Truy cập

Hôm nay:
7286
Hôm qua:
25490
Tuần này:
83621
Tháng này:
83621
Tất cả:
6858109

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt 1.180 ha.

Xác định phát triển cây ăn quả là một nội dung quan trọng trong chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030. Do đó, Bỉm Sơn đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn thị xã nhằm phát triển cây ăn quả với quy mô tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt 1.180 ha.jpg


Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả trên toàn địa bàn thị xã đạt 1.180ha; sản lượng quả đạt trên 24.570 tấn/năm; giá trị thu nhập đạt trên 230 tỷ đồng. Trong đó: vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có diện tích 780ha, sản lượng 20.275 tấn,phân bổ chủ yếu tại các phường: Bắc Sơn, Ba Đình, Đông Sơn, Ngọc Trạo và xã Quang Trung. Các đối tượng cây ăn quả tập trung gồm: cây Dứa 740ha, sản lượng 19.600 tấn/năm; cây Bưởi: 25ha; sản lượng 300 tấn/năm; cây Cam: 15 ha, sản lượng 375 tấn/năm.
Định hướng đến năm 2030, ổn định diện tích sản xuất cây ăn quả (cây Dứa, cây có múi và các loại cây ăn quả khác) 1.180ha, song nâng cao giá trị thu nhập lên 354 tỷ đồng.

Về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Đến năm 2025, có 30% diện tích cây ăn quả tập trung được doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ; 50% sản lượng quả tươi cung cấp cho thị trường trong và ngoài thị xã. Đến năm 2030, có 50% diện tích cây ăn quả tập trung được doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ; 70% sản lượng quả tươi cung cấp cho thị trường trong và ngoài thị xã.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trên, thì việc phát triển cây ăn quả với quy mô tập trung cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tất cả các cấp, các ngành từ thị xã đến UBND các xã, phường; huy động cả hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế vào cuộc. Đặc biệt, phát huy có hiệu quả vai trò của các doanh nghiệp, các Hợp tác xã và người dân vào quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển cây ăn quả phải gắn với quy hoạch của thị xã và phát huy lợi thế của từng xã, phường trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện khí hậu thời tiết, ứng dụng khoa học công nghệ; tạo ra hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng cao; bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, tổ chức sản xuất cây ăn quả phải gắn với tổ chức thị trường, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.

Nguyễn Tới

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt 1.180 ha.

Xác định phát triển cây ăn quả là một nội dung quan trọng trong chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030. Do đó, Bỉm Sơn đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn thị xã nhằm phát triển cây ăn quả với quy mô tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt 1.180 ha.jpg


Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả trên toàn địa bàn thị xã đạt 1.180ha; sản lượng quả đạt trên 24.570 tấn/năm; giá trị thu nhập đạt trên 230 tỷ đồng. Trong đó: vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có diện tích 780ha, sản lượng 20.275 tấn,phân bổ chủ yếu tại các phường: Bắc Sơn, Ba Đình, Đông Sơn, Ngọc Trạo và xã Quang Trung. Các đối tượng cây ăn quả tập trung gồm: cây Dứa 740ha, sản lượng 19.600 tấn/năm; cây Bưởi: 25ha; sản lượng 300 tấn/năm; cây Cam: 15 ha, sản lượng 375 tấn/năm.
Định hướng đến năm 2030, ổn định diện tích sản xuất cây ăn quả (cây Dứa, cây có múi và các loại cây ăn quả khác) 1.180ha, song nâng cao giá trị thu nhập lên 354 tỷ đồng.

Về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Đến năm 2025, có 30% diện tích cây ăn quả tập trung được doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ; 50% sản lượng quả tươi cung cấp cho thị trường trong và ngoài thị xã. Đến năm 2030, có 50% diện tích cây ăn quả tập trung được doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ dân sản xuất, tiêu thụ; 70% sản lượng quả tươi cung cấp cho thị trường trong và ngoài thị xã.

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trên, thì việc phát triển cây ăn quả với quy mô tập trung cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tất cả các cấp, các ngành từ thị xã đến UBND các xã, phường; huy động cả hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế vào cuộc. Đặc biệt, phát huy có hiệu quả vai trò của các doanh nghiệp, các Hợp tác xã và người dân vào quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển cây ăn quả phải gắn với quy hoạch của thị xã và phát huy lợi thế của từng xã, phường trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện khí hậu thời tiết, ứng dụng khoa học công nghệ; tạo ra hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng cao; bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, tổ chức sản xuất cây ăn quả phải gắn với tổ chức thị trường, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.

Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC