Truy cập

Hôm nay:
134
Hôm qua:
12251
Tuần này:
88720
Tháng này:
88720
Tất cả:
6863208

Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa.

Vụ Chiêm Xuân năm nay, toàn thị xã gieo cấy 510 ha lúa. Hiện nay, ngoài việc chăm sóc, bón phân cân đối thì các ngành chức năng và các địa phương đang chỉ đạo bà con tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại xuất hiện để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

sb.jpg


Đến thời điểm này nhìn chung cây lúa trên địa bàn thị xã đang trên đà sinh trưởng, phát triển tốt, phần lớn diện tích lúa Chiêm Xuân đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, cuối đẻ nhánh, đứng cái làm đòng. Tuy nhiên, trên đồng ruộng đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại như: đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... Trước tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã và các địa phương đã tăng cường cử cán bộ xuống kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh; ban hành các văn bản thông báo về tình hình dịch bệnh cho các địa phương, đồng thời có những khuyến cáo cụ thể, giúp bà con nông dân chủ động phun thuốc phòng trừ bệnh hại kịp thời.

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, diễn biến thời tiết thời gian tới sẽ phức tạp, nắng ẩm, mưa, sương mù..., đây là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện tích lúa đang sinh trưởng, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại ra diện rộng trên một số giống như: TBR225, Nếp, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111, Nhị ưu 986..; sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 sẽ nở rộ từ ngày 4/4-18/4/2023 có khả năng gây hại cục bộ trên các diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái; chuột tiếp tục gia tăng và gây hại, nhất là gia đoại lúa làm đòng.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã cho biết: Để phòng trừ bệnh đạo ôn lá, bà con nông dân cần lưu ý: Trên diện tích đã xuất hiện vết bệnh dừng bón phân, đặc biệt là phân đạm và phun các loại phân qua lá; đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3-5cm; Cần sử dụng loại thuốc trừ bệnh ngay bằng một trong các loại thuốc như Bump 650 WP, Bankan 600WP; nếu áp lực bệnh cao có thể phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày; Sau phun thuốc khi bệnh ngừng phát triển mới được bón phân và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Đối với phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, nên sử dụng thuốc trừ sâu: Rholam 20 EC, Clever 30WG..., để phun trừ bệnh có hiệu quả cao cần phu lượng nước thuốc đã pha là 25-30 lít/sào. Đối với phòng trừ chuột hại thì bà con nên sử dụng các biện pháp thủ công như đánh bẫy bả.

Để chủ động phòng trừ, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện bệnh cần báo cho cơ quan chuyên môn và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp, nhằm hạn chế sâu bệnh lây lan ra diện rộng, đảm bảo năng suất, chất lượng lúa vụ Chiêm Xuân.
Nguyễn Tới

Chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây lúa.

Vụ Chiêm Xuân năm nay, toàn thị xã gieo cấy 510 ha lúa. Hiện nay, ngoài việc chăm sóc, bón phân cân đối thì các ngành chức năng và các địa phương đang chỉ đạo bà con tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại xuất hiện để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

sb.jpg


Đến thời điểm này nhìn chung cây lúa trên địa bàn thị xã đang trên đà sinh trưởng, phát triển tốt, phần lớn diện tích lúa Chiêm Xuân đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, cuối đẻ nhánh, đứng cái làm đòng. Tuy nhiên, trên đồng ruộng đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại như: đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... Trước tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã và các địa phương đã tăng cường cử cán bộ xuống kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh; ban hành các văn bản thông báo về tình hình dịch bệnh cho các địa phương, đồng thời có những khuyến cáo cụ thể, giúp bà con nông dân chủ động phun thuốc phòng trừ bệnh hại kịp thời.

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, diễn biến thời tiết thời gian tới sẽ phức tạp, nắng ẩm, mưa, sương mù..., đây là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện tích lúa đang sinh trưởng, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại ra diện rộng trên một số giống như: TBR225, Nếp, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111, Nhị ưu 986..; sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 sẽ nở rộ từ ngày 4/4-18/4/2023 có khả năng gây hại cục bộ trên các diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái; chuột tiếp tục gia tăng và gây hại, nhất là gia đoại lúa làm đòng.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã cho biết: Để phòng trừ bệnh đạo ôn lá, bà con nông dân cần lưu ý: Trên diện tích đã xuất hiện vết bệnh dừng bón phân, đặc biệt là phân đạm và phun các loại phân qua lá; đảm bảo mực nước trên ruộng từ 3-5cm; Cần sử dụng loại thuốc trừ bệnh ngay bằng một trong các loại thuốc như Bump 650 WP, Bankan 600WP; nếu áp lực bệnh cao có thể phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày; Sau phun thuốc khi bệnh ngừng phát triển mới được bón phân và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Đối với phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, nên sử dụng thuốc trừ sâu: Rholam 20 EC, Clever 30WG..., để phun trừ bệnh có hiệu quả cao cần phu lượng nước thuốc đã pha là 25-30 lít/sào. Đối với phòng trừ chuột hại thì bà con nên sử dụng các biện pháp thủ công như đánh bẫy bả.

Để chủ động phòng trừ, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện bệnh cần báo cho cơ quan chuyên môn và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp, nhằm hạn chế sâu bệnh lây lan ra diện rộng, đảm bảo năng suất, chất lượng lúa vụ Chiêm Xuân.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC