Truy cập

Hôm nay:
8574
Hôm qua:
12251
Tuần này:
97160
Tháng này:
97160
Tất cả:
6871648

Bỉm Sơn đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Là đô thị công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2010, thị xã Bỉm Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nước, từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử.

CDS.jpg


Và trong năm 2022, Thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chuyển đổi số cho thấy quyết tâm của Thị xã để hướng đến nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, là cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng toàn diện.

Để tạo nền tảng thực hiện chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn triển khai đồng bộ, hiệu quả các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Trong đó, UBND thị xã đã quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Đến nay, hạ tầng mạng viễn thông được phủ rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số của thị xã. Toàn thị xã có 115 trạm BTS của các nhà mạng Viễn thông Vinaphon, Viettel, Mobiphone; 100% các cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng mạng cáp quang, truyền số liệu chuyên dùng và hệ thống Wifi; Có 29/58 Nhà văn hóa thôn, khu phố lắp đặt hệ thống Wifi phục vụ người dân sử dụng các tiện ích của Internet. Việc đầu tư, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin cũng được quan tâm; Hệ thống mạng LAN tại các cơ quan, đơn vị hoạt động ổn định; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước được trang bị máy vi tính và các thiết bị phụ trợ đảm bảo điều kiện làm việc trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức, viên chức từ thị xã đến xã, phường đã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để thực hiện trao đổi công tác; thực hiện hiệu quả các phần mềm, chương trình dùng chung của Tỉnh, như: TD OFFICE, Theo dõi nhiệm vụ, Phần mềm Một cửa... Mặt khác, nhận thấy trong chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, là tài sản, tài nguyên, điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số, do đó, ngoài việc triển khai sử dụng có hiệu quả các cơsở dữ liệudùng chung của tỉnh thì một số phòng, ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã cũng đã thực hiện xây dựng các cơsở dữ liệuchuyên ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước, như: Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức; Phần mềm theo dõi đối tượng Bảo trợ xã hội; phần mềm Hộ tịch; phần mềm chứng thực điện tử,... UBND Thị xã đã thực hiện số hóa toàn bộ văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND Thị xã từ năm 1984 đến nay. Cổng Thông tin điện tử Bỉm Sơn và Trang TTĐT xã, phường được lưu trữ dữ liệu tại VNPT Thanh Hoá.

Bên cạnh việc quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuât, nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Thị xã còn chú trọng triển khai các mô hình chuyển đổi số, tiêu biểu như Hệ thống hội nghị trực tuyến. Hiện nay, Thị xã có 10 điểm cầu phòng họp trực tuyến, gồm: 1 điểm cầu của Thị xã tại Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hoá Thị xã, 1 điểm cầu tại Thị uỷ Bỉm Sơn, 1 điểm cầu tại Công an Thị xã và 7 điểm cầu tại 7 xã, phường. Hệ thống hội nghị trực tuyến đảm bảo kết nối liên thông 4 cấp; đã giúp giảm được thời gian và chi phí đi lại, mở rộng thành phần tham dự cuộc họp. Đề án xây dựng mô hình “Camera Nhân dân với an ninh, trật tự” được triển khai có hiệu quả tại các xã, phường, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Về phát triển thương mại điện tử, nhằm giúp hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số, UBND Thị xã đã chỉ đạo các ngành liên quan, các đoàn thể lồng ghép tuyên truyền phát triển thương mại điện tử tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để các sản phẩm thương mại của hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn được bán trên các sàn thương mại điện tử như: Voso, Postmart... từ đó các sản phẩm thương mại của Bỉm Sơn có cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng lớn nhất, thu lợi nhuận nhiều nhất. Cùng với đó, hầu hết các siêu thị, cửa hàng mua bán trên địa bàn thị xã đều thực hiện thanh toán bằng quét thẻ, mã QR Code... cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông đều chấp nhận thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình thông qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Có thể thấy, chuyển đổi số đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết những bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Do đó, để chuyển đổi số hiệu quả, thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số theo Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà UBND thị xã đã phê duyệt thì bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, người dân, doanh nghiệp cũng cần phải tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Là đô thị công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2010, thị xã Bỉm Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nước, từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử.

CDS.jpg


Và trong năm 2022, Thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chuyển đổi số cho thấy quyết tâm của Thị xã để hướng đến nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, là cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng toàn diện.

Để tạo nền tảng thực hiện chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn triển khai đồng bộ, hiệu quả các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Trong đó, UBND thị xã đã quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Đến nay, hạ tầng mạng viễn thông được phủ rộng khắp, sẵn sàng đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số của thị xã. Toàn thị xã có 115 trạm BTS của các nhà mạng Viễn thông Vinaphon, Viettel, Mobiphone; 100% các cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng mạng cáp quang, truyền số liệu chuyên dùng và hệ thống Wifi; Có 29/58 Nhà văn hóa thôn, khu phố lắp đặt hệ thống Wifi phục vụ người dân sử dụng các tiện ích của Internet. Việc đầu tư, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin cũng được quan tâm; Hệ thống mạng LAN tại các cơ quan, đơn vị hoạt động ổn định; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước được trang bị máy vi tính và các thiết bị phụ trợ đảm bảo điều kiện làm việc trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức, viên chức từ thị xã đến xã, phường đã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để thực hiện trao đổi công tác; thực hiện hiệu quả các phần mềm, chương trình dùng chung của Tỉnh, như: TD OFFICE, Theo dõi nhiệm vụ, Phần mềm Một cửa... Mặt khác, nhận thấy trong chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, là tài sản, tài nguyên, điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số, do đó, ngoài việc triển khai sử dụng có hiệu quả các cơsở dữ liệudùng chung của tỉnh thì một số phòng, ban, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã cũng đã thực hiện xây dựng các cơsở dữ liệuchuyên ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước, như: Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức; Phần mềm theo dõi đối tượng Bảo trợ xã hội; phần mềm Hộ tịch; phần mềm chứng thực điện tử,... UBND Thị xã đã thực hiện số hóa toàn bộ văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND Thị xã từ năm 1984 đến nay. Cổng Thông tin điện tử Bỉm Sơn và Trang TTĐT xã, phường được lưu trữ dữ liệu tại VNPT Thanh Hoá.

Bên cạnh việc quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuât, nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Thị xã còn chú trọng triển khai các mô hình chuyển đổi số, tiêu biểu như Hệ thống hội nghị trực tuyến. Hiện nay, Thị xã có 10 điểm cầu phòng họp trực tuyến, gồm: 1 điểm cầu của Thị xã tại Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hoá Thị xã, 1 điểm cầu tại Thị uỷ Bỉm Sơn, 1 điểm cầu tại Công an Thị xã và 7 điểm cầu tại 7 xã, phường. Hệ thống hội nghị trực tuyến đảm bảo kết nối liên thông 4 cấp; đã giúp giảm được thời gian và chi phí đi lại, mở rộng thành phần tham dự cuộc họp. Đề án xây dựng mô hình “Camera Nhân dân với an ninh, trật tự” được triển khai có hiệu quả tại các xã, phường, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Về phát triển thương mại điện tử, nhằm giúp hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số, UBND Thị xã đã chỉ đạo các ngành liên quan, các đoàn thể lồng ghép tuyên truyền phát triển thương mại điện tử tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để các sản phẩm thương mại của hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn được bán trên các sàn thương mại điện tử như: Voso, Postmart... từ đó các sản phẩm thương mại của Bỉm Sơn có cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng lớn nhất, thu lợi nhuận nhiều nhất. Cùng với đó, hầu hết các siêu thị, cửa hàng mua bán trên địa bàn thị xã đều thực hiện thanh toán bằng quét thẻ, mã QR Code... cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông đều chấp nhận thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình thông qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Có thể thấy, chuyển đổi số đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết những bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Do đó, để chuyển đổi số hiệu quả, thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số theo Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà UBND thị xã đã phê duyệt thì bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, người dân, doanh nghiệp cũng cần phải tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC