Truy cập

Hôm nay:
4014
Hôm qua:
12251
Tuần này:
92600
Tháng này:
92600
Tất cả:
6867088

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội.

Tháng Giêng là thời kỳ cao điểm tập trung đông người ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao. Hàng quán tại các lễ hội mọc lên như nấm, từ những quán ăn bề thế đến những gánh hàng rong tạm bợ bán bánh tráng, nem chua, xúc xích đều thu hút thực khách. Đặc điểm chung của những quán ăn ở khu vực này là không được che đậy hay bảo quản kỹ càng. Vì vậy, ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội là phải được quan tâm hơn bao giờ hết.

Lễ hội mang tính chất thời vụ nên việc chế biến, sản xuất thực phẩm của các cá nhân, hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, sản phẩm khó đảm bảo chất lượng vệ sinh, ATTP. Bên cạnh đó, các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính chất tạm thời, lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu người thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn; nhiều nơi, hàng quán được bố trí ngay ở đường đi, không đủ điều kiện ngăn gió bụi, mưa nắng, ruồi, chuột..., làm cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm, hư hại. Thêm vào đó, mùa lễ hội thường có mưa phùn, tạo điều kiện cho thực phẩm, thức ăn, đồ uống dễ bị hư hỏng, bị nhiễm mầm bệnh và dễ gây bệnh. Đặc biệt, những thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm, béo như thịt, hải sản tiềm ẩn nguy cơ bị ôi thiu, chỉ cần sơ suất nhỏ trong chế biến, bảo quản là vi khuẩn phát triển gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nếu người bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm, trong khi lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo nguy cơ mất an toàn. Ở một số khu vực, người bán hàng không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn rồi lại bốc thực phẩm chín, rất mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mặc dù trên địa bàn Thị xã chưa xảy ra trường hợp khách du lịch bị ngộ độc thực phẩm nhưng nếu chủ quan, lơ là trong khâu quản lý, để tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của du lịch lễ hội địa phương khidu khách về tham quan, vãng cảnh cũng như mất lòng tin của nhân dân. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ du khách và nhân dân tham gia lễ hội, UBND Thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và xã phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các quy định về an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội; tích cực thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trong không khí lễ hội tấp nập đầu năm, cùng với nỗ lực của cơ quan chức năng về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần cẩn trọng với việc chọn lựa và sử dụng thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ và có một mùa lễ hội an toàn.

Hà Nghĩa

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa lễ hội.

Tháng Giêng là thời kỳ cao điểm tập trung đông người ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao. Hàng quán tại các lễ hội mọc lên như nấm, từ những quán ăn bề thế đến những gánh hàng rong tạm bợ bán bánh tráng, nem chua, xúc xích đều thu hút thực khách. Đặc điểm chung của những quán ăn ở khu vực này là không được che đậy hay bảo quản kỹ càng. Vì vậy, ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội là phải được quan tâm hơn bao giờ hết.

Lễ hội mang tính chất thời vụ nên việc chế biến, sản xuất thực phẩm của các cá nhân, hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, sản phẩm khó đảm bảo chất lượng vệ sinh, ATTP. Bên cạnh đó, các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính chất tạm thời, lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu người thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn; nhiều nơi, hàng quán được bố trí ngay ở đường đi, không đủ điều kiện ngăn gió bụi, mưa nắng, ruồi, chuột..., làm cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm, hư hại. Thêm vào đó, mùa lễ hội thường có mưa phùn, tạo điều kiện cho thực phẩm, thức ăn, đồ uống dễ bị hư hỏng, bị nhiễm mầm bệnh và dễ gây bệnh. Đặc biệt, những thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm, béo như thịt, hải sản tiềm ẩn nguy cơ bị ôi thiu, chỉ cần sơ suất nhỏ trong chế biến, bảo quản là vi khuẩn phát triển gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nếu người bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm, trong khi lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo nguy cơ mất an toàn. Ở một số khu vực, người bán hàng không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn rồi lại bốc thực phẩm chín, rất mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mặc dù trên địa bàn Thị xã chưa xảy ra trường hợp khách du lịch bị ngộ độc thực phẩm nhưng nếu chủ quan, lơ là trong khâu quản lý, để tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của du lịch lễ hội địa phương khidu khách về tham quan, vãng cảnh cũng như mất lòng tin của nhân dân. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ du khách và nhân dân tham gia lễ hội, UBND Thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và xã phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các quy định về an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội; tích cực thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trong không khí lễ hội tấp nập đầu năm, cùng với nỗ lực của cơ quan chức năng về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần cẩn trọng với việc chọn lựa và sử dụng thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ và có một mùa lễ hội an toàn.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC