Truy cập

Hôm nay:
28
Hôm qua:
5508
Tuần này:
34785
Tháng này:
110845
Tất cả:
8237326

Bạo lực gia đình - Nguyên nhân và hướng phòng chống

Gia đình là nơi để yêu thương, là điểm tựa vững chắc và là chốn về ấm áp, bình yên của mỗi người. Không ai có thể phủ nhận được giá trị thiêng liêng của hạnh phúc và tình yêu thương gia đình. Gia đình không chỉ là nơi trú ngụ, mà là chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu thương, vun đắp, giáo dục và hình thành nhân cách của con người.

BLGD3638113623936537684.jpg
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp, không phải gia đình nào cũng có được tổ ấm hạnh phúc, tràn đầy tình yêu thương; nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình; nhiều đứa trẻ đã bị sang chấn tâm lí, có những hành động tiêu cực do ảnh hưởng của chính bạo lực gia đình mình gây ra. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội, là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình.
Vậy Bạo lực gia đình là gì?
Theo khoản 2 Điều 1Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Cáchành vi bạo lực gia đình?
Điều 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình
- Từ nhận thức của mỗi người:Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.
Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.
Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra.
- Từ nền kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình.
- Từ tệ nạn xã hội: Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, chửi bới, động tay, động chân. Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.
- Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình: Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó. Bên cạnh đó, nhiều người vợ bị đánh nhưng lại phải đem tiền đi nạp phạt dẫn đến tâm lí tiếc của nên không báo lên cơ quan chức năng.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.
Các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương chưa xử lý triệt để. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nhịn, chấp nhận thiệt thòi về mình mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ; Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình”.
Trong nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình thìcông tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người nhằm mục tiêu giúp nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực sẽ nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.Việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán sẽ phát huy hiệu quả lớn nhất.
Bên cạnh đó, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực có ý nghĩa quan trọng, vì nếu không kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc thì có thể trở thành thói quen, được chấp nhận với cả nạn nhân và người vi phạm; hành vi bạo lực càng kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình, xã hội.
Mặt khác, giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền, lợi ích của họ là điều cần thiết và được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng mà mọi người đều phải tuân theo. Những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, vì họ coi đấy là chuyện riêng tư, nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn lo sợsự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định. Do vậy, pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi…
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Để đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống bạo lực gia đình thì rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan và các thành viên trong xã hội. Gia đình hạnh phúc thì xã hội bình yên; vì vậy cả xã hội chung tay để cùng phòng, chống bạo lực gia đình để gia đình luôn là tổ ấm của mỗi người, là nơi để mỗi khi đi để nhớ về

Bạo lực gia đình - Nguyên nhân và hướng phòng chống

Gia đình là nơi để yêu thương, là điểm tựa vững chắc và là chốn về ấm áp, bình yên của mỗi người. Không ai có thể phủ nhận được giá trị thiêng liêng của hạnh phúc và tình yêu thương gia đình. Gia đình không chỉ là nơi trú ngụ, mà là chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu thương, vun đắp, giáo dục và hình thành nhân cách của con người.

BLGD3638113623936537684.jpg
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp, không phải gia đình nào cũng có được tổ ấm hạnh phúc, tràn đầy tình yêu thương; nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình; nhiều đứa trẻ đã bị sang chấn tâm lí, có những hành động tiêu cực do ảnh hưởng của chính bạo lực gia đình mình gây ra. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội, là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình.
Vậy Bạo lực gia đình là gì?
Theo khoản 2 Điều 1Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Cáchành vi bạo lực gia đình?
Điều 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình
- Từ nhận thức của mỗi người:Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.
Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.
Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra.
- Từ nền kinh tế: Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình.
- Từ tệ nạn xã hội: Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, chửi bới, động tay, động chân. Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.
- Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình: Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó. Bên cạnh đó, nhiều người vợ bị đánh nhưng lại phải đem tiền đi nạp phạt dẫn đến tâm lí tiếc của nên không báo lên cơ quan chức năng.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.
Các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương chưa xử lý triệt để. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nhịn, chấp nhận thiệt thòi về mình mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ; Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình”.
Trong nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình thìcông tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người nhằm mục tiêu giúp nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực sẽ nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.Việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán sẽ phát huy hiệu quả lớn nhất.
Bên cạnh đó, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực có ý nghĩa quan trọng, vì nếu không kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc thì có thể trở thành thói quen, được chấp nhận với cả nạn nhân và người vi phạm; hành vi bạo lực càng kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình, xã hội.
Mặt khác, giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền, lợi ích của họ là điều cần thiết và được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng mà mọi người đều phải tuân theo. Những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, vì họ coi đấy là chuyện riêng tư, nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn lo sợsự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định. Do vậy, pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi…
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Để đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống bạo lực gia đình thì rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan và các thành viên trong xã hội. Gia đình hạnh phúc thì xã hội bình yên; vì vậy cả xã hội chung tay để cùng phòng, chống bạo lực gia đình để gia đình luôn là tổ ấm của mỗi người, là nơi để mỗi khi đi để nhớ về

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC