Truy cập

Hôm nay:
1919
Hôm qua:
12251
Tuần này:
90505
Tháng này:
90505
Tất cả:
6864993

Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Sáng ngày 03/3/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới. Đồng chí Mai Xuân Liêm- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

PCCC.JPG


Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến, Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Trịnh Quốc Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng các đồng chí lãnh đạo Công an thị xã; các thành viên Ban chỉ đạo công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất Thị xã; Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội Thị xã; Chủ tịch UBND, Trưởng Công an phường, xã.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh đã trình bày những nội dung cơ bản của Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 18/KH-BCA ngày 14/1/2023 của Bộ Công an; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh “Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới”. Theo đó, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn hiện nay là nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cấp bách phải có tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, nòng cốt là các lực lượng chuyên trách trong công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ (CNCH) và đòi hỏi ý thức rất cao của người dân đối với công tác này. Công tác PCCC và CNCHphải quán triệt quan điểm: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là“xây”, chữa là“chống”, lấy phòng là“cơ bản - chiến lược - lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy với phương châm:Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xínghiệp, doanh nghiệp an toàn - Từng khu phốan toàn - Từng xã, phường, thị trấn an toàn. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong“thời điểm vàng”5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm:Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân. Mục tiêu đối với công tác PCCC và CNCH: Phải ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Đềcao hơn ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn của người dân trong PCCC và CNCH….

Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng thông tin khái quát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra tại Kế hoạch số 05 của UBND tỉnh để đạt mục tiêu phấn đấu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có: 100% hộ gia đình nhà để ở, hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC và mỗi hộ gia đình nhà để ở, hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có ít nhất 1 người được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; 100% người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC; Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ít nhất 20% dân số tại địa phương cài đặt và sử dụng ứng dụng “báo cháy 114” và quan tâm tài khoản “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH” trên mạng xã hội Zalo…

Sau khi nghe ý kiến của các ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đề nghị các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn bám sát và tập trung triển khai, quán triệt Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Bộ Công an, UBND tỉnh, Công an tỉnh về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Trong đó, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC sâu rộng, với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; Tăng cường phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng an toàn PCCC, CNCH, thoát nạn cho người dân. Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH tại các sở, ban, ngành, địa phương; định kỳ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có sự phối hợp hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm; có biện pháp đôn đốc, yêu cầu khắc phục sơ hở, thiếu sót về PCCC; làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vi phạm và những người có liên quan.
Nguyễn Tới

Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Sáng ngày 03/3/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới. Đồng chí Mai Xuân Liêm- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

PCCC.JPG


Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến, Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Trịnh Quốc Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã cùng các đồng chí lãnh đạo Công an thị xã; các thành viên Ban chỉ đạo công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất Thị xã; Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội Thị xã; Chủ tịch UBND, Trưởng Công an phường, xã.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh đã trình bày những nội dung cơ bản của Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 18/KH-BCA ngày 14/1/2023 của Bộ Công an; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh “Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới”. Theo đó, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn hiện nay là nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cấp bách phải có tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, nòng cốt là các lực lượng chuyên trách trong công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ (CNCH) và đòi hỏi ý thức rất cao của người dân đối với công tác này. Công tác PCCC và CNCHphải quán triệt quan điểm: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là“xây”, chữa là“chống”, lấy phòng là“cơ bản - chiến lược - lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy với phương châm:Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xínghiệp, doanh nghiệp an toàn - Từng khu phốan toàn - Từng xã, phường, thị trấn an toàn. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong“thời điểm vàng”5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm:Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân. Mục tiêu đối với công tác PCCC và CNCH: Phải ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Đềcao hơn ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn của người dân trong PCCC và CNCH….

Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng thông tin khái quát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra tại Kế hoạch số 05 của UBND tỉnh để đạt mục tiêu phấn đấu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có: 100% hộ gia đình nhà để ở, hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC và mỗi hộ gia đình nhà để ở, hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có ít nhất 1 người được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; 100% người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC; Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ít nhất 20% dân số tại địa phương cài đặt và sử dụng ứng dụng “báo cháy 114” và quan tâm tài khoản “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH” trên mạng xã hội Zalo…

Sau khi nghe ý kiến của các ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đề nghị các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn bám sát và tập trung triển khai, quán triệt Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch của Bộ Công an, UBND tỉnh, Công an tỉnh về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Trong đó, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC sâu rộng, với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; Tăng cường phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng an toàn PCCC, CNCH, thoát nạn cho người dân. Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH tại các sở, ban, ngành, địa phương; định kỳ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có sự phối hợp hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm; có biện pháp đôn đốc, yêu cầu khắc phục sơ hở, thiếu sót về PCCC; làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vi phạm và những người có liên quan.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC