Gợi ý trả lời câu hỏi hội thi
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI
“Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa
với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”
--------
I. Phần trắc nghiệm: (căn cứ để lựa chọn phương án trả lời phù hợp, đề nghị người làm Bài thi xem kỹ các phần, nhất là nội dung in nghiêng trong phần gợi ý)
Câu 1: Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn vào thời gian nào?
a. Năm 1922.
b. Năm 1923.
c. Năm 1924.
d. Năm 1925.
Gợi ý: Năm 1924, “…một nông dân làng Đông Sơn tên là Nguyễn Văn Lắm, sau cơn mưa to, ra bờ sông Mã, đã ngẫu nhiên phát hiện được một số đồ đồng nằm trong lòng đất nơi bờ sông bị lở. Phát hiện này được báo đến Trường Viễn Đông bác cổ và L.Paijot được ủy nhiệm tiến hành khai quật khảo cổ học di tích Đông Sơn…” (theo “Địa chí Thanh Hóa, tập 2”). Đến năm 1934 thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” được định danh. Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách ngày nay khoảng từ 2.000 - 2.800 năm.
Câu 2: Tỉnh lỵ Thanh Hóa thời nhà Lý được đặt ở địa phương nào dưới đây?
a. Tư Phố (hiện nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa).
b. Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc).
c. Vạn Lại (hiện nay thuộc xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân).
d. Hạc Thành (hiện nay thuộc thành phố Thanh Hóa).
Gợi ý: Năm 1009, nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê. Năm 1028, vua Lý Thái Tổ mất, Lý Thái Tông lên ngôi. Năm 1029, đổi trại Ái Châu làm thủ phủ Thanh Hóa, cho rời lỵ sở phủ Thanh Hóa về Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) - nơi hội tụ của các sông Trà Giang, Lạch Trường. Tại đây, Lý Thường kiệt đã sống và làm việc trong 19 năm ông làm Tống trấn Thanh Hóa.
Câu 3: Vị tướng nào là người Thanh Hóa có công dẹp loạn "Tam vương” thời Lý ?
a. Đào Cam Mộc
b. Lê Phụng Hiểu
c. Lý Thường Kiệt
d. Tô Hiến Thành
Gợi ý: Ông (Lê Phụng Hiểu) là đô vật nổi tiếng với tên gọi Đô Bưng, là đại tướng của nhà Lý; quê ở hương Băng Sơn, thuộc giáp Cổ Đằng (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa); là người có công dẹp loạn “Tam vương”, phò Lý Thái Tông lên ngôi vua năm 1028. Ông phụng sự 3 triều vua nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông). Là vị tướng gắn liền với sự tích “ruộng ném đao” (Thác Đao Điền).
Câu 4: Đền Đồng Cổ (thờ thần Trống Đồng) hiện nay thuộc địa phương nào của tỉnh Thanh Hóa?
a. Làng Trịnh Lộc, xã Yên Phú, huyện Yên Định.
b. Làng Quan Yên, xã Định Tiến, huyện Yên Định.
c. Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
d. Làng Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định.
Gợi ý trả lời: Đền Đồng Cổ thờ vị thần Trống Đồng, tọa lạc ở chân núi Khả Lao (Tam Thai, nay là Làng Đan Nê). Đền gắn liền với truyền thuyết thần giúp vua Hùng đánh giặc Hồ Tôn. Khi thắng trận trở về, vua Hùng làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và phong cho thần là “Đồng Cổ Đại Vương”.
Vào thời Lý, tương truyền, thần Đồng Cổ đã hai lần báo mộng cho thái tử Lý Phật Mã những việc lớn liên quan đến quốc gia. Được vua Lý Thái Tông xuống chiếu phong hàm “Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương”.
Câu 5: Bộ sử nào dưới đây ghi chép về việc đổi tên “Trại Ái Châu” thành “Phủ Thanh Hóa”?
a. Đại Việt sử ký.
b. Đại Việt sử ký toàn thư.
c. Đại Việt sử ký tiền biên.
d. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Gợi ý: Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ quốc sử lớn nhất của triều Nguyễn, được Quốc sử quán biên soạn, do Phan Thanh Giản làm tổng tài, được biên soạn từ năm Tự Đức thứ 9 (1856) đến năm Tự Đức thứ 12 (1859). Bộ sách đã trải qua bổ sung nhiều lần, sau đó được khắc in vào ngày 21 tháng 7 niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất. Sách này do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1998, tại tập I trang 1078, 1079 có ghi: “ Nhà Đinh và nhà Lê gọi Thanh Hóa là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hóa phủ…”
Câu 6: Năm 1029, Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương được đặt tên dưới triều vua nào của nhà Lý?
a. Lý Thái Tổ
b. Lý Thái Tông
c. Lý Thánh Tông
d. Lý Nhân Tông
Gợi ý trả lời: Lý Phật Mã (Vua Lý Thái Tông), là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ, được thần Đồng Cổ hai lần báo mộng những công việc trọng đại của quốc gia (lần đầu là quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam và sau đó là loạn “Tam vương”). Sau khi dẹp loạn “Tam vương”, năm 1028, ông lên ngôi, là vị hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Lý.
Câu 7: Trong triều đại nhà Lý, Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm Tổng trấn Thanh Hóa vào thời gian nào?
a. Từ năm 1082 đến năm 1101.
b. Từ năm 1069 đến năm 1072.
c. Từ năm 1072 đến năm 1082.
d. Từ năm 1102 đến năm 1109.
Gợi ý: Trong triều đại nhà Lý, Lý Thường Kiệt được cử vào Thanh Hóa làm tổng trấn trong 19 năm (1082-1101); ông đã đưa vùng đất xứ Thanh trở thành một địa phương ổn định, thanh bình, văn minh, văn hiến, với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Câu 8: Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt thời Hậu Lê được ban hành dưới triều vua nào?
a. Lê Lợi (Lê Thái Tổ).
b. Lê Thái Tông.
c. Lê Nhân Tông.
d. Lê Thánh Tông.
Gợi ý: Bộ luật Hồng Đức là bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt dưới thời Hậu Lê, gồm có 13 chương và 722 điều, được khởi soạn từ các thời vua đầu của nhà Hậu Lê và được bổ sung, hoàn thiện và ban hành vào đời vua thứ năm (Lê Thánh Tông) của nhà Hậu Lê.
Câu 9: Trong lịch sử Việt Nam, những vị vua, chúa, danh nhân, công thần nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Triệu Thị Trinh, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi.
b. Mai Thúc Loan, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Đào Cam Mộc, Nguyễn Kim.
c. Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng.
d. Triệu Thị Trinh, Đào Duy Từ, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi.
Gợi ý: Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa là miền đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú, như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Đào Duy Từ …
Câu 10: Năm 1841, tên gọi tỉnh Thanh Hóa được đặt dưới triều vua nào của nhà Nguyễn?
a. Gia Long
b. Minh Mệnh
c. Thiệu Trị
d. Tự Đức
Gợi ý: Trong triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), Thanh Hóa có nhiều tên gọi khác nhau: Thanh Hoa nội trấn (thời Gia Long), tỉnh Thanh Hoa (thời Minh Mệnh), đời vua tiếp theo được đổi thành tỉnh Thanh Hóa (thời vua Thiệu Trị), tên gọi tỉnh Thanh Hóa ổn định từ đó đến nay.
Câu 11: Thanh Hóa là nơi phát tích của các vương triều và dòng chúa nào trong lịch sử Việt Nam?
a. Tiền Lê, Lý, Hồ, Hậu Lê, Mạc; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
b. Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn; chúa Nguyễn.
c. Tiền Lê, Lý, Mạc, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
d. Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn. Thanh Hóa tự hào là vùng đất khởi nghiệp của 4 triều đại quân chủ phong kiến là Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; là đất “thang mộc” của các dòng chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
Câu 12: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, những lãnh tụ nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
b. Trần Xuân Soạn, Cao Thắng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân.
c. Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
d. Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Cao Thắng.
Gợi ý: Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858; đến năm 1885, vua Hàm nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi các văn thân, sỹ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp. Thanh Hóa đã có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương, như: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh…do các văn thân , sỹ phu Thanh Hóa lãnh đạo, như: Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước và rất nhiều những người con ưu tú khác.
Câu 13: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại địa điểm nào?
a. Làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.
b. Làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.
c. Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.
d. Làng Cự Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa.
Gợi ý: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 03 tháng 02 năm 1930, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; đồng chí Nguyễn Doãn Chấp được cử về Thanh Hóa thành lập các Chi bộ cộng sản: Chi bộ Hàm Hạ (ngày 25/6/1930, tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn); Chi bộ Thiệu Hóa (ngày 10/7/1930, tại xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa); Chi bộ Thọ Xuân (ngày 22/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân).
Ngày 29/7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản. Hội nghị đã cử đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư Tỉnh ủy.
Câu 14: Trong lần về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”, câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong thời gian và địa điểm nào?
a. Năm 1947 tại Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
b. Năm 1957 tại trụ sở Tỉnh ủy, Thanh Hóa.
c. Năm 1960 tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
d. Năm 1961 tại sân vận động tỉnh Thanh Hóa.
Gợi ý: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa vào các năm 1947, 1957, 1960, 1961. Trong lần thứ 2 về thăm Thanh Hóa, Bác Hồ đã khen ngợi: “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”.
Câu 15: Thành Nhà Hồ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 27/6/2010.
b. Ngày 27/6/2011.
c. Ngày 16/6/2012.
d. Ngày 16/6/2013.
Gợi ý: Thành Nhà Hồ (thành Tây Đô) được xây vào năm 1397, do Hồ Quý Ly chỉ huy. Hiện nay, Thành Nhà Hồ nằm trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến) và thôn Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia từ năm 1962, đến năm 2009 Thành Nhà Hồ đã được lập hồ sơ đề cử Di sản văn hóa thế giới. Sau đó (vào năm 2011), thành Nhà Hồ đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Câu 16: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội ?
a. 16 kỳ đại hội.
b. 17 kỳ đại hội.
c. 18 kỳ đại hội.
d. 19 kỳ đại hội.
Gợi ý: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập; do điều kiện chiến tranh, Đảng hoạt động bí mật, nên chỉ tổ chức các hội nghị để triển khai chủ trương, nhiệm vụ của Đảng. Sau khi đất nước giành chính quyền, tháng 2 năm 1948, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I tại làng Thuận Hậu (xã Xuân Minh, Thọ Xuân).
Trong 88 năm với 18 kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đặc biệt sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng rạo, phát huy tốt hững tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang phấn đấu thực hiện thứng lợi các mục tiêu đề ra hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX vào năm 2020.
II. Phần tự luận (bài viết không quá 7.000 từ)
Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 1029 ? Theo bạn trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành "Tỉnh kiểu mẫu" như Bác Hồ hằng mong muốn.
Gợi ý: Bài viết cần truyền tải được các nội dung chính như sau:
1.Trình bày những hiểu biết của bản thân về sự kiện ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương:
- Giới thiệu khái quát về tỉnh Thanh Hóa.
- Tên gọi miền đất xứ Thanh trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (qua các cứ liệu lịch sử).
2. Tỉnh Thanh Hóa cần làm gì để giữu gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ mong muốn:
- Về kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh.
- Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
- Về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao chính quyền và đối ngoại nhân dân.
3. Liên hệ trách nhiệm bản thân: trong học tập, lao động và công tác (sát với lứa tuổi, lĩnh vực học tập, công tác).
BAN TUYÊN GIÁO THỊ ỦY BỈM SƠN
Gợi ý trả lời câu hỏi hội thi
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI
“Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa
với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”
--------
I. Phần trắc nghiệm: (căn cứ để lựa chọn phương án trả lời phù hợp, đề nghị người làm Bài thi xem kỹ các phần, nhất là nội dung in nghiêng trong phần gợi ý)
Câu 1: Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn vào thời gian nào?
a. Năm 1922.
b. Năm 1923.
c. Năm 1924.
d. Năm 1925.
Gợi ý: Năm 1924, “…một nông dân làng Đông Sơn tên là Nguyễn Văn Lắm, sau cơn mưa to, ra bờ sông Mã, đã ngẫu nhiên phát hiện được một số đồ đồng nằm trong lòng đất nơi bờ sông bị lở. Phát hiện này được báo đến Trường Viễn Đông bác cổ và L.Paijot được ủy nhiệm tiến hành khai quật khảo cổ học di tích Đông Sơn…” (theo “Địa chí Thanh Hóa, tập 2”). Đến năm 1934 thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” được định danh. Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách ngày nay khoảng từ 2.000 - 2.800 năm.
Câu 2: Tỉnh lỵ Thanh Hóa thời nhà Lý được đặt ở địa phương nào dưới đây?
a. Tư Phố (hiện nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa).
b. Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc).
c. Vạn Lại (hiện nay thuộc xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân).
d. Hạc Thành (hiện nay thuộc thành phố Thanh Hóa).
Gợi ý: Năm 1009, nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê. Năm 1028, vua Lý Thái Tổ mất, Lý Thái Tông lên ngôi. Năm 1029, đổi trại Ái Châu làm thủ phủ Thanh Hóa, cho rời lỵ sở phủ Thanh Hóa về Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) - nơi hội tụ của các sông Trà Giang, Lạch Trường. Tại đây, Lý Thường kiệt đã sống và làm việc trong 19 năm ông làm Tống trấn Thanh Hóa.
Câu 3: Vị tướng nào là người Thanh Hóa có công dẹp loạn "Tam vương” thời Lý ?
a. Đào Cam Mộc
b. Lê Phụng Hiểu
c. Lý Thường Kiệt
d. Tô Hiến Thành
Gợi ý: Ông (Lê Phụng Hiểu) là đô vật nổi tiếng với tên gọi Đô Bưng, là đại tướng của nhà Lý; quê ở hương Băng Sơn, thuộc giáp Cổ Đằng (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa); là người có công dẹp loạn “Tam vương”, phò Lý Thái Tông lên ngôi vua năm 1028. Ông phụng sự 3 triều vua nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông). Là vị tướng gắn liền với sự tích “ruộng ném đao” (Thác Đao Điền).
Câu 4: Đền Đồng Cổ (thờ thần Trống Đồng) hiện nay thuộc địa phương nào của tỉnh Thanh Hóa?
a. Làng Trịnh Lộc, xã Yên Phú, huyện Yên Định.
b. Làng Quan Yên, xã Định Tiến, huyện Yên Định.
c. Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
d. Làng Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định.
Gợi ý trả lời: Đền Đồng Cổ thờ vị thần Trống Đồng, tọa lạc ở chân núi Khả Lao (Tam Thai, nay là Làng Đan Nê). Đền gắn liền với truyền thuyết thần giúp vua Hùng đánh giặc Hồ Tôn. Khi thắng trận trở về, vua Hùng làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và phong cho thần là “Đồng Cổ Đại Vương”.
Vào thời Lý, tương truyền, thần Đồng Cổ đã hai lần báo mộng cho thái tử Lý Phật Mã những việc lớn liên quan đến quốc gia. Được vua Lý Thái Tông xuống chiếu phong hàm “Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương”.
Câu 5: Bộ sử nào dưới đây ghi chép về việc đổi tên “Trại Ái Châu” thành “Phủ Thanh Hóa”?
a. Đại Việt sử ký.
b. Đại Việt sử ký toàn thư.
c. Đại Việt sử ký tiền biên.
d. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Gợi ý: Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ quốc sử lớn nhất của triều Nguyễn, được Quốc sử quán biên soạn, do Phan Thanh Giản làm tổng tài, được biên soạn từ năm Tự Đức thứ 9 (1856) đến năm Tự Đức thứ 12 (1859). Bộ sách đã trải qua bổ sung nhiều lần, sau đó được khắc in vào ngày 21 tháng 7 niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất. Sách này do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1998, tại tập I trang 1078, 1079 có ghi: “ Nhà Đinh và nhà Lê gọi Thanh Hóa là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hóa phủ…”
Câu 6: Năm 1029, Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương được đặt tên dưới triều vua nào của nhà Lý?
a. Lý Thái Tổ
b. Lý Thái Tông
c. Lý Thánh Tông
d. Lý Nhân Tông
Gợi ý trả lời: Lý Phật Mã (Vua Lý Thái Tông), là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ, được thần Đồng Cổ hai lần báo mộng những công việc trọng đại của quốc gia (lần đầu là quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam và sau đó là loạn “Tam vương”). Sau khi dẹp loạn “Tam vương”, năm 1028, ông lên ngôi, là vị hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Lý.
Câu 7: Trong triều đại nhà Lý, Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm Tổng trấn Thanh Hóa vào thời gian nào?
a. Từ năm 1082 đến năm 1101.
b. Từ năm 1069 đến năm 1072.
c. Từ năm 1072 đến năm 1082.
d. Từ năm 1102 đến năm 1109.
Gợi ý: Trong triều đại nhà Lý, Lý Thường Kiệt được cử vào Thanh Hóa làm tổng trấn trong 19 năm (1082-1101); ông đã đưa vùng đất xứ Thanh trở thành một địa phương ổn định, thanh bình, văn minh, văn hiến, với những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh.
Câu 8: Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt thời Hậu Lê được ban hành dưới triều vua nào?
a. Lê Lợi (Lê Thái Tổ).
b. Lê Thái Tông.
c. Lê Nhân Tông.
d. Lê Thánh Tông.
Gợi ý: Bộ luật Hồng Đức là bộ luật chính thức của Nhà nước Đại Việt dưới thời Hậu Lê, gồm có 13 chương và 722 điều, được khởi soạn từ các thời vua đầu của nhà Hậu Lê và được bổ sung, hoàn thiện và ban hành vào đời vua thứ năm (Lê Thánh Tông) của nhà Hậu Lê.
Câu 9: Trong lịch sử Việt Nam, những vị vua, chúa, danh nhân, công thần nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Triệu Thị Trinh, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi.
b. Mai Thúc Loan, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Đào Cam Mộc, Nguyễn Kim.
c. Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng.
d. Triệu Thị Trinh, Đào Duy Từ, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi.
Gợi ý: Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa là miền đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú, như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Đào Duy Từ …
Câu 10: Năm 1841, tên gọi tỉnh Thanh Hóa được đặt dưới triều vua nào của nhà Nguyễn?
a. Gia Long
b. Minh Mệnh
c. Thiệu Trị
d. Tự Đức
Gợi ý: Trong triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), Thanh Hóa có nhiều tên gọi khác nhau: Thanh Hoa nội trấn (thời Gia Long), tỉnh Thanh Hoa (thời Minh Mệnh), đời vua tiếp theo được đổi thành tỉnh Thanh Hóa (thời vua Thiệu Trị), tên gọi tỉnh Thanh Hóa ổn định từ đó đến nay.
Câu 11: Thanh Hóa là nơi phát tích của các vương triều và dòng chúa nào trong lịch sử Việt Nam?
a. Tiền Lê, Lý, Hồ, Hậu Lê, Mạc; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
b. Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn; chúa Nguyễn.
c. Tiền Lê, Lý, Mạc, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
d. Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn. Thanh Hóa tự hào là vùng đất khởi nghiệp của 4 triều đại quân chủ phong kiến là Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; là đất “thang mộc” của các dòng chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
Câu 12: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, những lãnh tụ nào dưới đây là người Thanh Hóa?
a. Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
b. Trần Xuân Soạn, Cao Thắng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân.
c. Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
d. Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Cao Thắng.
Gợi ý: Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858; đến năm 1885, vua Hàm nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi các văn thân, sỹ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp. Thanh Hóa đã có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương, như: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh…do các văn thân , sỹ phu Thanh Hóa lãnh đạo, như: Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước và rất nhiều những người con ưu tú khác.
Câu 13: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại địa điểm nào?
a. Làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.
b. Làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.
c. Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.
d. Làng Cự Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa.
Gợi ý: Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 03 tháng 02 năm 1930, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; đồng chí Nguyễn Doãn Chấp được cử về Thanh Hóa thành lập các Chi bộ cộng sản: Chi bộ Hàm Hạ (ngày 25/6/1930, tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn); Chi bộ Thiệu Hóa (ngày 10/7/1930, tại xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa); Chi bộ Thọ Xuân (ngày 22/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân).
Ngày 29/7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản. Hội nghị đã cử đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư Tỉnh ủy.
Câu 14: Trong lần về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”, câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong thời gian và địa điểm nào?
a. Năm 1947 tại Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
b. Năm 1957 tại trụ sở Tỉnh ủy, Thanh Hóa.
c. Năm 1960 tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
d. Năm 1961 tại sân vận động tỉnh Thanh Hóa.
Gợi ý: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa vào các năm 1947, 1957, 1960, 1961. Trong lần thứ 2 về thăm Thanh Hóa, Bác Hồ đã khen ngợi: “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”.
Câu 15: Thành Nhà Hồ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 27/6/2010.
b. Ngày 27/6/2011.
c. Ngày 16/6/2012.
d. Ngày 16/6/2013.
Gợi ý: Thành Nhà Hồ (thành Tây Đô) được xây vào năm 1397, do Hồ Quý Ly chỉ huy. Hiện nay, Thành Nhà Hồ nằm trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến) và thôn Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia từ năm 1962, đến năm 2009 Thành Nhà Hồ đã được lập hồ sơ đề cử Di sản văn hóa thế giới. Sau đó (vào năm 2011), thành Nhà Hồ đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Câu 16: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội ?
a. 16 kỳ đại hội.
b. 17 kỳ đại hội.
c. 18 kỳ đại hội.
d. 19 kỳ đại hội.
Gợi ý: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập; do điều kiện chiến tranh, Đảng hoạt động bí mật, nên chỉ tổ chức các hội nghị để triển khai chủ trương, nhiệm vụ của Đảng. Sau khi đất nước giành chính quyền, tháng 2 năm 1948, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I tại làng Thuận Hậu (xã Xuân Minh, Thọ Xuân).
Trong 88 năm với 18 kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đặc biệt sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng rạo, phát huy tốt hững tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang phấn đấu thực hiện thứng lợi các mục tiêu đề ra hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX vào năm 2020.
II. Phần tự luận (bài viết không quá 7.000 từ)
Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 1029 ? Theo bạn trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành "Tỉnh kiểu mẫu" như Bác Hồ hằng mong muốn.
Gợi ý: Bài viết cần truyền tải được các nội dung chính như sau:
1.Trình bày những hiểu biết của bản thân về sự kiện ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương:
- Giới thiệu khái quát về tỉnh Thanh Hóa.
- Tên gọi miền đất xứ Thanh trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (qua các cứ liệu lịch sử).
2. Tỉnh Thanh Hóa cần làm gì để giữu gìn và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng trong việc xây dựng Thanh Hóa trở thành “tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ mong muốn:
- Về kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh.
- Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
- Về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao chính quyền và đối ngoại nhân dân.
3. Liên hệ trách nhiệm bản thân: trong học tập, lao động và công tác (sát với lứa tuổi, lĩnh vực học tập, công tác).
BAN TUYÊN GIÁO THỊ ỦY BỈM SƠN