong việc quyết định giải thể 3 Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ cũng như mạnh dạn tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Ngoại giao. Thời gian qua, một số địa phương đã thí điểm mô hình tinh gọn như bí thư kiêm trưởng thôn ở Nghệ An Đồng Tháp, Quảng Ninh hợp nhất các văn phòng, Trưởng Ban Tuyên giáo cấp huyện kiêm Giám đốc TTCT, Trưởng Ban Dân Vận kiêm Chủ tịch MTTQ, Bí thư hoặc chủ tịch không phải là người địa phương…
Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 18 trong 5 năm qua (2017-2022) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Về học tập, quán triệt, tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện được Cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động, đề án phù hợp với điều kiện, đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình; xác định rõ nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ theo lộ trình và thời gian thực hiện. Về hoàn thiện thể chế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo đảm phù hợp với chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Cụ thể, đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trình Chính phủ ban hành 20 nghị định và 05 nghị quyết về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế, tinh giản biên chế, CBCCVC. Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 30 luật, một số nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 23 nghị định của Chính phủ; 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 09 thông tư của Bộ trưởng. Đến nay có 06 luật đã được Quốc hội thông qua; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 06 nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với 06 địa phương; Chính phủ ban hành 07 nghị định và 05 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Về sắp xếp tổ chức bộ máy. Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành chủ động rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và phân công của Chính phủ; xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, không tổ chức phòng trong vụ, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức không đáp ứng các tiêu chí. Kết quả đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 08 cục; giảm 145 vụ/ban; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành. Tính đến hết năm 2022, có 26/30 bộ, ngành đã trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định (trong đó 23 nghị định đã được ban hành). Bộ Nội vụ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện làm cơ sở phân cấp cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy, số lượng cấp phó thuộc sở, phòng theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, đã giảm 07 sở và 06 tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 1.941 tổ chức bên trong sở (trong đó giảm 1.632 phòng và 309 chi cục thuộc sở) và giảm 46 tổ chức bên trong tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 585 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện.Về sắp xếp đơn vị hành chính. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau 03 năm (2019, 2020 và 2021), đã hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra, giảm 08 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 561 đơn vị hành chính cấp xã. Về mô hình chính quyền đô thị. Chính phủ đã ban hành các nghị định (Nghị định số 32/2021/NĐ-CP; Nghị định số 33/2021/NĐ-CP và Nghị định số 34/2021/NĐ-CP) tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 01 năm triển khai tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại 03 thành phố đạt được nhiều kết quả tích cực, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp đi vào hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyết định kịp thời hơn những vấn đề cấp bách tại các thành phố.
3. Đấu tranh phản bác với những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Đây là chủ trương hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc, hoang mang trong dư luận.
Chúng không ngừng rêu rao đây là một chủ trương rất hình thức và vô cùng tốn kém, là nguyên nhân làm cho bộ máy bị xáo trộn, gây bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của CBCNVC và Nhân dân. Chúng liên tục dựng chuyện, thổi phồng với giọng điệu hết sức kích động chúng cho rằng: Chủ trương sắp xếp lại bộ máy tinh gọn chẳng qua là nhằm mục đích thanh trừng phe nhóm, đấu đá nội bộ, hòng loại bỏ những cái gai, trướng ngại hay đơn thuần đây chỉ là một thương vụ “dàn xếp vị trí”, “sắp xếp ghế ngồi” của một bộ phận cán bộ hoặc của một nhóm lợi ích, nó chỉ mang tính lợi ích cục bộ chứ không đem lại sự phát triển vì lợi ích chung của đất nước. Và chúng còn quy kết chụp mũ nghị quyết, chủ trương trên của Đảng là nguyên nhân, làm cho kinh tế trì trệ, kìm hãm sự phát triển đát nước, là mảnh đất thuận lợi màu mỡ cho tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xảy ra ngày càng nhiều, phức tạp và nghiêm trọng trong thời gian qua. Đây là những luận điệu công kích phá hoại rất rõ ràng, bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu từ lâu là phá hoại công cuộc đổi mới, phá hoại chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đơn cử có thể thấy, trên mạng xã hội, ông M.V.T dùng những từ ngữ thiếu văn hóa và cho là việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ để giảm biên chế “gây bao rắc rối, chỉ việc định biên chế cán bộ theo quy mô dân số là xong”! Ông này còn nói dự toán kinh phí cho việc sáp nhập là rất lớn, gây tốn kém mà không hiệu quả và cho rằng: “chưa sáp nhập đã thấy tiền, thảo nào quyết liệt thế”; đồng thời tung ra luận điệu hết sức mị dân: sao không lấy tiền này để xây trường học, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ còn khó khăn mà “cứ nhắm mắt làm lấy được”! Từ đó quy kết theo hướng đây là việc để dễ bề tham nhũng, tiêu cực: "Luân chuyển cán bộ" và "nhập - tách - nhập" là hai trò để tổ chức, nội vụ ăn đẫy nhất”!.
Có thể thấy rõ, với thủ đoạn mượn gió bẻ măng, lấy cớ để chống phá, trên không gian mạng, các tổ chức phản động như Việt Tân, VOA, Báo Tiếng Dân… suy diễn, xuyên tạc: “Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100 triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích. Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ”! Có trường hợp đưa ra những phê phán tùy tiện khi cho rằng, quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm như sau: Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức; các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức. Từ đó quy kết, tất cả những thay đổi, tách nhập kiểu này “đều dẫn đến sai lầm, kìm hãm và bế tắc”! Từ đó họ miệt thị rằng, việc tách nhập địa giới hành chính là sự tùy tiện, thể hiện sự “yếu kém, bế tắc” trong quản lý hành chính.
Thêm vào đó, trên một số diễn đàn không ít trường hợp núp bóng “xã hội dân sự”, dưới chiêu bài “phản biện” để xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Các thế lực chống đối cố tình bóp méo, cắt gọt bản chất vấn đề để xuyên tạc, vu khống chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của Nhân dân, hòng chia rẽ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và toàn dân.
Vì vậy, chúng ta cần phải khẳng định và thống nhất về tư tưởng cũng như quan điểm rằng: đây là một Chủ trương lớn và đem lại lợi ích lâu dài. Trên thực tế chúng ta thấy rằng: Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và luôn dành nguồn ngân sách lớn cho đầu tư cơ sở vật chất, trong đó có việc xây dựng hệ thống các trường học, cũng như rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và đặc biệt dành kinh phí cho việc chăm lo cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. Song bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, chúng ta cần phải dành ngân sách để thực hiện cải cách, đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Chứ không phải như luận điệu mà ông M.V.T nói ở trên là thay vì dùng kinh phí lớn cho việc sáp nhập một cách tốn kém thì đem nó để xây trường học, hoặc để thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa.
Trái với quan điểm chống phá nêu trên, thực tế, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị hành chính trong hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặt trong tổng thể nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện, phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, phục vụ giai đoạn phát triển mới. Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính. Nghị quyết của Quốc hội chỉ rõ: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Thông qua sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc.
Trước vấn đề mang tính khó khăn, phức tạp, việc người dân có ý kiến góp ý, xây dựng, đề xuất những giải pháp là hoàn toàn cần thiết, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, trân trọng. Tuy nhiên, lợi dụng vào đó để xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thậm chí xuyên tạc với động cơ, mục đích xấu, tạo nhận thức lệch lạc hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cần phải được vạch trần, đấu tranh phản bác một cách kiên quyết.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả Nghị quyết số 18 của BCH TW 6, khóa XII chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp:
4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Để thực hiện một cách hiệu quả Nghị quyết trước hết, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm: đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, rút kinh nghiệm trước đây khi ta coi đó là việc riêng của cơ quan Nhà nước được giao cho từng cơ quan tổ chức thực hiện cắt khúc và thiếu đồng bộ trong cả hệ thống.
Rà soát, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác. Quy định chặt chẽ hơn về biên chế, số lượng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch trong tuyển dụng đánh giá bổ nhiệm, đề bạt cán bộ để thu hút người thực sự có đức có tài vào làm việc. Ví dụ trong thi tuyển lãnh đạo thay đổi hình thức thi bằng việc 2 ứng viên chuẩn bị bài luận và trực tiếp tranh luận đặt câu hỏi cho nhau trước ban giám khảo có nghĩa là theo hình thức trực tiếp đối đầu thay cho hình thức trước đây từng ứng viên trình bày trước ban giám khảo (hội đồng thi) với hình thức này sẽ hạn chế được tiêu cực mà lại thực sự đánh giá được năng lực của từng người.
Phải có cơ chế cụ thể để khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị hoạt động không hiệu quả; đẩy mạnh việc kiêm nhiệm đối với một số chức danh và có chính sách đãi ngộ phù hợp; có cơ chế, tiêu chí để thực hiện việc phân bổ ngân sách trên cơ sở nhiệm vụ được giao (tránh gặp lại cơ chế xin-cho )
Rà soát tổng thể các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống chính trị, cụ thể hóa nhiệm vụ trách nhiệm các cá nhân, lượng hóa trách nhiệm, nhiệm vụ tập thể; tránh việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, chồng chéo, trùng lắp vừa đá bóng vừa thổi còi, hoặc tình trạng cha chung không ai khóc, không rõ người, rõ việc , rõ trách nhiệm, không rõ cơ quan chủ quản hay tư tưởng làm việc thiếu chủ động ỷ lại, dựa dẫm, thậm chí là trì trệ, bảo thủ không dám thay đổi, không dám đổi mới vì sợ sai, sợ trách nhiệm. Và nhất là tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, tranh công đẩy tội, hay thì "vơ" vào, "dở" thì "đổ" đi.
Vì vậy, để tinh gọn bộ máy dứt khoát phải hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước đi kèm với đó là một cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý các cấp cũng như người đứng đầu. Phải kiên trì nhưng kiên quyết để từng bước chấm dứt "bệnh" thích quản lý, ngại phân công, không muốn phân cấp, phân quyền, ôm đồm như hiện nay.
Một biện pháp có thể thực hiện được ngay là lấy kết quả thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế hàng năm là một tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương siết chặt kỷ luật Đảng kỷ luật công vụ.
*
Hội nghị Trung Ương 6 (khóa XII) đã thảo luận và quyết định nhiều chủ trương lớn trong đó có ban hành Nghị quyết số 18 nhằm xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, điều này đã "chạm" đúng mong muốn đòi hỏi bức bách, cấp thiết, không thể nấn ná, dùng dằng thêm nữa trước yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển đất nước. Đó cũng là nền tảng cho những cải cách sâu rộng, thực chất và quyết liệt về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện cần coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 18-NQ/TW sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, khắc phục những nút thắt, điểm nghẽn trong công tác quản lý, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới trong điều kiện hiện nay.
Nghị quyết cũng thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn của toàn Đảng, các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị. Cùng với các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gần đây, chúng ta tin tưởng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện một cách có hiệu quả Nghị quyết số 18 sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá mới trong việc sắp xếp tinh giản, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, để Đảng ta thực sự đại diện cho trí tuệ, cho lòng dân; Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì nhân dân, phụng sự Nhân dân.
Nguyễn Thị Thanh

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC