Cách xử lý khi bị bạo lực gia đình
Sau khi nhận rõ bạo lực gia đình là gì, bài viết sẽ trình bày cụ thể các vấn đề khác liên quan đến bạo lực gia đình. Một trong số đó là cách xử lý khi là nạn nhân và khi là người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình xảy ra. Cụ thể như sau:
Người bị bạo lực gia đình phải làm gì?
Trước hết, để tự bảo vệ mình, người bị bạo lực gia đình cần tránh để xảy ra xích mích với người thường xuyên có hành vi này. Khi hành vi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên thì việc đầu tiên mà người bị bạo lực cần làm đó là bằng mọi cách tránh xảy ra xung đột với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Khi đã không thể tránh khỏi, để được yêu cầu bảo vệ sức khỏe, tính mạng… thì người bị bạo lực cần phải liên hệ ngay với các cơ quan có thẩm quyền gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
- Cơ quan công an hoặc đồn biên phòng nơi gần nhất với nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Trường học nếu người bị bạo lực gia đình đang theo học.
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
- Các số điện thoại tổng đài cần nhớ trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…
Người chứng kiến bạo lực gia đình nên làm gì?
Khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình xảy ra, cá nhân phải báo tin, tố giác ngay đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở trên.
Đồng thời, những người này phải tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng (căn cứ khoản 2 ĐIều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Ngoài ra, với những thành viên khác trong gia đình, mọi người cần nhắc nhở người thân của mình phải tuân thủ quy định về phòng, chóng bạo lực gia đình.
Đồng thời, cũng cần phải đứng ra hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp của các thành viên khác trong gia đình nhằm phòng tránh việc bạo lực gia đình xảy ra; nếu có hành vi bạo lực gia đình thì phải yêu cầu người thực hiện chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật đó.
Bạo lực gia đình gọi số nào?
Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. TheoĐiều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, tổng đài này sẽ dùng số điện thoại ngắn có 03 chữ số để tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình.
Tổng đài này sẽ hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, có ghi âm tự động và miễn phí cho mọi cuộc gọi đến và gọi đi.
Ngoài ra, còn có một số số tổng đài cần nhớ gồm: Tổng đài 111 (bảo vệ trẻ em); tổng đài 112 (yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn); tổng đài 113 (tổng đài khẩn cấp về an ninh trật tự); tổng đài 114 (tổng đài cứu hỏa, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp); tổng đài 115 (tổng đài cấp cứu khẩn cấp)…
Cách xử lý khi bị bạo lực gia đình
Sau khi nhận rõ bạo lực gia đình là gì, bài viết sẽ trình bày cụ thể các vấn đề khác liên quan đến bạo lực gia đình. Một trong số đó là cách xử lý khi là nạn nhân và khi là người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình xảy ra. Cụ thể như sau:
Người bị bạo lực gia đình phải làm gì?
Trước hết, để tự bảo vệ mình, người bị bạo lực gia đình cần tránh để xảy ra xích mích với người thường xuyên có hành vi này. Khi hành vi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên thì việc đầu tiên mà người bị bạo lực cần làm đó là bằng mọi cách tránh xảy ra xung đột với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Khi đã không thể tránh khỏi, để được yêu cầu bảo vệ sức khỏe, tính mạng… thì người bị bạo lực cần phải liên hệ ngay với các cơ quan có thẩm quyền gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
- Cơ quan công an hoặc đồn biên phòng nơi gần nhất với nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Trường học nếu người bị bạo lực gia đình đang theo học.
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
- Các số điện thoại tổng đài cần nhớ trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…
Người chứng kiến bạo lực gia đình nên làm gì?
Khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình xảy ra, cá nhân phải báo tin, tố giác ngay đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở trên.
Đồng thời, những người này phải tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng (căn cứ khoản 2 ĐIều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Ngoài ra, với những thành viên khác trong gia đình, mọi người cần nhắc nhở người thân của mình phải tuân thủ quy định về phòng, chóng bạo lực gia đình.
Đồng thời, cũng cần phải đứng ra hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp của các thành viên khác trong gia đình nhằm phòng tránh việc bạo lực gia đình xảy ra; nếu có hành vi bạo lực gia đình thì phải yêu cầu người thực hiện chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật đó.
Bạo lực gia đình gọi số nào?
Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. TheoĐiều 7 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, tổng đài này sẽ dùng số điện thoại ngắn có 03 chữ số để tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình.
Tổng đài này sẽ hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, có ghi âm tự động và miễn phí cho mọi cuộc gọi đến và gọi đi.
Ngoài ra, còn có một số số tổng đài cần nhớ gồm: Tổng đài 111 (bảo vệ trẻ em); tổng đài 112 (yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn); tổng đài 113 (tổng đài khẩn cấp về an ninh trật tự); tổng đài 114 (tổng đài cứu hỏa, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp); tổng đài 115 (tổng đài cấp cứu khẩn cấp)…