Truy cập

Hôm nay:
3014
Hôm qua:
12834
Tuần này:
3014
Tháng này:
104434
Tất cả:
6878922

Đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm

Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Hiện nay, công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm trên địa bàn thị xã đang được các ngành chức năng và các phường, xã tăng cường thực hiện.

Vacxin.jpg


Với phương châm phòng là chính đồng thời thực hiện Kế hoạch của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022, những ngày này, phường Ngọc Trạo đã và đang ra quân triển khai tiêm phòng vắc xin và vệ sinh chuồng trại tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn. UBND phường đã chỉ đạo cán bộ phụ trách nông nghiệp, thú y phối hợp với khu phố nắm số lượng vật nuôi tại các hộ, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, triển khai biện pháp tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững, bảo đảm nguồn thực phẩm tại chỗ và cung cấp cho thị trường.

Chị Nguyễn Thị Hà (khu phố 14, phường Ngọc Trạo) chia sẻ: "Gia đình tôi đang chăn nuôi trên 300 con gà; được tuyên truyền về đảm bảo các điều kiện cho chăn nuôi ổn định, gia đình tôi đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đúng đợt cho đàn vật nuôi. Đồng thời, thường xuyên khử trùng, tiêu độc chuồng trại, do vậy vật nuôi của gia đình phát triển tốt, không xuất hiện dịch bệnh".


Sau tuần đầu ra quân triển khai Kế hoạch của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022, tính đến ngày 21/9/2022, công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn phường Ngọc Trạo đạt kết quả khả quan: Tỷ lệ tiêm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò đạt 75,8%; Vắc xin phòng dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho lợn đạt 45,5%; vắc xin phòng dại cho chó, mèo đạt 83,33% và vắc xin phòng cúm cho đàn gia cầm đạt 60% kế hoạch.

Không chỉ ở phường Ngọc Trạo, tại các địa phương khác công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm cũng đang được đẩy mạnh như tại phường Ba Đình, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đạt 80%; Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho trâu, bò tại phường Lam Sơn đạt 60%... Song bên cạnh các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đạt cao thì đến nay vẫn còn địa phương có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp như: Phường Phú Sơn, Đông Sơn, xã Quang Trung.
Đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn cho biết: Một số phường, xã đã thành lập Ban chỉ đạo tiêm phòng đầy đủ các thành phần nhưng vẫn còn mang tính hình thức. Công tác vận động cho người dân về ý thức tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm chưa cao, hiệu quả công tác tiêm phòng chưa cao; một số địa phương chưa cương quyết đối với các hộ chống đối trong công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đặc biệt là chó, mèo.

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 và Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ, quy định rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc-xin, hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. Như vậy, việc chấp hành tiêm phòng cũng là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm phải chịu trách nhiệm theo Luật Thú y.

Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, bên cạnh việc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã thực hiện cung ứng đầy đủ vắc xin, các loại vật tư phục vụ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch trên địa bàn thị xã theo đúng quy định của Luật Thú y; hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng, các biện pháp an toàn sinh học, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên thú y từ thị xã đến phường, xã, chủ chăn nuôi gia súc, gia cầm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm... thì các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo các khu phố, thôn chịu trách nhiệm thống kê tổng đàn, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các hộ chăn nuôi của khu phố, thôn đồng thời thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để người dân hiểu rõ tính chất, mức độ nguy hại của các loại dịch bệnh, không chỉ gây hại ở đàn vật nuôi mà còn lây lan và gây tử vong ở người, nhất là các bệnh: Tai xanh, dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, lở mồm, long móng gia súc, bệnh cúm gia cầm, bệnh chó, mèo dại... Qua đó vận động người chăn nuôi tự giác tiêm phòng trên nguyên tắc “đã chăn nuôi phải tiêm phòng” và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Mặt khác, các địa phương cần có chế tài xử lý nghiêm đối với các hộ chăn nuôi cố tình chống đối việc tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh rất cao, do đó, việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin sẽ là giải pháp tối ưu giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững.
Nguyễn Tới

Đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm

Tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Hiện nay, công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm trên địa bàn thị xã đang được các ngành chức năng và các phường, xã tăng cường thực hiện.

Vacxin.jpg


Với phương châm phòng là chính đồng thời thực hiện Kế hoạch của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022, những ngày này, phường Ngọc Trạo đã và đang ra quân triển khai tiêm phòng vắc xin và vệ sinh chuồng trại tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn. UBND phường đã chỉ đạo cán bộ phụ trách nông nghiệp, thú y phối hợp với khu phố nắm số lượng vật nuôi tại các hộ, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, triển khai biện pháp tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững, bảo đảm nguồn thực phẩm tại chỗ và cung cấp cho thị trường.

Chị Nguyễn Thị Hà (khu phố 14, phường Ngọc Trạo) chia sẻ: "Gia đình tôi đang chăn nuôi trên 300 con gà; được tuyên truyền về đảm bảo các điều kiện cho chăn nuôi ổn định, gia đình tôi đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đúng đợt cho đàn vật nuôi. Đồng thời, thường xuyên khử trùng, tiêu độc chuồng trại, do vậy vật nuôi của gia đình phát triển tốt, không xuất hiện dịch bệnh".


Sau tuần đầu ra quân triển khai Kế hoạch của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc Tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022, tính đến ngày 21/9/2022, công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn phường Ngọc Trạo đạt kết quả khả quan: Tỷ lệ tiêm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho trâu, bò đạt 75,8%; Vắc xin phòng dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho lợn đạt 45,5%; vắc xin phòng dại cho chó, mèo đạt 83,33% và vắc xin phòng cúm cho đàn gia cầm đạt 60% kế hoạch.

Không chỉ ở phường Ngọc Trạo, tại các địa phương khác công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm cũng đang được đẩy mạnh như tại phường Ba Đình, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đạt 80%; Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho trâu, bò tại phường Lam Sơn đạt 60%... Song bên cạnh các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đạt cao thì đến nay vẫn còn địa phương có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp như: Phường Phú Sơn, Đông Sơn, xã Quang Trung.
Đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn cho biết: Một số phường, xã đã thành lập Ban chỉ đạo tiêm phòng đầy đủ các thành phần nhưng vẫn còn mang tính hình thức. Công tác vận động cho người dân về ý thức tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm chưa cao, hiệu quả công tác tiêm phòng chưa cao; một số địa phương chưa cương quyết đối với các hộ chống đối trong công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đặc biệt là chó, mèo.

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 và Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ, quy định rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc-xin, hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng. Như vậy, việc chấp hành tiêm phòng cũng là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm phải chịu trách nhiệm theo Luật Thú y.

Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, bên cạnh việc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã thực hiện cung ứng đầy đủ vắc xin, các loại vật tư phục vụ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch trên địa bàn thị xã theo đúng quy định của Luật Thú y; hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng, các biện pháp an toàn sinh học, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên thú y từ thị xã đến phường, xã, chủ chăn nuôi gia súc, gia cầm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm... thì các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo các khu phố, thôn chịu trách nhiệm thống kê tổng đàn, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các hộ chăn nuôi của khu phố, thôn đồng thời thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để người dân hiểu rõ tính chất, mức độ nguy hại của các loại dịch bệnh, không chỉ gây hại ở đàn vật nuôi mà còn lây lan và gây tử vong ở người, nhất là các bệnh: Tai xanh, dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, lở mồm, long móng gia súc, bệnh cúm gia cầm, bệnh chó, mèo dại... Qua đó vận động người chăn nuôi tự giác tiêm phòng trên nguyên tắc “đã chăn nuôi phải tiêm phòng” và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Mặt khác, các địa phương cần có chế tài xử lý nghiêm đối với các hộ chăn nuôi cố tình chống đối việc tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh rất cao, do đó, việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin sẽ là giải pháp tối ưu giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC