Truy cập

Hôm nay:
7720
Hôm qua:
12251
Tuần này:
96306
Tháng này:
96306
Tất cả:
6870794

Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm thực hiện chuyển đổi số

Sáng 25/12/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06); Tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

De an 06.jpg


Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng đại diện lãnh đạo Công an Thị xã; Thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc Đề án 06 Thị xã; Thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số Thị xã; Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 phường, xã và Trưởng Công an phường, xã.

Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án 06, đến nay cả nước đã hoàn thành 47/89 nhiệm vụ của Đề án 06; 34 nhiệm vụ đang thực hiện thường xuyên. Hoàn thành cung cấp 21/25 dịch dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử. Về ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã bước đầu triển khai kết nối dữ liệu góp phần làm sạch thông tin tín dụng ngân hàng để kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Ứng dụng CCCD gắn chíp điện tử tích hợp thông tin thẻ BHYT phục vụ khám chữa bệnh tại 94% cơ sở y tế (tiết kiệm 24,7 tỷ đồng tiền in thẻ BHYT giấy so với năm 2021); tích hợp thông tin thẻ ATM phục vụ rút tiền (tiết kiệm chi phí in thẻ cho các tổ chức ngân hàng khoảng 50.000 đồng/thẻ)… Ngày 18/7/2022, Bộ Công an đã công bố hệ thống Định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức; Đến ngày 22/12/2022, hệ thống đã phê duyệt gần 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân, trong đó có trên 2,5 tài khoản định danh điện tử đã kích hoạt.

Đối với kết quả triển khai Chuyển đổi số năm 2022, trong 12 chỉ tiêu đặt ra tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022, đến nay đã có 9 chỉ tiêu hoàn thành. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương cùng sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ của chuyển đổi số và Đề án 06. Thủ tướng nhấn mạnh: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm, góp phần giảm bớt khó khăn, tạo thêm thời cơ và thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.

Chủ đề chuyển đổi số năm 2023 là năm “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong năm 2023, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thành dứt điểm những nhiệm vụ còn chậm tiến độ trong thời gian sớm nhất. Người đứng đầu các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ trung ương tới cơ sở. Người đứng đầu các địa phương vào cuộc tích cực hơn nữa, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết để triển khai thực hiện; có cơ chế kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở; chỉ đạo điểu tra cơ bản theo đặc thù vùng miền để áp dụng, triển khai cho phù hợp. Chuyển đổi số nói chung, trong đó có Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân. Chuyển đổi số triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thực hiện một cách bài bản, thực chất; dữ liệu phải "đúng, đủ, sạch, sống".
Nguyễn Tới

Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm thực hiện chuyển đổi số

Sáng 25/12/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06); Tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

De an 06.jpg


Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng đại diện lãnh đạo Công an Thị xã; Thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc Đề án 06 Thị xã; Thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số Thị xã; Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 phường, xã và Trưởng Công an phường, xã.

Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án 06, đến nay cả nước đã hoàn thành 47/89 nhiệm vụ của Đề án 06; 34 nhiệm vụ đang thực hiện thường xuyên. Hoàn thành cung cấp 21/25 dịch dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử. Về ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã bước đầu triển khai kết nối dữ liệu góp phần làm sạch thông tin tín dụng ngân hàng để kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Ứng dụng CCCD gắn chíp điện tử tích hợp thông tin thẻ BHYT phục vụ khám chữa bệnh tại 94% cơ sở y tế (tiết kiệm 24,7 tỷ đồng tiền in thẻ BHYT giấy so với năm 2021); tích hợp thông tin thẻ ATM phục vụ rút tiền (tiết kiệm chi phí in thẻ cho các tổ chức ngân hàng khoảng 50.000 đồng/thẻ)… Ngày 18/7/2022, Bộ Công an đã công bố hệ thống Định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức; Đến ngày 22/12/2022, hệ thống đã phê duyệt gần 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân, trong đó có trên 2,5 tài khoản định danh điện tử đã kích hoạt.

Đối với kết quả triển khai Chuyển đổi số năm 2022, trong 12 chỉ tiêu đặt ra tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022, đến nay đã có 9 chỉ tiêu hoàn thành. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương cùng sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ của chuyển đổi số và Đề án 06. Thủ tướng nhấn mạnh: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm, góp phần giảm bớt khó khăn, tạo thêm thời cơ và thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.

Chủ đề chuyển đổi số năm 2023 là năm “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong năm 2023, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thành dứt điểm những nhiệm vụ còn chậm tiến độ trong thời gian sớm nhất. Người đứng đầu các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ trung ương tới cơ sở. Người đứng đầu các địa phương vào cuộc tích cực hơn nữa, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết để triển khai thực hiện; có cơ chế kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở; chỉ đạo điểu tra cơ bản theo đặc thù vùng miền để áp dụng, triển khai cho phù hợp. Chuyển đổi số nói chung, trong đó có Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân. Chuyển đổi số triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thực hiện một cách bài bản, thực chất; dữ liệu phải "đúng, đủ, sạch, sống".
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC