Truy cập

Hôm nay:
477
Hôm qua:
12251
Tuần này:
89063
Tháng này:
89063
Tất cả:
6863551

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiều ngày 31/3, tại Trung tâm hội nghị 25B – Thành phố Thanh Hóa, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 589 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Dự và chỉ đạo hội nghị tại đầu cầu cấp tỉnh có đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa Thị xã có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH Thị ủy; Trưởng, phó các ban Xây dựng Đảng Thị ủy, các phòng, ban UBND Thị xã; chủ tịch, phó chủ tịch UB MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội thị xã; trưởng các đơn vị sự nghiệp; đại diện Hội doanh nghiệp, CLB Doanh nghiệp trẻ, CLB Doanh nhân nữ Thị xã và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là quy hoạch hoàn toàn mới, với khối lượng công việc rất lớn, tích hợp tất cả các ngành, lĩnh vực; trong khi tại thời điểm lập quy hoạch, các quy định, hướng dẫn lập quy hoạch vẫn đang tiếp tục hoàn thiện; bên cạnh đó, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được lập song hành, cùng với những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19 đã gây nhiều khó khăn cho công tác lập quy hoạch của tỉnh. Song được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan; cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị, địa phương đến nay quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra và là tỉnh thứ 4 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh tại Nghị quyết số 58 ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội. Và đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Đây là mục tiêu phát triển có tính phấn đấu rất cao, đòi hỏi sự đoàn kết, ý chí khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân thì chúng ta mới thực hiện được.Vì vậy, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân biết được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch, nhằm thống nhất cao về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, tạo động lực mới, khí thế mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã công bố Quyết định số 153 ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao quyết định phê duyệt Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày tóm tắt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại Lễ công bố, đồng chí Đỗ Trọng Hưng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh khẳng định Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là sự kiện rất có ý nghĩa, khẳng định khát vọng, tầm nhìn và mở rộng không gian, chỉ ra các động lực phát triển để Thanh Hóa khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, vững vàng trên hành trình trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để thực hiện tốt nội dung quy hoạch, đưa tầm nhìn quy hoạch và khát vọng Thanh Hóa phát triển trở thành hiện thực, đồng chí đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở nội dung quy hoạch; các cấp, các ngành, các địa phương cần phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của địa phương, đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Quy hoạch với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ thời gian hoàn thành và phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch. Chủ động nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách đã ban hành, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn như các trục giao thông chính tại các đô thị, trục giao thông kết nối cao tốc Bắc – Nam với các vùng kinh tế động lực, các dự án hạ tầng cung cấp điện, nước sạch, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và hạ tầng xã hội cấp tỉnh, cấp huyện… Tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì ở thứ hạng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS. Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt Kế hoạch giải phóng mặt bằng năm 2023 và các năm tiếp theo. Tổ chức thực hiện tốt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (DDCI), tạo môi trường thuận lợi xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực, chất lượng, uy tín các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đào tạo, dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, dạy nghề, đẩy mạnh cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh với các cơ sở trong và ngoài nước trong đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các ngành nghề trọng điểm. Đồng thờităng cường công tác bảo vệ môi trường, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tập trung xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm về môi trường và khôi phục hiện trạng môi trường, nhất là những vấn đề bức xúc, tồn đọng kéo dài, các khu xử lý rác thải tập trung, không để phát sinh thêm các điểm ô nhiễm môi trường mới. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là các tài nguyên không tái tạo. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường, các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Một số hình ảnh tiêu biểu:


QH2.jpg

QH3.jpg

QH4.jpg

QH5.jpg

Hà Nghĩa

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiều ngày 31/3, tại Trung tâm hội nghị 25B – Thành phố Thanh Hóa, UBND Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 589 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Dự và chỉ đạo hội nghị tại đầu cầu cấp tỉnh có đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa Thị xã có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH Thị ủy; Trưởng, phó các ban Xây dựng Đảng Thị ủy, các phòng, ban UBND Thị xã; chủ tịch, phó chủ tịch UB MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội thị xã; trưởng các đơn vị sự nghiệp; đại diện Hội doanh nghiệp, CLB Doanh nghiệp trẻ, CLB Doanh nhân nữ Thị xã và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là quy hoạch hoàn toàn mới, với khối lượng công việc rất lớn, tích hợp tất cả các ngành, lĩnh vực; trong khi tại thời điểm lập quy hoạch, các quy định, hướng dẫn lập quy hoạch vẫn đang tiếp tục hoàn thiện; bên cạnh đó, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng được lập song hành, cùng với những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19 đã gây nhiều khó khăn cho công tác lập quy hoạch của tỉnh. Song được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan; cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị, địa phương đến nay quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra và là tỉnh thứ 4 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh tại Nghị quyết số 58 ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội. Và đến năm 2045, Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Đây là mục tiêu phát triển có tính phấn đấu rất cao, đòi hỏi sự đoàn kết, ý chí khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân thì chúng ta mới thực hiện được.Vì vậy, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân biết được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch, nhằm thống nhất cao về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, tạo động lực mới, khí thế mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã công bố Quyết định số 153 ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao quyết định phê duyệt Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày tóm tắt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại Lễ công bố, đồng chí Đỗ Trọng Hưng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tỉnh khẳng định Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là sự kiện rất có ý nghĩa, khẳng định khát vọng, tầm nhìn và mở rộng không gian, chỉ ra các động lực phát triển để Thanh Hóa khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, vững vàng trên hành trình trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để thực hiện tốt nội dung quy hoạch, đưa tầm nhìn quy hoạch và khát vọng Thanh Hóa phát triển trở thành hiện thực, đồng chí đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở nội dung quy hoạch; các cấp, các ngành, các địa phương cần phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của địa phương, đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Quy hoạch với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ thời gian hoàn thành và phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch. Chủ động nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách đã ban hành, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn như các trục giao thông chính tại các đô thị, trục giao thông kết nối cao tốc Bắc – Nam với các vùng kinh tế động lực, các dự án hạ tầng cung cấp điện, nước sạch, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và hạ tầng xã hội cấp tỉnh, cấp huyện… Tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì ở thứ hạng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS. Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt Kế hoạch giải phóng mặt bằng năm 2023 và các năm tiếp theo. Tổ chức thực hiện tốt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (DDCI), tạo môi trường thuận lợi xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực, chất lượng, uy tín các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đào tạo, dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, dạy nghề, đẩy mạnh cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh với các cơ sở trong và ngoài nước trong đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các ngành nghề trọng điểm. Đồng thờităng cường công tác bảo vệ môi trường, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tập trung xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm về môi trường và khôi phục hiện trạng môi trường, nhất là những vấn đề bức xúc, tồn đọng kéo dài, các khu xử lý rác thải tập trung, không để phát sinh thêm các điểm ô nhiễm môi trường mới. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là các tài nguyên không tái tạo. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường, các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Một số hình ảnh tiêu biểu:


QH2.jpg

QH3.jpg

QH4.jpg

QH5.jpg

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC