Truy cập

Hôm nay:
7170
Hôm qua:
12834
Tuần này:
7170
Tháng này:
108590
Tất cả:
6883078

Hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Bão lụt là hiện tượng thời tiết ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.Sau bão lụt, thường xuyên xảy ra các loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn… mà nguyên nhân chính là do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Để thực hiện hiệu quả công tác xử lý ô nhiễm môi trường trước, trong và sau thiên tai, UBND Thị xã đã có hướng dẫn về việc xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Theo đó để ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra thiên tai, UBND các xã phường cần hướng dẫn cho cộng đồng dân cư xử lý nước ăn uống. Trong trường hợp không dự trữ được nước sạch hoặc nước mưa để dùng phải xử lý thật tốt nước ngập lụt để ăn uống theo quy trình 3 bước, gồm: Bước 1 - Lấy nước ra thùng; bước 2 – Làm trong nước bằng phèn chua với liều lượng là 1g phèn chua cho 20 lít nước, chờ 30 phút cho cặn lắng xuống đáy, rồi gạn lấy nước trong để dùng; bước 3 – Khử trùng bằng Cloramin B dạng viên có hàm lượng 0,25g, mỗi viên dùng để khử trùng cho 25 lít nước, nước sau khi được sử trùng phải đun sôi mới được sử dụng. Cùng với xử lý nước ăn uống, người dân cần dựng các hố tiêu tạm trên các khu đất cao, cách xa nhà ở, xa nguồn nước. Trường hợp các khu đất đều ngập thì có thể dùng thùng, chậu, rổ, thúng, lót nilon; trong đó đổ tro, trấu để chứa tạm phân, đặt ở nơi cao ráo, sau khi nước rút đem đi chôn ngay. Việc xử lý phân rác, xác động vật sau thiên tai phải được thực hiện ngay khi nước rút. Người dân cần làm vệ sinh nhà cửa, khơi thông cống rãnh, lấp vùng trũng nước đọng, tổ chức lực lượng thu gom rác, đào hố chôn lấp hoặc vận chuyển đến bãi rác tập trung của khu vực. Xác động vật chết phải được tập trung về một chỗ và tiến hành chôn chung trong phạm vi từng khu dân cư. Vị trí chôn cách xa nguồn nước.Nơi có động vật chết phải được khử trùng bằng vôi bột hoặc Cloramin B.

Để chủ động phòng chống dịch Covid 19 sau thiên tai, người dân cần quét dọn, vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm; khơi thông cống rãnh, quét dọn, thu gom phân, rác mang đi xử lý theo quy định của địa phương; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn đã bị nhiễm khuẩn. Đối với gia đình có bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi vệ sinh.Ngoài ra cần hạn chế người ra vào những nơi đang có dịch.

Đối với phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi chú ý quét dọn, vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và khu vực xung quanh.

Hà Nghĩa

Hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Bão lụt là hiện tượng thời tiết ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.Sau bão lụt, thường xuyên xảy ra các loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn… mà nguyên nhân chính là do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Để thực hiện hiệu quả công tác xử lý ô nhiễm môi trường trước, trong và sau thiên tai, UBND Thị xã đã có hướng dẫn về việc xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.

Theo đó để ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra thiên tai, UBND các xã phường cần hướng dẫn cho cộng đồng dân cư xử lý nước ăn uống. Trong trường hợp không dự trữ được nước sạch hoặc nước mưa để dùng phải xử lý thật tốt nước ngập lụt để ăn uống theo quy trình 3 bước, gồm: Bước 1 - Lấy nước ra thùng; bước 2 – Làm trong nước bằng phèn chua với liều lượng là 1g phèn chua cho 20 lít nước, chờ 30 phút cho cặn lắng xuống đáy, rồi gạn lấy nước trong để dùng; bước 3 – Khử trùng bằng Cloramin B dạng viên có hàm lượng 0,25g, mỗi viên dùng để khử trùng cho 25 lít nước, nước sau khi được sử trùng phải đun sôi mới được sử dụng. Cùng với xử lý nước ăn uống, người dân cần dựng các hố tiêu tạm trên các khu đất cao, cách xa nhà ở, xa nguồn nước. Trường hợp các khu đất đều ngập thì có thể dùng thùng, chậu, rổ, thúng, lót nilon; trong đó đổ tro, trấu để chứa tạm phân, đặt ở nơi cao ráo, sau khi nước rút đem đi chôn ngay. Việc xử lý phân rác, xác động vật sau thiên tai phải được thực hiện ngay khi nước rút. Người dân cần làm vệ sinh nhà cửa, khơi thông cống rãnh, lấp vùng trũng nước đọng, tổ chức lực lượng thu gom rác, đào hố chôn lấp hoặc vận chuyển đến bãi rác tập trung của khu vực. Xác động vật chết phải được tập trung về một chỗ và tiến hành chôn chung trong phạm vi từng khu dân cư. Vị trí chôn cách xa nguồn nước.Nơi có động vật chết phải được khử trùng bằng vôi bột hoặc Cloramin B.

Để chủ động phòng chống dịch Covid 19 sau thiên tai, người dân cần quét dọn, vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm; khơi thông cống rãnh, quét dọn, thu gom phân, rác mang đi xử lý theo quy định của địa phương; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn đã bị nhiễm khuẩn. Đối với gia đình có bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi vệ sinh.Ngoài ra cần hạn chế người ra vào những nơi đang có dịch.

Đối với phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi chú ý quét dọn, vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và khu vực xung quanh.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC