Truy cập

Hôm nay:
162
Hôm qua:
5033
Tuần này:
33286
Tháng này:
149946
Tất cả:
8276427

Bài tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống

Công tác dân số là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hoá, xã hội, góp phần quyết định sự phát triển bền vững. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số và cũng dành được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề dân số - nâng cao chất lượng dân số vẫn là một bài toán khó đòi hỏi các cấp, các ngành và cả cộng đồng cùng chung tay giải quyết. Ý thức được nhiệm vụ đó, trong nhiều năm qua, công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn xã Nam Đà và đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, trong những năm qua tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Krông Nô nói chung và xã Nam Đà nói riêng, vẫn tồn tại một số ít trường hợp, đặt ra nhiều thách thức đối với địa phương.

Vậy tảo hôn là gì, kết hôn cận huyết thống là gì?
Tảo hônlà trường hợpkết hôntrong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người làtrẻ emhoặc là người chưa đếntuổi kết hôn(nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn)
Hôn nhân cận huyết thống:khoản 17 Điều 3Luật Hôn nhân và gia đình 2014định nghĩa về những người cùng dòng máu về trực hệ như sau: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”.Vậy hôn nhận cận huyếtlà hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha.
Thực tế đã chứng minh rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, giảm chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di trưyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số và nguồn lực. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, sự phát triển thiếu toàn diện.
Để nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, xã Nam Đà có một số giải pháp sau:
- Thứ nhất là: Tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá thôn và hộ gia đình theo hướng tiến bộ,trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước đẩy lùi, xoá bỏ các hủ tục đặc biệt trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Thứ hai là: Tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn (các tổ vay vốn thuộc Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…), khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trên cơ sở đó, nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc tại thôn Nam Tân.
* Đối với mỗi người dân cần:
- Một là: Cần thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn.
- Hai là: Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
- Ba là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng.
-Bốn là: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình chogiáo dục kỹ năng sống" Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản lứa tuổi vị thành niên"
Để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp trên cần có sự thamgia vào cuộc của toàn xã hội và sự chủ động, tích cực của mỗi người dân để từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Bài tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống

Công tác dân số là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hoá, xã hội, góp phần quyết định sự phát triển bền vững. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số và cũng dành được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề dân số - nâng cao chất lượng dân số vẫn là một bài toán khó đòi hỏi các cấp, các ngành và cả cộng đồng cùng chung tay giải quyết. Ý thức được nhiệm vụ đó, trong nhiều năm qua, công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn xã Nam Đà và đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên, trong những năm qua tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện Krông Nô nói chung và xã Nam Đà nói riêng, vẫn tồn tại một số ít trường hợp, đặt ra nhiều thách thức đối với địa phương.

Vậy tảo hôn là gì, kết hôn cận huyết thống là gì?
Tảo hônlà trường hợpkết hôntrong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người làtrẻ emhoặc là người chưa đếntuổi kết hôn(nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn)
Hôn nhân cận huyết thống:khoản 17 Điều 3Luật Hôn nhân và gia đình 2014định nghĩa về những người cùng dòng máu về trực hệ như sau: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”.Vậy hôn nhận cận huyếtlà hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha.
Thực tế đã chứng minh rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc làm, giảm chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di trưyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống, phát triển trí tuệ, chất lượng dân số và nguồn lực. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, sự phát triển thiếu toàn diện.
Để nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, xã Nam Đà có một số giải pháp sau:
- Thứ nhất là: Tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá thôn và hộ gia đình theo hướng tiến bộ,trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước đẩy lùi, xoá bỏ các hủ tục đặc biệt trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Thứ hai là: Tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn (các tổ vay vốn thuộc Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…), khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trên cơ sở đó, nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc tại thôn Nam Tân.
* Đối với mỗi người dân cần:
- Một là: Cần thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn.
- Hai là: Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
- Ba là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng.
-Bốn là: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình chogiáo dục kỹ năng sống" Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản lứa tuổi vị thành niên"
Để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp trên cần có sự thamgia vào cuộc của toàn xã hội và sự chủ động, tích cực của mỗi người dân để từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC