Truy cập

Hôm nay:
7742
Hôm qua:
12251
Tuần này:
96328
Tháng này:
96328
Tất cả:
6870816

Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ

Sáng ngày 29/12/2022, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các đồng chí: Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đồng chủ trì hội nghị.

truc tuyen.JPG


Dự hội nghị tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng các thành viên Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội thị xã; Giám đốc, Phó Giám đốc và Tổ trưởng nghiệp vụ thuộc Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Bỉm Sơn.

Theo báo cáo tại Hội nghị, qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật; huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn lớn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng; vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... NHCSXH Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội xây dựng, tổ chức được trên 10.400 điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước; quản lý trên 168.600 tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Nhờ sự hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động, nguồn vốn tín dụng chính sách tăng trưởng vượt bậc, ổn định qua các năm; tính đến 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 298.000 tỷ đồng, tăng gấp 41,9 lần so với năm 2002.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay trên 830.000 tỷ đồng; hỗ trợ 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động; hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 729.000 căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; gần 2.000 doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất... Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội của đất nước với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17% (năm 2001) xuống còn 2,23% (năm 2021).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ thời gian qua. Để tiếp tục triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng CSXH tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý; Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý, giám sát nguồn vốn vay, không để cho vay sai đối tượng, sai mục đích; tiếp tục củng cố, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số... Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp Nhân dân; phối hợp với Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả việc cho vay vốn chính sách xã hội.
Nguyễn Tới

Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ

Sáng ngày 29/12/2022, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các đồng chí: Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đồng chủ trì hội nghị.

truc tuyen.JPG


Dự hội nghị tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng các thành viên Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội thị xã; Giám đốc, Phó Giám đốc và Tổ trưởng nghiệp vụ thuộc Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Bỉm Sơn.

Theo báo cáo tại Hội nghị, qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật; huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn lớn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng; vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... NHCSXH Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội xây dựng, tổ chức được trên 10.400 điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước; quản lý trên 168.600 tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Nhờ sự hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động, nguồn vốn tín dụng chính sách tăng trưởng vượt bậc, ổn định qua các năm; tính đến 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 298.000 tỷ đồng, tăng gấp 41,9 lần so với năm 2002.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay trên 830.000 tỷ đồng; hỗ trợ 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động; hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 729.000 căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; gần 2.000 doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất... Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội của đất nước với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17% (năm 2001) xuống còn 2,23% (năm 2021).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ thời gian qua. Để tiếp tục triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng CSXH tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý; Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý, giám sát nguồn vốn vay, không để cho vay sai đối tượng, sai mục đích; tiếp tục củng cố, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số... Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp Nhân dân; phối hợp với Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả việc cho vay vốn chính sách xã hội.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC