Truy cập

Hôm nay:
1665
Hôm qua:
12834
Tuần này:
1665
Tháng này:
103085
Tất cả:
6877573

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2030 có 70-75% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao; năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh còn nhiều hạn chế...

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, Thị ủy Bỉm Sơn đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu tổng quát, Thị ủy đặt ra là bảo đảm quyền làm chủ của nông dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Phát huy tinh thần đoàn kết tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái; đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Thị xã cũng đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, Bỉm Sơn có 70-75% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chuyển đổi linh hoạt trồng cây lương thực, giảm diện tích đất sản xuất lúa ở mức hợp lý từ 517,23 ha xuống còn 450 ha, hằng năm sản xuất 3.500 tấn lương thực có hạt; tăng diện tích trồng rau, đậu từ 69,43 ha lên 90 ha; tăng diện tích cây ăn quả từ 730 ha lên 800 ha; Thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá đảm bảo diện tích nuôi trồng thủy sản từ 130 ha đến 150 ha; Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 255,75 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 1,8%. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2030 đạt 150ha; Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 250 triệu đồng; Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50-55% giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với đó, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt 55%; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hằng năm: 0,5%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội dưới 15%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt 100%.

Thị xã cũng xác định tầm nhìn đến 2045, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Bỉm Sơn có môi trường sống xanh, sạch, đẹp; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; Nhân dân có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, phát triển toàn diện.

Để đạt được các mục tiêu đó, Thị ủy Bỉm Sơn đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng thực hiện đó là: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết và hợp tác; mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2030 có 70-75% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao; năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh còn nhiều hạn chế...

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, Thị ủy Bỉm Sơn đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu tổng quát, Thị ủy đặt ra là bảo đảm quyền làm chủ của nông dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Phát huy tinh thần đoàn kết tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái; đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Thị xã cũng đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, Bỉm Sơn có 70-75% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chuyển đổi linh hoạt trồng cây lương thực, giảm diện tích đất sản xuất lúa ở mức hợp lý từ 517,23 ha xuống còn 450 ha, hằng năm sản xuất 3.500 tấn lương thực có hạt; tăng diện tích trồng rau, đậu từ 69,43 ha lên 90 ha; tăng diện tích cây ăn quả từ 730 ha lên 800 ha; Thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá đảm bảo diện tích nuôi trồng thủy sản từ 130 ha đến 150 ha; Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 255,75 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 1,8%. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2030 đạt 150ha; Giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 250 triệu đồng; Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50-55% giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với đó, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt 55%; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hằng năm: 0,5%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội dưới 15%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt 100%.

Thị xã cũng xác định tầm nhìn đến 2045, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Bỉm Sơn có môi trường sống xanh, sạch, đẹp; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; Nhân dân có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, phát triển toàn diện.

Để đạt được các mục tiêu đó, Thị ủy Bỉm Sơn đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng thực hiện đó là: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết và hợp tác; mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC